Friday, December 27, 2013

XEM PHIM BỘ HÀN QUỐC

PHIM BỘ HÀN QUỐC

Click vào phim nào coi phim nấy, quý bà nhớ để bên mình cuộn giấy để lau nước mắt khi cần thương cãm nhân vật trong phim.

(2010)
A
ÁNH SÁNG CUỘC ĐỜI
B
C
D
Đ
EF
G
H
I
I LOVE LEE TAE RI (2012)
J
K
L
M
N
NHÂN VIÊN MỚI/SUPER ROOKIE-NEW EMPLOYEE (2005)
O
P
Q
R
S
T
TWINKLE (MBD) USLT (2012)
THANH XUÂN
U

Saturday, December 21, 2013

12 SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ NỔI BẬT TRONG 20 NĂM QUA

iPhone, iPad, hệ điều hành Windows, Android, mạng xã hội Facebook, Twitter... là những sản phẩm có sức ảnh hưởng không chỉ đến làng công nghệ mà còn tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày.
Danh sách 12 sản phẩm công nghệ nổi bật trong 20 năm qua được cây bút Walt Mossberg của tờ The Wall Street Journal đưa ra sau 22 năm làm việc với vai trò đánh giá sản phẩm.
Trong danh sách này, ông đề cao giá trị sản phẩm mang lại giúp thay đổi cuộc sống con người trước khi ảnh hưởng đến làng công nghệ. Ông cũng nói thêm, sẽ có nhiều độc giả phàn nàn về việc Apple có quá nhiều sản phẩm trong danh sách này nhưng theo ông, đây đều là các sản phẩm đột phá. Không có công ty nào đạt được bước tiến vượt bậc hơn Apple trong thập kỷ qua.
1. Newton MessagePad (1993)
Mặc dù là sản phẩm bị lãng quên nhưng thiết bị của Apple không thành công bởi nó đi trước thời đại rất nhiều.
Apple-Newton-IMG-0454-cropped-6690-13875
Newton MesagePad
Thiết bị sử dụng màn hình cảm ứng và bút cho phép nhập liệu, nhận dạng cả chữ viết tay. Ngoài ra một số tính năng vốn không được đánh giá cao tại thời điểm đó nhưng giờ lại phổ biến như việc viết nguệch ngoạc “ăn trưa với Linda Jones vào thứ năm” và máy sẽ tạo một mục lịch vào đúng thời điểm và đúng người.
2. Netscape Navigator (1994)
Netscape Navigator từng là ông vua trình duyệt khi thâu tóm tới 90% thị phần trước khi bị gã khổng lồ phần mềm Microsoft vượt qua.
130207-01-NetscapeNavigator-b-6079-13875
Trình duyệt web Netscape Navigator.
Mặc dù đã chính thức ngừng phát triển và thị phần tính đến năm 2007 chỉ khoảng 0,6% nhưng trình duyệt này đã ảnh hưởng tới hàng triệu người. Mỗi khi truy cập vào trang web, người dùng đang nhìn thấy một phần di sản của Netscape.
3. Windows 95 (1995)
Nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của người dùng, hệ điều hành Windows 95 của Microsoft củng cố giao diện đồ họa và sử dụng chuột để điều khiển máy tính.
windows-95-2017-1387536621.jpg
Hệ điều hành Microsoft Windows 95.
Cho đến nay, những ưu việt của hệ điều hành gần 10 năm tuổi vẫn hiện hữu trên những phiên bản Windows sau này như nút Start, thanh taskbar, giao diện đồ họa tương tác. So với hệ điều hành Macintosh của Apple tại thời điểm đó, Windows 95 là một bước phát triển đáng kể.
4. Palm Pilot (1997)
4-palm-pilot-1997-8724-1387536621.jpg
Palm Pilot.
Là thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân (PDA) đầu tiên gặt hái được thành công, Palm Pilot cũng được coi là  thiết bị mở đầu cho dòng điện thoại thông minh. Ngoài ra, Palm Pilot còn thu hút được các bên thứ ba xây dựng nên thư viện ứng dụng, báo hiệu xu hướng thiết lập kho ứng dụng khổng lồ hiện nay.
5. Google tìm kiếm (1998)
5-google-search-2298-1387536622.jpg
Giao diện tìm kiếm của Google thời khai sinh.
Khi Walt Mossberg sử dụng Google, dịch vụ tìm kiếm này nhanh hơn và chính xác hơn so với các công cụ tìm kiếm trước đó. Không thể không nhắc đến tầm quan trọng của Google cho đến nay nhưng trên hết dịch vụ tìm kiếm của hãng đã thúc đẩy toàn bộ các trang web.
6. iPod (2001)
6-ipod-2001-4135-1387536622.jpg
iPod thế hệ đầu tiên.
iPod của Apple là máy nghe nhạc kỹ thuật số đầu tiên có thể lưu trữ đến 1.000 bài hát trong kích thước nhỏ gọn như những lá bài. Không chỉ là thiết bị nghe nhạc, iPod còn giúp Apple phát triển iTunes với kho nhạc số khổng lồ, đặc biệt thành công và phổ biến cho đến tận ngày nay.

7. Facebook (2004)
Cũng giống như trình duyệt web Netscape mở ra những trang web, Facebook đã tạo nên môi trường mạng xã hội trên thế giới Internet.
Facebook-2004.jpg
Giao diện mạng xã hội Facebook thời điểm ban đầu.
Trước Facebook đã có không ít mạng xã hội tuy nhiên Facebook lại thành công hơn cả. Một nơi người dùng có thể chia sẻ hình ảnh, tâm tư tình cảm, kết nối mọi người, trò chuyện dù ở bất kỳ nơi đâu. Con số hơn 1 tỷ người sử dụng Facebook đã cho thấy tầm ảnh hưởng của mạng xã hội này không chỉ đến Internet mà còn lan tỏa vào cuộc sống thường ngày.
8. Twitter (2006)
Được xem là đối thủ của Facebook, Twitter thực sự là phần còn lại mà Facebook còn thiếu. Twitter được xây dựng như một hệ thống tin nhắn nhanh toàn cầu.
twitter-2006.jpg
Giao diện Twitter.
Với việc giới hạn ở 140 ký tự, Twitter khá gần gũi với tin nhắn SMS dùng để lan truyền nhanh chóng trong phạm vi nhóm bạn hoặc những người quan tâm. Cùng với Facebook, Twitter đang có sức ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện nay.
Không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của chiếc điện thoại với biểu tượng “trái táo” đến sự phát triển chung của làng di động. Apple iPhone đã mở ra trang mới cho những thiết bị cầm tay.
iphone-2g.jpg
Chiếc iPhone thế hệ đầu tiên.
iPhone thế hệ đầu tiên giống như chiếc iPod với kết nối Internet và mạng di động tích hợp bên trong một thân hình nhỏ gọn. Cuộc cách mạng giao diện người dùng, cách con người thao tác với màn hình cảm ứng đa điểm mà Apple áp dụng đã dần thay thế giao diện người dùng trên nhiều thiết bị trước đây.
Một năm sau khi phát hành, Apple đã giới thiệu kho ứng dụng trực tuyến App Store cho phép các nhà phát triển bên thứ ba có thể đăng tải và bán các chương trình, ứng dụng cho điện thoại. Hiện tại App Store đã vượt mốc một triệu ứng dụng với hơn 60 tỷ lượt tải và mang về hơn 13 tỷ USD cho các nhà phát triển.
Google đã nhanh chóng nhảy vào thị trường di động khi cho ra đời hệ điều hành Android của riêng mình. Với chính sách mã nguồn mở, Android nhanh chóng phổ biến trên các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng cùng giao diện cảm ứng đa điểm.
t-mobile-g1-black.jpg
Google G1, thiết bị đầu tiên chạy nền tảng Android.
Vượt qua Symbian vào quý IV/2010, Android trở thành nền tảng điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới nhờ khả năng tương tích cao, không nặng nề, phù hợp với cả những thiết bị giá rẻ. Tính đến quý III/2012, Android chiếm khoảng 75% thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới với 500 triệu thiết bị đã kích hoạt và 1,3 triệu lượt kích hoạt mỗi ngày. Hiện nay, Android không chỉ giới hạn ở điện thoại, máy tính bảng mà đã xâm nhập vào các thiết bị khác như máy chơi game, đồng hồ, xe hơi…
Người xem sẽ không thể quên được hình ảnh cố CEO của Apple, ông Steve Jobs lấy chiếc máy tính siêu mỏng nhẹ MacBook Air ra từ chiếc phong bì. Chiếc laptop này dày chưa đến 2 cm và điểm mỏng nhất chưa đến 0,5 cm.
yua1371809464.jpg
MacBook Air mở ra xu hướng máy tính xách tay siêu mỏng nhẹ.
MacBook Air là một trong những thiết  bị đầu tiên không dùng đĩa cứng HDD mà ưu tiên sử dụng ổ cứng thể rắn SSD. Hiện nay, MacBook Air có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu, từ những văn phòng làm việc, công sở đến những quán cà phê. MacBook Air cũng là sản phẩm thúc đẩy các thiết bị ultrabook chạy hệ điều hành Windows phát triển. Có nhiều cạnh tranh nhưng MacBook Air vẫn là một thiết bị mỏng nhẹ, thời trang và được nhiều người tin dùng.
12. iPad (2010)
Tìm thấy khoảng trống giữa laptop và smartphone, Apple đã lấp đầy bằng một thiết bị mang tính đột phá đó là chiếc máy tính bảng iPad. Sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu duyệt web, chia sẻ hình ảnh, chơi game, đọc sách trên một màn hình lớn nhưng gọn nhẹ.
apple-ipad-1.jpg
iPad thế hệ đầu tiên.
Cũng giống như những sản phẩm thành công khác, Apple iPad luôn được chào đón nồng nhiệt và tạo nên xu hướng cho các sản phẩm khác. Kho ứng dụng dành riêng cho iPad phát triển mạnh mẽ, hiện tại đã vượt mức 500.000 ứng dụng, nhiều hơn bất kỳ máy tính bảng khác.

Thông tin thêm về Walt Mossberg

Walt Mossberg sinh năm 1947 là nhà báo người Mỹ. Ông làm việc cho The Wall Street Journal từ năm 1970 và hiện giữ vai trò biên tập viên, phóng viên công nghệ, trước đó là chuyên mục quốc tế và đối ngoại.
walt-mossberg-583x437.jpg
Walt Mossgerg. Ảnh: The Richest.
Tốt nghiệp chính trị tại đại học Brandeis năm 1996, Walt Mossgerg hoàn thành văn bằng báo chí tại đại học Columbia một năm sau đó.
Năm 1999, Walt Mossberg là người duy nhất nhận giải thưởng Loeb cho Bình luận của cây viết công nghệ. Hai năm sau, ông nhận giải thưởng Công nghệ thế giới về truyền thông và báo chí. Đại học Rhode Island đã trao bằng tiến sỹ danh dự ngành Luật cho ông.
Tên tuổi của Walt Mossgerg có ảnh hưởng rất lớn đến công nghệ thông tin. Tạp chí Newsweek gọi ông là "trọng tài công nghệ" hay "nhà vô địch công nghệ". Ngoài ra, tạp chí Brill cũng ngợi ca ông là một trong 25 người có ảnh hưởng nhất giới truyền thông Mỹ hay tạp chí Times gọi ông là "nhà báo công nghệ có ảnh hưởng nhất".
Tài sản của Walt Mossberg tính đến năm 2012 vào khoảng 170 triệu USD. Hằng năm, nhuận bút ông nhận từ The Wall Street Journal khoảng 1 triệu USD và được coi là nhà báo có nhuận bút cao nhất tại đây.
Tháng 9/2013, Dow Jones & Co cho biết Walt Mossberg sẽ rời khỏi The Wall Street Journal vào cuối năm. Ông cho biết mình sẽ không nghỉ hưu mà vẫn tiếp tục gửi đến độc giả những đánh giá công nghệ mới.

Đình Nam