Nhân dịp xuân Kỷ Sửu, tôi xin chân thành gởi đến gia đình Trang chủ người
Xóm Rượu, các anh chị có mặt trên trang ninh-hoa.com, các anh chị đồng
hương Ninh Hòa cùng các bạn học thân thương nhất của tôi năm mới được mọi
điều tốt lành, dồi dào sức khỏe và được vạn sự Như Ý. Nhân đây tôi xin
giới thiệu đến các anh chị và các bạn đường về một miền quê sông nước hữu
tình mà đã có lần tôi đặt chân đến. Đó là Đồng Bằng Tây Nam Bộ.
Từ dốc cầu Kênh Tẻ thuộc quận bảy
thành phố Sài Gòn. Chúng ta hướng thẳng trên Đại lộ Nguyễn Văn Linh là con
đường trọng điểm của khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, nếu ta rẽ phải xuôi theo
những tàn cây xanh, ta sẽ nhìn thấy nhiều con đường thẳng tấp được chia
làm hai hàng song song nhau mà hai bên đường là những toà nhà được xây và
qui hoạch theo cùng kiểu cùng tông. sang trọng và ngăn nắp. Hai bên đường
là những đầm sen cuối mùa, tuy chỉ còn vài búp rải rác nhưng vẫn còn tỏa
ra mùi dìu dịu hương thơm. Đi hết Đại lộ Nguyễn văn Linh, nếu ta rẽ trái
sẽ về miền Tây nếu rẽ phải là vòng ngược về thành phố. Đến khu vực quận
Bình Chánh có dấu cột mốc qua cầu Bến Lức, ta sẽ về tới Long An. Ở đây có
rất nhiều con đường rẽ về nhiều ngã Long An - Mộc Hóa –Tây Ninh - Đồng
Tháp Mười nhưng nếu ta muốn về miền Tây sông nước thì ta cứ theo dòng mà
đi thẳng.

Ở hai bên đường, hàng quán mọc san
sát bên nhau, thi nhau mời mọc từng đặc sản cũa mỗi địa phương Nào là rượu
Gò Đen đậm đà nổi tiếng. Thơm, Khóm ở Long An ngọt lịm, tươi vàng như mật
ong.

Khi xe chạy đến thị xã Tân An có một
ngã tư nhỏ với vòng xoay trồng nhiều hoa nằm khiêm tốn, với xe gắn máy thì
ta đi thẳng, nhưng các xe từ bốn bánh trở lên, ta phải theo vòng xoay rẽ
phải (đó là theo lịch trình qui định để tránh khỏi tình trạng ùn tắc giao
thông). Con đường như rẽ theo hai hướng hoàn toàn khác nhau, nhưng chỉ 15
phút ngồi xe, chúng ta lại thấy chúng nhập thành một đi sâu vào địa phận
Long An. Tứ đó ta cứ xuôi dòng, càng đi xa thành phố các con sông hiện ra
như đông hơn, chằng chịt hơn, kéo theo nhiều cây cầu nối liền.

Qua hết Long An, ta về với Tiền Giang,
nơi đây là quê hương sản vật của cây trái miền nhiệt đới Ở đây có vú sửa
Vĩnh Kim, Sầu riêng - Măng cụt –Ca
cao. Đón chào quí khách là sự hiện
diện của các loại Dưa. Dưa lưới – Dưa hoàng kim –Dưa hấu – Dưa gang. Ở hai
bên đường nếu vào dịp Tết, ta sẽ thấy rõ hơn nét náo nhiệt của nó vì nơi
đây là một trong những đầu mối cung cấp Dưa hấu cho các chợ từ Nam chí
Bắc.Trong mùa những trái Dưa hấu ngon ngọt theo xe Tải ngược, xuôi làm quà
Tết để nhớ đến quê hương thêm đậm đà. Bên cạnh đó nếu vào vụ Bưởi - vụ Cam
những sạp Dưa cũng chưng thêm những quả Cam - Bưởi xanh rờn – tròn trĩnh
và đặc biệt là người dân buôn bán nơi đây rất hiếu khách nên giá cả rất
mềm, vì vậy rất hợp với túi tiền của dân địa phương và cho cả khách phương
xa.

Về đến ngã ba Trung Lương của Tiền
Giang, đánh dấu bởi một vòng xoay có trồng nhiều hoa xen lẫn cỏ xanh, đi
thẳng ta tới thành phố Mỹ Tho, Đến đây ta phải ghé vào quán để thưởng thức
món ăn đặc sản vùng này đó là Hủ Tiếu Mỹ Tho, đảm bảo với quí khách là :
Ăn một lần sẽ ghé lại lần hai. Từ Mỹ Tho ta phải qua phà Rạch Miễu và đén
với Bến Tre Bến Tre là quê hương của Đạo dừa vì vậy các Cồn Phụng - Cồn
Thái Sơn lúc nào cũng thơm phức mùi kẹo Dừa.

Chúng ta phải “ủng hộ “ nơi
đây với những túi kẹo dừa để về làm quà cho gia đình. Rời khỏi Bến Tre,
nếu rẽ phải là ta vào trại rắn Đồng Tâm và xe lại xuôi theo miền sông nước
để đi thẳng về với Vĩnh Long.Xe chạy đến đây ta sẽ thấy hai bên đường cây
xanh xen lẫn nhà dân thấp thoáng, thể hiện cho ta thấy một vùng nửa Tỉnh
nửa Quê, hàng quán cũng san sát, mời mọc khách nghỉ ngơi, mua sắm,..

Qua Cai Lậy - Cái Bè – An Hữu, nơi
đây không biết bao nhiêu cây cầu đã in dấu vệt xe, không biết bao nhiêu
nhánh sông đã in bóng để đưa ta vể với Mỹ Thuận Mỹ Thuận ngày xưa là bến
Phà rẽ từ An Hữu qua Sa Đéc -Đồng Tháp cũng con đường này ta có thể đi tắt
về Cao Lãnh - Đồng Tháp qua cầu Mỹ Thuận hướng thẳng sẽ chào đón ta về với
Vĩnh Long. Dưới chân cầu là trạm thu phí xe, xe đạp và xe Hon da thì được
miễn phí, còn xe hơi thì sau khi đóng lệ phí xong là có dịp để lao vun vút
lên cầu để đón gió, đón nắng,đón màu phù sa đang cuồn cuộn dưới dòng sông
Cửu Long, mà khách viễn phương đến đây cho rằng nó không đẹp, không
trong.nhưng những người dân ở đây họ phải luôn nghiêng mình cám ơn điều đó
vì chính nhờ có con sông này và màu phù sa ấy đã tô điểm cho những thảm cỏ
xanh nơi đây một màu xanh bạt ngàn, cho người dân miệt vườn lam lũ nụ cười
mãn nguyện trong những mùa bội thu.

Đứng bên này dốc cầu ta sẽ thấy nó rẽ
ra làm hai hướng,bên.phải là về Sa Đéc - Đồng Tháp rồi đến Châu Đốc An
Giang – Sóc Trăng Nơi đây ta sẽ được thưởng thức biết bao câu hò với điệu
lâm thôn của bà con dân tộc. rồi rẽ trái ta lại về với Vĩnh Long có gạo
trắng nước trong - Trà Vinh có ao bà Om cổ kính.Ngày xưa, Vĩnh Long nhộn
nhịp nhất ở phường 2 đường Nguyễn Huệ.ngày nay Vĩnh Long sáng đèn với
đường Phạm Thái Bường nơi có các trường học nổi tiếng,nếu ta qua dốc cầu
thì nơi đó là sự hiện diện của các ngân hàng, bên cạnh là trường mầm non
nổi tiếng do các Ma soeur giảng dạy, nơi đây đã có biết bao học trò đã lớn
lên và thành tài.
Rời khỏi trung tâm thành phố, ta sẽ
đi đến bến phà Đình Khao ( mà người dân ở đây còn gọi là phà Bắc cổ Chiên
) bắt qua sông Cửu Long để về với miệt vườn cây ăn trái. Vĩnh Long có hai
cù lao. cù lao An Bình và cù lao Bình Hòa Phước, ở cù lao thì hầu như nhà
nào cũng thế, sau là vườn trước là sông. Ở đây vườn cây rất rộng, vì vậy
người dân có thể tự hình thành nên các vườn cây sinh thái, mục đích là đón
chào các du khách phương xa. Với thảm vật và đất đai sẳn có, họ chỉ cần
đầu tư một chút để cũng cố lại ngăn nắp hơn, tươm tất hơn, họ chỉ cần đào
thêm vài cái ao nhỏ hay vét lại các ao cũ được tròn trỉnh hơn, vuông vắn
hơn, rồi họ thả hoa sen hay trồng hoa súng, thả cá..Những giò Lan được vắt
lên trên nhánh nhãn, nhánh chôm chôm, thế là họ có được một vườn cây sinh
thái. Rồi họ lập nên những câu lạc bộ Đờn Ca tài Tử, cùng nhau đờn ca hát
xướng, mục đích là để duy trì nét truyền thống dân tộc và cũng để khoe nét
đẹp tinh thần của mình với bạn bè cả nước Ở đây họ rất tự nhiên, giản dị,
gần gũi dễ gây cảm tình để khoe những bản sắc đậm đà tình quê hương. Ở nhà
vườn đâu đâu cũng gắn liền hình ảnh vườn cây ao cá. họ rất mến khách nên
cá ở đây không nuôi để bán mà chỉ để ăn hay tiếp đãi bạn bè.

Nếu chúng ta được đến đây, miền Tây
Nam Bộ sông nước này, thì đâu đâu cũng thấy canh chua, cá kho tộ, cá Điêu
Hồng, cá Tai Tượng chiên xù cuốn bánh tráng, gà luộc xé phay. Ở đây hầu
như không có sự phân định rõ rệt, nhưng chắc chắn một điều là chúng ta sẽ
bị lôi cuốn và lưu luyến bởi phong cảnh hữu tình, vườn cây xanh mát và đặc
biệt là lòng mến khách, sự chân chất mộc mạc của người bản xứ.

Lương
Lệ Bích
San
Xuân Kỷ Sữu
2009
Xuân Kỷ Sữu
2009

No comments:
Post a Comment