Thursday, July 26, 2012

HỌC GIẢ TRUNG QUỐC BÁC BỎ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ

Lý Lệnh Hoa, một nhà nghiên cứu lâu năm về biển và luật biển, thẳng thắn chia sẻ quan điểm phản đối "đường lưỡi bò", và nói rằng Trung Quốc cần tuân thủ luật pháp quốc tế tại Biển Đông.

Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa, 66 tuổi, cựu nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu Hải dương Quốc gia Trung Quốc . Ảnh: Blog.sina    
Học giả Lý Lệnh Hoa (Li Linghua), nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu Hải dương Quốc gia Trung Quốc, là người có nhiều năm nghiên cứu và có nhiều bài phân tích về vấn đề biển và luật biển trên các báo và tạp chí lớn của Trung Quốc. Ông có nhiều bài phát biểu thẳng thắn phê phán những quan điểm sai trái về vấn đề Biển Đông, bác bỏ cái gọi là “Đường biên giới 9 đoạn” (còn gọi là “đường lưỡi bò”), chủ trương giải quyết những tranh chấp theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và luật pháp quốc tế.
Học giả Lý Lệnh Hoa từng công bố bài báo "Xung quanh vấn đề 'đường lưỡi bò' và quy định về biên giới trên biển quốc tế" trên báo Tin tức Ngư nghiệp của Trung Quốc tháng 12/2005. Theo những nghiên cứu của ông, chứng cứ lịch sử của Trung Quốc tại vùng biển Nam Hải (Biển Đông) không rõ ràng, thiếu căn cứ và không có tính thuyết phục.
Ông Lý cho rằng vẽ ranh giới như vậy không chỉ trùng lặp với vùng đặc quyền 200 hải lý của các quốc gia như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, mà thậm chí còn bao gồm luôn cả vùng biển Kepulauan Natuna của Indonesia. Trong bối cảnh tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ngày một nóng, Trung Quốc không nên lẩn tránh và cũng không thể lẩn tránh câu hỏi của quốc tế về tính hợp pháp của "đường lưỡi bò", ông Lý viết.
Đường lưỡi bò trên bản đồ do Trung Quốc tự vẽ. Đồ họa: Economist
Ông cũng có bài viết "Lập hàng rào rõ, để có quan hệ tốt với láng giềng" đăng trên Thời báo Hoàn cầu tháng 6/2011, cho rằng việc coi "đường lưỡi bò" do chính quyền Trung Hoa dân quốc vẽ ra năm 1947 là ranh giới phân định vùng biển của Trung Quốc là quan điểm thủ cựu và nhận thức sai lầm. Chủ trương đơn phương này không thể phát huy tác dụng trong việc giải quyết các vấn đề trên biển Nam Hải.
Thay vào đó, ông đề xuất nên căn cứ vào vùng đất liền hoặc những đảo lớn và từ đó khai thác vùng biển trong phạm vi 200 hải lý theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Như vậy sẽ tránh được việc phải phân định ngay chủ quyền trên các đảo nhỏ, để biến chính sách "gác tranh chấp, cùng khai thác" của Trung Quốc thành hiện thực.
Ông cũng nhắc lại quan điểm của mình trong cuộc hội thảo với các học giả uy tín khác của Trung Quốc, do Viện nghiên cứu Thiên Tắc tổ chức ngày 14/6 vừa qua. Ông một lần nữa khẳng định trước hội thảo rằng "đường lưỡi bò" là không hề có căn cứ, là do Trung Quốc tự vẽ ra năm 1947 và không được các quốc gia khác công nhận.
Trong khi đó, Công ước về Luật biển quy định mỗi quốc gia ven biển đều có thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý rộng lớn, nhằm tạo công bằng cho các nước cũng như thuận lợi cho việc khai thác tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển và nghiên cứu khoa học. Học giả Lý Lệnh Hoa khẳng định đây là cơ chế hữu hiệu để giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, Trung Quốc đã ký kết tham gia Công ước thì cần chấp hành quy định của Công ước, giữ chữ tín với thế giới.
Trên trang cá nhân của nghiên cứu viên đã nghỉ hưu này, ông đăng bài viết "Không nên có những quan điểm lỗi thời về 'đường 9 đoạn' ở Nam Hải", và bài "Các học giả cần thay đổi căn bản nhận thức về vấn đề Nam Hải" phản đối ý kiến của các chuyên gia của Trung Quốc trong những sách nghiên cứu về lịch sử và hiện trạng Biển Đông.
Trong mục trao đổi với những người theo dõi, để lại lời nhắn (comment) trên trang cá nhân của ông, ông cũng giải thích rõ ràng để mọi người hiểu bản chất của vấn đề. Theo ông, do hình ảnh "đường lưỡi bò" được đưa vào sách giáo khoa nên đã tạo ra suy nghĩ sâu sắc cho nhiều thế hệ người dân Trung Quốc rằng đây là "quốc giới" trong khi nó lại không được thế giới công nhận. Nếu vẫn tiếp tục khẳng định như trên thì căng thẳng tại Nam Hải không bao giờ kết thúc. Ông mong muốn học giả và người dân Trung Quốc có thể tiến cùng thời đại, tìm hiểu sự thực và thay đổi quan niệm chưa đúng đắn của mình.
Vũ Hà

Wednesday, July 25, 2012

EM KỂ GÌ VỚI MẸ

Thiếu niên Đoàn TNCS bị ép đứng đối diện đoàn biểu tình. Về một tấm hình
(Gởi các cô gái đoàn thanh niên CS HCM chặn biểu tình ngày 22-7-2012 tại Hà Nội)

Đêm nay về em kể gì với mẹ?
Sáng hôm nay con đi chặn biểu tình
Theo lịnh Đảng, Đoàn Thanh niên của "Bác"
Mẹ thở dài rồi ngoảnh mặt làm thinh

Trong mâm cơm em khoe gì với bố?
Sáng hôm nay con đi chặn biểu tình
Bố bỏ đũa, miếng cơm còn trong miệng
Rồi đứng lên, ra hiên đứng một mình

Tối hôm nay em kể gì cho bé?
Sáng hôm nay chị đi chặn biểu tình
"Vì sao thế?" em thơ ngơ ngác hỏi
Không trả lời, chị cúi mặt làm thinh

Lần hẹn tới kể gì cho anh nhỉ?
Cuối tuần qua em đi chặn biểu tình
Tay anh nắm bỗng buông ra hờ hững
Cả đoạn đường, hai đứa chỉ làm thinh

Năm học tới em kể gì cho bạn?
Mùa hè qua tao đi chặn biểu tình
Đám bạn bỗng ngước nhìn em xa lạ
Rồi dang ra, bỏ em lại một mình

Đi theo Đảng em được gì em nhỉ?
Thêm cô đơn bởi đi chặn biểu tình
Thêm xấu hổ đứng vào hàng phản quốc
Theo giặc Tàu, nên nhân thế mới khinh

Nhưng em ạ, nhìn hình em cúi mặt,
Tôi thương em, dẫu em chặn biểu tình
Chút tự trọng đã làm em xấu hổ
Nên cúi đầu, em buồn bã làm thinh

Em tôi ơi, màu thanh thiên thánh thiện
Nhớ lần sau đừng đi chặn biểu tình
Đứng nhẹ dạ tin theo lời của quỷ
Mà quay lưng đối mặt với dân mình

Em tôi ơi, giặc Tàu đang xâm lấn!
Xuốnng đường đi, cùng các bạn biểu tình
Siết tay lại cùng toàn dân ngăn giặc
Thoát đêm dài rồi sẽ tới bình minh

Em tôi ơi, quê hương cần em lắm!
Tuổi thanh xuân rường cột của nước nhà
Dùng tri thức để tìm ra lẽ phải
Đừng u mê mà thẹn với Hai Bà!
SD, 23-7-2012

CON NGƯỜI KỲ DIỆU


Những điều kỳ diệu của con người.
image
Cơ thể con người chứa những điều kỳ diệu mà trí tưởng tượng phong phú cũng khó hình dung nổi.
image
Con người được sinh ra với hơn 300 chiếc xương trong cơ thể. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn trưởng thành, cơ thể mỗi chúng ta chỉ còn lại 206 chiếc xương. Điều này xảy ra vì rất nhiều trong số những chiếc xương ban đầu đã hòa nhập với nhau để thành một xương đơn lẻ.
image
25% số xương của một người nằm tập trung trên hai bàn chân.
image
        Cơ thể người có hơn 600 cơ, chiếm 40% trọng lượng toàn cơ thể.

image
Đầu con người vẫn còn nhận thức khoảng 15 - 20 giây sau khi bị đứt lìa khỏi xác.
image
Lá phổi bên phải của con người lớn hơn lá phổi bên trái. Điều này là do, lá phổi bên trái phải nhường chỗ cho trái tim.
image
Lòng bàn tay và lòng bàn chân của bạn không thể bị rám nắng và cũng không thể mọc lông.  Cứ 24 giờ, cơ thể con người lại tiết ra khoảng 0,5 - 1,4 lít nước bọt. Trong suốt cuộc đời của mình, một người trung bình đã sản sinh ra khoảng 37.854 lít nước bọt.Cơ thể của một người trưởng thành cần gần 40kg khí oxy mỗi ngày.Tóc và móng tay người cấu tạo từ cùng một chất: keratin. Trung bình mỗi ngày, chúng ta bị rụng khoảng 40 - 100 sợi tóc.
image
Tính trung bình, một người tóc đỏ có 90.000 sợi tóc, trong khi những người có mái tóc đen sở hữu tới 110.000 sợi tóc. Ngoài ra, những người thông minh có lượng kẽm và đồng nhiều hơn trong tóc của họ.
image
Lý do cho việc tóc chuyển màu muối tiêu khi chúng ta già đi là vì, các tế bào sắc tố trong nang lông,
vốn chịu trách nhiệm sản xuất ra "melanin" tạo màu cho tóc, bắt đầu chết đi.
image
Cứ mỗi cen-ti-mét vuông trên cơ thể người chứa trùng bình 5 triệu vi khuẩn trên đó.
image
Cứ khoảng 27 ngày, con người lại thải bỏ và tái phát triển các tế bào da ở lớp ngoài cùng, và như vậy sẽ có gần 1.000 lớp da mới trong suốt cuộc đời.
image
Cơ thể người có đủ lượng chất béo để sản xuất 7 bánh xà phòng.
image
Nếu bị mù một mắt, một người sẽ chỉ mất đi 1/5 thị lực nhưng mất tất cả khả năng cảm nhận về độ sâu.Trái tim của con người có thể tạo đủ áp lực để phun máu ở khoảng cách xa tới hơn 9 mét.Một người trung bình có khoảng 1,86 mét vuông da với khối lượng 2,7kg.Mỗi con người chúng ta mất khoảng nửa giờ đồng hồ ở tình trạng một tế bào đơn lẻ.Một tế bào máu đơn lẻ mất khoảng 60 giây để thực hiện một chu kỳ di chuyển hoàn chỉnh của cơ thể.
 
image
Tế bào lớn nhất trong cơ thể người là tế bào sinh sản của nữ hay còn gọi là tế bào trứng, có đường kính gần 0,2mm. Trong khi đó, tế bào nhỏ nhất trong cơ thể người là tinh trùng của nam giới. Phải cần tới khoảng 175.000 tinh trùng mới có tổng trọng lượng bằng một tế bào trứng.
image
Trong suốt cuộc đời, một người đàn ông trung bình sẽ dành 3.350 giờ đồng hồ để loại bỏ tổng cộng 8,4 mét râu.47% số người trong chúng ta gặp ác mộng ít nhất mỗi tháng một lần.Hầu hết chúng ta đều có các ký sinh trùng siêu nhỏ, được đặt tên là Demodex sống trong lông mi, móng tay chân và miệng của mình.
image
Khi ho, con người giải phóng ra một luồng khí có tốc độ hơn 96km/h.

Móng tay và móng chân mất khoảng 6 tháng để mọc từ gốc tới đầu ngón tay hoặc ngón chân. Móng tay mọc nhanh nhất ở ngón giữa. Tuy nhiên, ngón tay nhạy cảm nhất trên một bàn tay người lại là ngón trỏ.

Một người sẽ chết vì thiếu ngủ nhanh hơn chết vì đói. Cái chết sẽ tới trong khoảng 10 ngày thiếu ngủ, trong khi con người sẽ chống chịu với cái đói được vài tuần cho tới khi tử thần gõ cửa.


Một người trung bình ngủ thiếp đi trong 7 phút.

Trong cả cuộc đời, một người trung bình đi bộ tổng quãng đường tương đương với 5 vòng xích đạo.


Phụ nữ trưởng thành nhanh hơn nhiều so với nam giới và cũng có chỉ số IQ trung bình cao hơn một chút so với nam giới. Ngoài ra, phụ nữ thường có thính giác tốt hơn so với nam giới.

Đàn ông đổ mồ hôi nhiều hơn 40% so với phụ nữ.
image
Trẻ nhỏ khóc nhưng chúng không tiết ra nước mắt cho tới 1 - 3 tháng sau sinh.Cho mãi đến khi được 6 - 7 tháng tuổi, một đứa trẻ vẫn có thể thở và nuốt cùng một lúc. Điều này là nhiệm vụ bất khả thi đối với một người lớn.
image
Cứ 500 người thì có một người sở hữu một mắt màu xanh và một mắt màu nâu. Những người có đôi mắt màu xanh có khả năng nhìn tốt hơn trong bóng tối.Trung bình, một người dành khoảng 5 năm để ăn trong suốt cuộc đời của mình.Ban ngày, số trẻ nam sinh ra nhiều hơn số trẻ nữ nhưng ban đêm thì ngược lại.
image
Cười làm hạ lượng hoóc môn gây stress và tăng cường hệ thống miễn dịch. Trẻ em cười trung bình 400 lần/ngày trong khi con số này ở người lớn chỉ từ 15 - 100 lần/ngày. Đàn ông cười to hơn, dài hơn và thậm chí thường xuyên hơn so với phụ nữ.Hai trẻ song sinh không bao giờ có vân tay giống hệt nhau.Trong suốt cuộc đời của mình, bạn sẽ tiêu thụ khoảng 27,2 tấn thức ăn, tương đương trọng lượng của 6 con voi.Vào mùa xuân, trẻ em phát triển nhanh hơn so với bất kỳ mùa nào khác trong năm.
image
11% số người trên hành tinh của chúng ta thuận tay trái.Vào độ tuổi 70, 73% đàn ông vẫn còn khả năng quan hệ tình dục.
Các nhà khoa học phát hiện, những người đang nói dối thường có xu hướng nhìn lên trên và sang phía bên trái của họ.Trung bình, phụ nữ nói 7.000 từ mỗi ngày trong khi con số này ở đàn ông chỉ là 2.000.
Bằng cách đi bộ thêm 20 phút mỗi ngày, một người trung bình sẽ đốt cháy được hơn 3kg chất béo trong một năm.
Các nhà xã hội học phát hiện, thực trạng kinh tế càng tồi tệ thì váy của phụ nữ càng dài, và ngược lại, khi nền kinh tế tốt đẹp hơn, váy của các quý bà, quý cô do đó lại ngắn đi.

Mh

Tuesday, July 24, 2012

BÁN ĐẤT BÁN BIỂN CHO TÀU

Lê Khả Phiêu, Trần Đức Lương bán đất và biển cho Tàu với giá 2 tỉ usd
Posted on July 23, 2012 by HieuLe
 
Sau vụ CSVN bán nước cho Trung Cộng, theo lời ông Hoàng Minh Chính cho biết thì không ai biết được ai trong bộ chính trị đã ký tên trong vụ bán nước nầy, Bộ chính trị CSVN đã dấu nhẹm chuyện nầy và BÍ MẬT ĐÃ được BẬT MÍ và sau đây là những diễn biến về cuộc BÁN NƯỚC NHƯ SAU:
 
1)   Lê Khả Phiêu bị Trung Quốc gài Mỹ Nhân Kế lấy cô Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) lúc Lê Khả Phiêu sang thăm Trung Quốc năm 1988 và sanh được một bé gái. LKP không đem con về vì sợ tai tiếng đưa đến nhiều lần Trung Cộng gửi văn thư đòi lấn vùng biển vào tháng 1 năm 1999. Đồng thời đòi đưa ra ánh sáng vụ nầy nếu LKP không hợp tác. Và buộc Lê Khả Phiêu phải hạ bút ký bản hiến biển ngày 30 tháng 12 năm 1999.
 
2)   Ngày 31 tháng 12 năm 1999 phái đoàn Trung Quốc cầm đầu do ông Tang Jiaxuan và tình báo TQ sang Việt Nam, họ gặp kín ông Lê Khả Phiêu bàn thêm về vấn đề hiến đất, 3) Ngày 25 tháng 2 năm 2000, Lê Khả Phiêu phái Nguyễn Duy Niên sang Trung Quốc, ông Nguyễn Duy Niên cho biết Lê Khả Phiêu đã đồng ý việc hiến thêm đất.
 
 
Trung Quốc nghe tin rất hoan hỉ mở tiệc chiêu đãi Nguyễn Duy Niên một cách nồng nhiệt với nhiều Cung Tầng Mỹ Nữ ở nhà khách Diao-yu-tai ăn nhậu cùng ông Ngoại Trưởng Tang Jiaxuan.
 
4) Bộ Trưởng Trung Quốc Tang Jiaxuan gửi thư kín nhắn tin muốn gặp Bô. Trưởng CSVN tại ThaiLand khi ông viến thăm nước nầy. Ngày 26 tháng 7 năm 2000. Ông Nguyễn Duy Niên đáp chiếc Air Bus bay từ phi trường Nội Bài vào lúc 6 giờ 47 sáng sang ThaiLand gặp Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc tại khách sạn Shangri-La Hotel Bankok phía sau phòng Ballroom 2. Cuộc gặp rất ngắn ngủi. Tang giao cho Niên một chồng hồ sơ đòi CSVN hiến thêm đất, biển trong hồ sơ ghi rõ TQ đòi luôn 50/50 lãnh hải vùng Vịnh Bắc Việt, đòi VietNam cắt 24,000 sq Km vùng biển cho TQ. Ngày 28 tháng 7 bộ chính trị nhóm chóp bu họp kín.
 
5) Sau hai tháng họp kín và bàn bạc. Bộ chính trị CSVN cử Phan Văn Khải qua gặp mặt Lý Bằng. Phan Văn Khải bay chuyến máy bay sớm nhất rời Việt Nam ngày 26 tháng 9 năm 2000 qua Bắc Kinh và được xe Limo chở từ phi trường Bắc Kinh về Quảng Trường Nhân Dân vào trưa hôm đó.
 
Nhìn thấy mặt Khải tỏ vẻ không hài lòng và hoan mang về vụ hiến đất (Điều nầy chứng tỏ Khải không rõ chuyện nầy).
 
Lý Bằng cho Khải biết là hai tay Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân đã gặp nhau 2 lần cho vụ hiến đất rồi. Lý Bằng ôm chặc PVK và khen DCSVN làm việc rất tốt và ông cho biết là đã có Nông Đức Mạnh (lúc đó là chủ tịch Quốc Hội DCSVN) đã đi đêm sang Trung Quốc vào tháng 4 năm 2000 và Lý Bằng đã gặp lại Nông Đức Mạnh, vào tháng 8 năm 2000 ở New York Hoa Kỳ.
 
Lý Bằng cho biết Nồng Đức Mạnh phải được cử làm Bí Thư DCSVN sau khi Lê Khả Phiêu xuống, nếu không thì sẽ bị Trung Quốc “đòi nợ cũ”, Khải trước khi về vẫn khước từ vụ hiến vùng biển VN và nói với LB là sẽ xem lại sự việc. Lý Bằng nhăn mặt bắt Khải ngồi chờ, vào gọi điện thoại, nói gì trong đó và trở lại nói là Chủ Tịch Giang Trạch Dân muốn gặp Khải tại Zhong-nai-hai và sau đó Khải được đưa đi gặp GTD và cho ông Zhu Rongji hù dọa Khải nói:

Trung Quốc đã nắm trong tay Lê Khả Phiêu, Nồng Đức Mạnh,..nếu không nghe lời TQ Khải sẽ bị tẩy chay và coi chừng bị “chích thuốc”. Khải cuối đầu và run sợ, sau đó đòi về. Trước khi Khải về, một lần nửa Giang Trạch Dân nhắn Khải gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nồng Đức Mạnh chứ không nhắc tới tên người khác trong Quốc Hội CSVN. Khải không được khoản đải như một vị quốc khách vì tính tình bướn bỉnh vì không nghe lời đàn anh ………
 
6) Vào ngày 24 tháng 12 năm 2000, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao VN Lê Công Phụng được Trần Đức Lương phái âm thầm đến Trung Quốc gặp ông tình báo của Trung Quốc là ông Hoàng Di, ông nầy là cánh tay phải của Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc. Ông ta nói tiếng Việt rất rành. Hai bên đã gặp nhau ở một địa điểm X gần biên giới Việt, (Tỉnh Móng Cái Việt Nam).
 
Theo bản báo cáo cho bộ chính trị CSVN, ông Lê Công Phụng Cho biết lúc đầu ông Hoàng Di vẫn khăn khăn đòi chia 50/50 với Việt Nam về vùng biển Vịnh Bắc Việt “Beibu Bay” đòi lấy luôn đảo Bạch Long Vĩ sau đó ông Phụng, được bộ chính trị dặn trước là xin lại 6% của Vùng biển gần khu vực Bạch Long Vĩ vì đã được lâu đời là của Việt Nam, Kết Qủa cuộc đi đêm Việt Nam còn lại 56% Vịnh Bắc Việt và mất đi 16,000 sq Km vùng vịnh cho Trung Quốc.
 
7) Ngày 25 tháng 12 năm 2000, ông Trần Đức Lương rời Hà Nội qua Bắc Kinh gặp Giang Trạch Dân và được đưa về Thành Bắc của Quảng Trường Nhân Dân, theo tài liệu lấy được của tình báo Trung Quốc. Trần Đức Lương và Lê Khả Phiêu chính thức quyết định thông qua bản hiệp ước hiến đất bất chấp lời phản đối của Khải và nhiều người trong quốc hội.
 
Phe thân Nga và Phe Miền Nam đã không đủ sức đấu với Lê Khả Phiêu và Trần Đức Lương. Bản hiến chương hiến đất cho Trung Quốc được chính Giang Trạch Dân và đảng CSTQ trả cho số tiền là 2 tỉ US Dollar được chuyển cho Việt Nam qua hình thức Đầu Tư. DCSTQ chỉ thị cho DCSVN sẽ phải làm gì trong kỳ đại hội đảng thứ 9 vào tháng 3 năm 2001 sắp tới. Trần Đức Lương được khoảng đải ở Thành Bắc QTNN.
 
*   Ngày 26 tháng 12 năm 2000 vào lúc 2 giờ trưa, Lý Bằng được cận vệ đưa tới gặp Trần Đức Lương ở Quảng Trường Nhân Dân. Lý Bằng cho Lương biết là số tiền 2 tỉ dollar để mua 16,000 sq km vùng vịnh Beibu của Việt Nam là hợp lý.
 
*   Trần Đức Lương cám ơn DCSTQ về số tiền nầy.. Số tiền 2 tỉ đồng nầy được Lương đem về để làm bớt sự phẩn nộ của Khải, Kiệt và những nhân vật khác trong quốc hội CSVN. Ông Lý Bằng nhắc lại chuyện Trung Quốc đã bán vũ khí và hổ trợ cho đảng CSVN trong thời gian chiến tranh và số nợ trên Trung Quốc dùng để trao đổi mua lại vùng đất Bắc Sapa của Việt Nam, Ải Nam Quan, Bản Dốc, Cao Bằng……
 
*   Thêm lần nữa Lý Bằng chỉ gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nồng Đức Mạnh !. Sau đó Lương được mời lên xe Limo và đưa về Zhong-nan-hai để gặp Zhu Rongji, Zhu Rongji không nói gì khác hơn là nhắc lại số tiền 2 tỉ đồng sẽ được giao cho Việt Nam sau khi Lương trở về nước.
 
9) Ngày 26 tháng 2 năm 2001 Nguyễn Mạnh Cầm bay sang Trung Quốc để gặp ông Qian Qichen tại đảo Hải Nam. Nguyễn Mạnh Cầm cám ơn Trung Quốc đã mua vùng Vịnh Bắc Việt của Việt Nam (Beibu Bay) với giá 2 tỉ US Dollars

Monday, July 23, 2012

ĐAU GÌ NHƯ THẾ

Nguyễn Ngọc Tư
 
Ông già Tư Nhỏ thức dậy từ lúc nửa đêm. Ông rên lên một tiếng ứ hự, thấy thất vọng khi nghe lòng mình vẫn còn đau. Có một niềm khát khao đến cháy bỏng, ông vẫn thường ước ao một lần nào đó đánh giấc thật sâu, khi trở dậy nỗi đau ấy biến mất, không còn dấu vết, như thể nó chưa từng có trên đời.
Ông khẽ khàng vòng theo mé hè ra chái sau, bắc ấm nước lên bếp. Một làn khói mỏng bay lên. Lửa bắt đầu le lói ngoi lên giữa đám củi dừa rồi lại ngụp xuống, xanh lè vì gió. Trong nhà, nghe thằng Sáng vùng vằng đập chân xuống giường, ông buột miệng, “Tội nghiệp, chắc muỗi cắn thằng nhỏ”. Con Nga ngồi dậy, hỏi vọng ra, “Mới nửa đêm mà, ba thức chi ?”. Ông già trần tình như con Nga đang ngồi trước mặt mình : “Tao ngủ hỏng được. Mà, bây coi ém mùng cho kỹ, để muỗi cắn thằng nhỏ làm ghẻ à”. Nga dạ, tiếng dạ của nó nghe chớm nghẹn ngào. Giữa im lặng, gió cồn lên rúc rích đuổi nhau chạy xổm trên mái nhà, như một đám trẻ lật từng tàu lá để tìm trứng thằn lằn. Con Nga ngậm ngùi, bữa nay trời trở gió, chắc ngoài kia lạnh lắm, rồi nó ngập ngừng lên tiếng, “Mai vô nhà ngủ… nghen ba”. Ngực ông Tư hực một tiếng, trái cổ nhảy ầng ậc để ngăn cho dòng nước mắt chực trào. Ông lật bật hốt một nắm trà, bỏ vào cái bình sứt vòi, nói “Bây để từ từ, tao tính…”.
Ngay lập tức ông thôi thèm trà, ông muốn ngủ, ngủ đêm ngủ ngày, để khi thức dậy, như một phép màu, ông ngồi ngay bên mâm cơm chiều con Nga vừa mới dọn ra. Nó biểu ba uống rượu đi, bữa nay có con cá lóc nướng thiệt ngon. Mà, ba tắm làm sao con nghe hôi sình quá trời đất vậy. Ông cười, ngồi tém tẻ, mắt khoan khoái nhìn con cá lóc da vàng ruộm, “làm nghề lặn đất như tao hỏng hôi bùn sình thì hôi gì, con ?”. Con Nga cũng cười, nó lật lưng con cá lên, lấy đũa xẻ dọc, gắp vô chén ông cái đầu dính theo bộ lòng, bảo “Con giăng mùng sẵn rồi, chút nữa con đi tập văn nghệ, ba nhậu thấy vừa xỉn là chui vô mùng liền nghen”. Nói xong, nó lấy lược chải đầu, vói lấy cái kẹp tóc chạy đi, miệng hát Bông ô môi. Con Nga đã qua khỏi bụi trâm bầu mà tiếng hát vẫn chưa tan.
Cảnh đó đã lâu rồi không trở lại. Cũng như lâu rồi hai ba con ông Tư không còn quảy lon trùng ra ngồi thong thả câu cá bên gốc trâm bầu, rồi người trước mũi, người sau lái bơi xuồng đi nhổ bông súng dưới kinh. Những trưa nắng, con Nga không còn ngồi nhổ tóc bạc cho ông. Chẳng bao giờ người Xẻo Mê còn chứng kiến hai ba con họ xuất hiện cùng nhau.
Bây giờ, tối tối ông Tư uống rượu một mình (chớ có ai muốn uống với ông đâu), say rồi giăng mùng ngủ ngoài hàng ba, không quên treo cái đèn chong nhỏ (ý như nói với người qua kẻ lại, tui, thằng Tư Nhỏ, ngủ ở đây nè). Nhiều bữa mưa tạt ướt mẹp, ông ngồi hút thuốc cho đỡ lạnh, con Nga trong nhà cũng ngồi bó gối nghe giông gió. Đi làm về, đói bụng, ông lục cơm nguội dùa vô một tô ra hè ngồi ăn, Nga trong nhà bưng chén mà rơi nước mắt.
Tình cha con đã như nước chảy xuống kẻ tay từ một ngàn năm trăm mười hai ngày trước. Cái ngày con Nga rầu rầu xin ra Chợ Cũ thăm má nó. Ông gật đầu, thì người đàn bà đó hơn một năm rồi chẳng về, tưởng đã quên mất con đường quay lại Xẻo Mê. Ai dè chiều hôm sau má con Nga tong tả xông vào nhà, níu ao ông mà rằng:
- Sao anh hại đời con gái tôi đến nỗi nó phải mang bầu ?
Ông Tư kêu lên một tiếng trời ơi. Tôi là người như vậy sao, Cúc ơi, tôi mà là người như vậy à. Cúc biết tôi từng ấy năm trời, sao lại gieo cho tôi cái tội mà chỉ nghĩ đến thôi đã xấu xa… Nhưng chẳng kịp mặc cái áo khô vào để phân trần, công an xã đến mời ông đi. Má con Nga theo sau, la khóc. Mọi người bàng hoàng ngó nhau, đâu nè, anh Tư Nhỏ hồi nào giờ ở đời tử tế, chị đã dò hỏi kỹ chưa, con Nga nó nói vậy à. Không, con Nga nó không chịu nói tên người đó, bà con cô bác nghĩ coi, ai mà nó không dám kêu tên ? Ai trồng khoai đất này…
Lúc con Nga hay được thì ông Tư đã bị nhốt năm ngày. Nó trốn má về, chạy thẳng ra xã xin ông ra. Nó sụp lạy ông ngay trụ sở Uỷ ban, nó khóc, “Ba ơi, tại con hư, con làm ba khổ, ba tha lỗi cho con, nghen ba”. Ông đỡ nó dậy, cười mếu máo, “Thôi con, đứng dậy, về. Chuyện qua rồi …”.
Hồi đó, ông cũng tưởng, chuyện qua rồi. Hai ba con ông ra khỏi cổng uỷ ban, nắng bồn chồn úa vàng trên mặt sông (màu trời đó hay trở về trong những giấc mơ ông, khi giật mình thức dậy, mắt ông luôn luôn đầy nước). Dài theo dãy hàng quán che tum che bạt, người ta đứng coi đông thiệt đông. Đám con nít chạy theo vỗ tay kêu cô dâu chú rể kìa tụi bây ơi, trâu già khoái cỏ non kìa. Người lớn hả hê nhưng giả đò đằng hắng biểu đám trẻ im đi. Coi tướng tá ông Tư hiền lành, đàng hoàng vậy mà làm chuyện động trời, đúng là “lù đù vác cái lu chạy…”, hết chuyện rồi sao mà tằng tịu với con mình. Đâu nè, có phải con ruột ổng đâu. Chị Hai nhớ không thím Bảy nhớ không, hồi má con Nga xáp lại với Tư Nhỏ, bụng đã mang bầu, rồi con nhỏ Nga mới lẩm đẩm biết đi, chị ta bỏ ra Chợ Cũ, Tư Nhỏ phải làm mẹ gà chắt chiu con vịt. Tưởng đâu ông ấy thương con Nga như cha thương con thiệt lòng, thì ra ổng ghé chỗ tui mua cái bánh dừa, củ khoai lang, cây kẹp tóc… về cho con nhỏ là có ý đồ. Tưởng đâu thằng chả nghĩ tới con Nga nên không lấy vợ, ai mà dè…
Nắng tắt lịm, trời ơi, đâu rồi xóm giềng thân thuộc, đâu rồi khuôn mặt, giọng nói, tiếng cười quen, ông Tư đứng khựng lại, uất ức, trơ cứng cả quai hàm. Con Nga òa khóc, bỏ chạy tắt theo đường đồng, trên bờ ruộng lông chông những chân cỏ ống cháy trơ xương xẩu. Rồi nó chợt dừng lại, ngó cái bờ chuối mờ chìm trong đêm. Chỗ đó nhắn mắt lại nó vẫn nhìn ra một bãi cỏ mềm, mấy cành cây khô có con rắn mối bò ra bò vô. Chỗ đó, nó với anh đã mấy lần…
Nhưng bây giờ chỉ còn một mình nó ngồi đây, giữa đồng khơi, đến lúc sương xuống ướt đầm một vai tóc nó mới đứng dậy ra về. Nó gặp ông Tư giữa đường, ngọn đuốc trên tay ông đã gần tàn, cháy lom đom, phập phều trong gió. Ông bảo, “Ba sợ bây làm chuyện dại, rồi lặng đi một chút, ông thầm thì như nói với chính mình, người ta có ác miệng cỡ nào cũng ráng mà sống nghen con”. Con Nga dạ rồi bỗng giật thót lên, nhìn quanh, trong mắt thoáng hãi hùng, nó biểu ông đi trước đi, nhanh lên, đứng xa nó ra, kẻo người ta thấy…
Rồi người trước người sau, họ trở về căn nhà nhỏ bên kinh Xẻo Mê. Căn nhà từ đây trở đi nằm chơ vơ trong ánh mắt cười cợt, trong lời đàm tiếu của người đời. Ngày nào cũng vậy, ông già Tư Nhỏ đi làm từ sáng sớm, khi người chưa tỏ mặt người, quen chân nên te te qua quãng đông nhà mới dám đứng lại, thở. Hôm ghé quán thím Hồng Nhiên mua khoanh thuốc gò, thím bảo “Hết rồi”, giọng ngắn ngủn, cộc lốc mà con mắt nguýt thì dài, người ta đây ở goá đã lâu, đã để ý thương mà anh lạnh lùng không đếm xỉa, tưởng anh còn thương má con Nga, ai dè anh khốn nạn vậy… Xóm giềng lạnh nhạt, ông Tư phải vác dá, quảy len thùng đi làm đất xa hơn, qua tận bên Đất Đỏ, Kinh Năm, ở đó, người ta không biết ông là ai. Nhưng chuyện một đồn mười, đồn trăm, đám bạn nghề của ông một trưa ngồi dưới bờ dừa hỏi nhau, bên Xẻo Mê có người lấy con gái nên bị bắt phải hôn. Ờ, nhưng được thả rồi, đứa con gái nói hỏng phải nên lãnh ra. Ai đó cười khào, mai mỉa, ái chà chà, hai người họ bênh nhau quá ha. Định day qua hỏi ông Tư coi có biết người đó không nhưng ông đã nhảy cái ọt, lặn mất, lâu lắm không thấy ngoi lên. Đám người sợ quá nhào xuống lôi ông từ đáy nước ngầu đục, hỏi ông bộ muốn chết sao, ông cười, “Bậy, tao lặn thử coi hơi còn dài không, làm gì tụi bây quýnh lên vậy”. Thật tình ông đã nghĩ đến điều đó, rồi chợt nhớ, còn con Nga, nó ở lại chịu đựng vì không nỡ bỏ mình … Mà, con nhỏ đã gần sinh…
Ông Tư mua than đước dự trữ trong nhà, đưa con Nga ít tiền ra chợ sắm sửa cho đứa bé sắp chào đời. Ông còn chuẩn bị cả vỏ tỏi, hạt mè để làm thuốc cho con Nga những ngày ở cử. Ông ngượng ngịu bảo, “Cái này… tao biết là vì… hồi má bây sinh…”.
Chỉ chờ có vậy, kỷ niệm ùa về kinh hãi, tươi xanh. Như thể mới chiều hôm qua, Cúc đội thúng rau ghé nhà, xanh xao, đau khổ hỏi, tui biết anh để ý thương tui, anh có muốn cưới tui làm vợ không ? Rồi Cúc nói luôn, không cần cưới hỏi gì, mai tui cuốn đồ lại theo anh. Tưởng đâu nói chơi, ông cười, ai dè Cúc làm thiệt, cô gái đẹp nhất Xẻo Mê về với ông gọn gàng như người ta nhảy ùm xuống ao. Rồi Cúc có thai, ai cũng cười, úi chà chà, bộ trồng lúa ngắn ngày hay sao vậy cà, có chắc là cái thai đó của mầy không, Tư Nhỏ. Ông cười, không nói, nghĩ nó là của mình thì là của mình. Và khi bà mụ Năm trao cho ông đứa trẻ tóc dày mịt, mắt đen, môi đỏ, lòng ông vui mừng rưng rưng, nó là con của mình, con của mình.
Dù sau này Cúc đã không yêu được cái mùi bùn sình của ông, dù Cúc bỏ ra Chợ Cũ cất quán hàng, nói là cho gởi con Nga lại ít năm (như gởi một cái lu, cái tủ), ông vẫn thương nó như con của mình. Nó lên sáu tuổi, Cúc về, dẫn nó đi. Ông chạy theo nắm tay con bé lại, Cúc cau mày, giằng ra, nó là con tôi, anh biết mà. Ông nhậu say ba bữa liền, tỉnh dậy, thấy Nga đứng đầu giường, nó nói, “trời ơi, con đi mới mấy bữa mà ba tệ thiệt. Thức dậy, đi câu cá nấu cơm ăn, ba ơi”. Nói rồi nó đon đả cầm cái lon trùng đi trước.
Đứa trẻ ngày xưa bây giờ đã làm mẹ một đứa trẻ khác, cũng môi đỏ, mắt đen. Hôm ở trạm xá về, ở xóm người ta lại thăm nườm nượp, không kịp nhìn đứa trẻ, nắc nẻ khen liền: “Trời ơi thiệt là giống chú Tư quá hen”. Có người chưa đi quá cái miễu ông Tà đã cười cợt bàn với nhau, hỏng biết thằng nhỏ kêu ông Tư Nhỏ là gì ha, là ngoại hay cha. Ông đang quạt mẻ than, nghe câu ấy thảng thốt nhìn tro bụi tơi bời, con gái nỉ non, ba ơi, kệ con, coi chừng người ta thấy, nói tới nói lui. Ông già nổi quạu đùng đùng, “Thiên hạ phải để tôi sống đàng hoàng như một con người chớ” . Tiếng kêu nghe thấu đến trời, sao đồng loại con người không học cách hiểu nhau.
Đêm đó, ông thức trắng. Sáng ra con mắt trõm lơ, ông sửa soạn quẩy gói đi. Hai mẹ con Nga ọ ẹ lên tiếng trong nhà, ông Tư nói vói vô, “Bây có muốn mua gì không, tao đi huyện nè…”. Trời, đi chi vậy ba ? Ông nói ông cũng chưa biết nữa, nhưng dù không biết phải bắt đầu từ đâu cũng phải đòi lại danh dự cho mình, cho con Nga và thằng cháu ngoại, đòi lại những niềm vui đã bị người đời tước đoạt. Ông ra xã , công an xã cười khà khà, như đang nói về vụ bắt nhầm con cá lóc, hay con vịt con gà, “Biết chú bị oan là tụi tui thả liền, chú còn đòi gì nữa ?”. Ông cãi, tui đâu có đòi gì, nhưng cậu ra thanh minh với bà con Xẻo Mê dùm vài tiếng được không. Công an chạy qua hỏi chủ tịch, chủ tịch cười “chuyện của chú thấy vậy mà căng lắm, hồi trước giờ chính quyền chưa xin lỗi trước dân lần nào, tôi đâu có dám phá lệ, hay chú lên huyện hỏi thử coi…” Rồi huyện chỉ lên tỉnh, tỉnh hứa để từ từ coi lại, không sao, ông nói ông chờ được. Lâu lâu, ông tới để nhắc chừng, mỗi khi hay có sự thay đổi, luân chuyển lãnh đạo, ông đến nộp thêm bộ đơn nữa. Lộ phí xe tàu đi tới lui, ông Tư bán con chó phèn, bán luôn bầy vịt mới lông bông áo lá, còn tiền công đào đất mướn dành để lo gạo cá cho hai mẹ con con Nga. Vận bộ đồ bà ba màu cỏ úa, cái khăn quấn sù sụ trên cổ, giỏ bàng nách một bên, gõ cửa hết cơ quan này đến công đường khác, nhiều khi ông già thấy cuộc hành trình của mình mù mịt quá chừng. Có bữa vừa xuống bến xe bị đám bụi đời giật cái giỏ, ông già hớt hãi rượt theo, ngoằn ngoèo hơn mười con hẻm, bất kể ngoặt phải ngoặt trái, người rượt, người chạy cuối cùng chui tọt vô con hẻm cụt, thằng giật đồ hào hển hỏi, gì mà quý dữ vậy ông nội. Ông thở dốc, không nói, trút giỏ, rớt ra mấy cuộn giấy buộc bằng dây thun. Thằng kia vừa tức vừa mắc cười, chửi thề mấy tiếng rồi bỏ đi. Ông già đứng dậy, ngơ ngác, hỏng biết mình đang đứng đâu đây, hỏi vói theo, “Chú em ơi, đường nào xuống toà án tỉnh ?”
Lội bộ tới đó, anh bảo vệ ngó ông, cười “Ủa, hôm trước chú tới đây rồi mà”. “Vậy ?! - ông già chưng hửng - tui đâu có nhớ. Thôi vậy để tui qua chỗ tiếp dân, chú em cầm ít đơn đọc chơi”. Rồi ông đi trong mưa rúc rắc, trong gió riu riu, chỉ mong có ai đó thấu hiểu được nỗi niềm oan khuất của mình, ai đó thôi cắm đầu vào bàn giấy, ngước lên, hỏi “ Có gì hôn, chú ?”, ông mừng húm, vọt miệng bảo, có chớ, có tui mới lặn lội từ Xẻo Mê lên đây nè, rồi rụt rè rút ra một bộ đơn, đây là tờ cớ ông bị mất danh dự hồi bốn giờ chiều ngày tháng năm, đây là tờ yêu cầu được minh oan… Và lòng ông được an ủi biết bao nhiêu nếu ai đó ra vẻ quan tâm một chút, hỏi “Vụ của chú ra làm sao, đâu nói cho tụi tui nghe coi”.
Ông Tư lụm cụm kéo ghế ngồi, lưng lòng khòng, đôi mắt ánh lên như người đang khóc. Ông nói nhà tôi ở bên kinh Xẻo Mê, xưa rày sống bằng nghề lặn đất, cắc củm nuôi đứa con gái tên Nga. Rồi một bữa công an xã lại bắt tôi, vì có người tố cáo, tôi làm cho con Nga có bầu.
- Tôi nghe như ông trời dộng cái ầm vô mặt, nhưng tôi nói gì người ta cũng không tin. Rồi sau biết tôi bị oan, họ thả tôi ra. Tổng cộng tôi đã ở tù oan sáu ngày năm đêm…
- Ủa, đơn giản vậy thôi hả ?
Ông già nghe thất vọng quá, các người đòi thêm gì nữa, các người muốn gì nữa, muốn éo le như thế nào, oan khuất bao nhiêu năm mới đủ ? Rồi nuốt vào lòng khối nghẹn ngào, ông cố tươi tỉnh, hỏi :
- Dà, hồi nãy tôi kể tới đâu rồi cà ?
Nhưng rồi đến đây ông không không biết phải diễn tả nỗi đau của mình như thế nào. Nỗi đau của một người mới hôm trước còn đề huề sống trong tình làng nghĩa xóm, chiều chiều khề khà vài chung rượu với mấy bạn già, say rồi hát tỉ tì ti, hôm sau đã thui thủi một mình. Làm sao diễn tả được nỗi đau của người cha hôm trước còn bắt kiến vàng bu trên tóc con gái hôm sau đã phải nghẹn ngào đứng xa xa ngó nó khổ đau.
Ôi ! Những tâm hồn tươi hơn hớn, những khuôn mặt không nhuốm sầu lo kia làm sao biết được niềm ao ước của ông Tư mỗi khi ngồi nhìn thằng Sáng bò lủm củm trên đất, ông khát có một ngày được đàng hoàng, đĩnh đạc bồng nó xênh xang đi trên con đường xóm rập rờn hoa cỏ dại, ai đó hỏi, “Ủa, chú Tư, ẳm cháu ngoại đi đâu vậy?” Ông sẽ cười (lúc đó chắc ông chẳng còn răng):
- Đi đằng tiệm mua cho thằng nhỏ mấy cục kẹo dừa. Nó mê kẹo vô phương.
Bây giờ thằng Sáng đã lững đững biết đi, ước mơ đó chưa thành sự thực. Con Nga đã chai lì, nó thôi sợ những bóng người qua lại, thôi sợ những ánh mắt ngó ngiêng. Mà, hai ba con nó không biết, xóm giềng đã thôi để ý lâu lắm rồi (Người đời thường vậy, họ chém ta một nhát rồi quên đi, thì chỉ nói cho sướng miệng thôi, cho đỡ buồn thôi chứ chết chóc ai đâu, ai biểu ta ngồi đó để ôm vết sẹo với nỗi đau khôn tả). Nó biểu ông Tư thôi đừng đi kêu oan nữa, “Hai ba con mình sống y như hồi chưa có thằng Sáng, nghen ba”. Ông già Tư Nhỏ bảo, phải nghĩ tới tương lai thằng Sáng mai nầy chớ con.
Một bữa có đoàn cán bộ huyện về khánh thành con đường giao thông nông thôn từ Xẻo Mê về Phước Hậu. Nghe nói họ sẽ đi qua nhà (đi một khúc để Đài truyền hình quay phim), con Nga bèn cầm chổi ra sân quét lá. Thấy bóng người quen, Nga gọi nhỏ, anh gì ơi. Chẳng gọi ngay tên, nhưng có người đứng lại, con Nga nghiến răng cười: “Trời đất ơi, tui chờ anh lên tỉnh làm quan quá chừng. Lên càng cao, té càng đau, đồ có quý bể mới tiếc… Tui nhịn hoài, ngậm đắng nuốt cay, lì lợm, nín thinh là tính chờ anh lên đó mới phá anh chơi, nhưng mà đợi lâu quá… Bây giờ ở huyện anh làm tới chức gì rồi, mà anh làm tới cái gì thì cũng do tui cho, nên anh tính làm sao không tui nổi quạu, tui đòi lại cho mà coi”. Người nọ đứng ngây ra, mặt tái như mặt gà mái, hồi lâu mới hỏi : “Bây giờ… Nga muốn gì…”. Con Nga giả đò chưng hửng, “Ủa, vậy mấy lần ba tui lên huyện kêu oan, anh không gặp sao, anh biết ba tui khổ sao anh im re vậy ?”. Nói rồi nó đủng đỉnh đi vô, kêu thầm, trời ơi, người này, hồi đó với mình nồng mặn biết bao nhiêu, khi anh ta say công danh mà bỏ rơi mình, mình đã đau vất đau vả. Sao bây giờ gặp nhau, thấy nản không muốn nhìn mặt. Thì ra, tình cảm cũng như bát nước hắt đi, không mong gì hốt lại.
Rồi một trưa đầy nắng, mây trên trời xanh lẻo xanh lơ, trước giờ ca cải lương, đài truyền thanh xã gởi đi lời xin lỗi của chính quyền đối với công dân Dương Văn Nhỏ. Đơn giản, gọn hơ, nhẹ nhỏm. Vậy là huề nghen. Cái câu dài thê thiết những dấu phẩy, dấu chấm lửng cuối cùng cũng được người ta chấm cái rột. Ông Tư lúc đó đang móc đất nắn trâu cho thằng Sáng chơi, khóc hức lên vì không cầm lòng được, sao kỳ vậy cà, người ta đã giải oan cho mình rồi, đã xin lỗi mình rồi sao mình vẫn mãi đau.
Con Nga đứng đằng sau, ngó cái lưng bắt đầu còng xuống của người cha, nghe gió thổi qua lòng mê miết, nghĩ mình ngu thiệt, mình nuôi hận người ấy làm chi đây, mình trả đũa làm chi, đổi lấy cái gì ? Có đáng không những tháng năm dài vằng vặc? Những tâm hồn thương tổn ? Và kia, một mái đầu bạc phơ xơ xác ?
Có đáng không ? Trời ơi, có đáng không ?

ĐI QUA NHỮNG CƠN BÃO KHÔ

Nguyễn Ngọc Tư
 
Nhà anh Nguyễn Văn Lập bên kinh Xóm Cống, Ấp 7, An Xuyên. Gió lồng lộng thốc vào, vách lá rách tả tơi, ngửa cổ thấy lốm đốm trời. Coi kỹ, chỉ có bộ ván đằng trước, chỗ dùng để tiếp khách là lành lặn. Chị vợ áy náy vì nỗi nghèo của mình nên bối rối phân trần, "Tính nuôi vịt để cất lại cái nhà …". Hành trình từ cái nghèo vừa vừa đến nghèo xác xơ nhanh như một cơn mơ, một cơn gió, một cái phủi tay... Không đất để thế chấp vay vốn ngân hàng, phải vay nóng của hàng xóm, từ hơn trăm con, anh gầy dựng được 700 vịt thịt. Dịch cúm gia cầm ập đến, đàn vịt của anh bị tiêu huỷ sau Tết. Bây giờ anh xuống kinh giăng lưới bắt cá phi, cá chốt bán kiếm tiền mua gạo, nuôi hai đứa con thơ. Cái đói nghèo làm cho đôi tay anh quen để ngửa trên đầu gối, đôi tay trắng như xương ở tuổi gần bốn mươi. Anh cười buồn, "người ta hay nói, thiếu nợ thì bán nhà trả, mà nhà tôi bán cũng hỏng ai mua". "Bây giờ chợp mắt là thấy bầy vịt, lồm cồm bò dậy thì nhớ tới nợ nần tứ giăng, thiệt, chị vợ chắc lưỡi, khổ hỏng biết sao mà nói…"
Xa về phía Nam thành phố Cà Mau, bên chân cây cầu Lung Dừa, xã Lý Văn Lâm, là nhà anh Ngô Văn Hoàng. Hồi mới ra riêng, anh sắm đôi trâu, mọi người gọi Hoàng "trâu", sau này bán trâu rồi, bà con kêu Hoàng "vịt". Dịch cúm tới khi đàn vịt gần 1500 con của anh vừa bắt đầu đẻ trứng so, khi chúng đã ăn phăng trăm ngoài giạ lúa mùa rồi, khi nợ ngân hàng, nợ vay nóng mới trả được năm ba kỳ lãi… Sáng hôm đoàn công tác chống dịch đem chúng đi chôn, chị Quyên, vợ anh Hoàng còn đem mấy bao lúa ra cho ăn, "Mình cùm nụm cùm nịu tụi nó bốn tháng trời, cực khổ biết bao nhiêu, mến tay mến chưn, hỏng nỡ để tụi nó chết đói ", chị bảo. Hố chôn đàn vịt nằm trên cánh đồng sau nhà, "nhưng tới bây giờ tui không dám ra đó, thấy rồi mắc buồn thêm". "Tui mới tính với anh Hoàng, chắc là mơi mốt tha mấy đứa nhỏ về dưới ngoại (Khánh Hải, Trần Văn Thời) phụ làm đìa, kiếm cá nhận mắm chỡ về bán. Rồi chờ mùa lúa tới".
Mà, mùa tới còn xa, xa lắm.
Bây giờ vẫn còn nắng chang chang như vầy, những cơn nắng làm mùa hạn bất thường thêm lên. Chẳng có một cơn gió nào, ngọn cây so đũa đứng trân nhưng người ta vẫn cảm giác đâu đây sót những cơn bão rớt. Đã hơn một tháng kể từ UBND tỉnh cà Mau ra công bố dịch cúm gia cầm (2/2/2004), nỗi buồn ủ ê của những người chịu ảnh hưởng của dịch đã bị nắng sắc lại, mặn chát. Những cánh đồng trơ rạ, những dòng kinh không đàn vịt nào cầm ở đấy, những tiếng gà eo óc lạc lõng xa xa. Tôi nhận ra rằng chẳng phải người có vịt, gà bị tiêu huỷ nhiều thì buồn hơn người ít, bởi mỗi người cảnh, những nỗi buồn cũng lớn lao như nhau. Với tổng số gà và vịt 267813 con bị tiêu huỷ, vùi theo đó bao nhiêu là kỳ vọng, là ước mơ, là khao khát đổi đời.
Nhưng vợ chồng anh Hoàng còn hy vọng, còn có thể sống lay lắt chờ mùa lúa tới, còn ở những vùng chuyển dịch, bà con nông dân đang trong thế bị khó khăn vây kín.
Chẳng ầm ỉ, bạo hát bạo tàn như dịch cúm gia cầm, cơn "bão tôm" từ tốn, lặng lẽ, mà mà bào mòn sức chịu đựng của con người. Chuyện tôm chết nông dân đã rành sáu câu rồi, chỉ khác, đây là năm thứ tư tôm chết, nghĩa là năm thứ tư nông dân Cà Mau vắt kiệt mình trong nỗi lo đói nghèo. Thím Hai ở Ấp 7, An Xuyên ngao ngán, "Mấy ông nhà nước không nghĩ ra cách nào cứu tụi tui, để vầy hoài, hai năm nữa không chết đói cũng chết vì trộm cướp cho cô coi, bần cùng nên sanh đạo tặc, ông bà mình dạy vậy". Nguyên một xóm kinh này ba năm rồi không trúng một vụ tôm nào.
- Mà, nhà nào hồi đó dẫn nước mặn vô trước nhứt, bây giờ lại sống khổ nhứt, làm như trời trả báo mình vậy, cô ơi.
Nhà thím cũng vừa bị tiêu huỷ 4375 con vịt trong dịch cúm gia cầm, vừa thất thần lo nợ ngân hàng vừa phải chạy gạo ăn. "Cái hồi làm lúa không khổ cùng khổ tận vầy đâu, cô. Bây giờ hỏi nhà nào ở xóm này mà không mua gạo chịu chỗ thím Sáu Đức, ai mà hỏng vay tiền của thím í". Lúc này, cái "ngân hàng… xóm" ấy đang ngóng lại đằng xã, coi trên có rót tiền hỗ trợ cho mấy hộ bị thiệt hại sau cúm gà chưa, hòng gỡ lại chút đỉnh, chứ nợ của các chủ vuông tôm, ắp lẫm rồi, mong gì ?
"Mới đầu, thấy tôm chết, mấy ông nhà nước còn lo lăng xăng, mà lúc này làm như mấy ổng quên mất biệt luôn, hay là lo hỏng nổi nữa, hả cô ?", Thím Hai ngừng võng, hỏi tôi. Rồi thím chỉ nhà anh Chín Đo đằng xóm, đất ít, tôm lại chết, năm sáu nhân khẩu sống nhờ cái vó cất rong rêu dưới kinh. Có bữa nữa đêm, ngủ không được, anh Chín la lớn, "Nghèo sao mà nghèo dữ vậy trời!" làm chị vợ quýnh quáng, tưởng chồng đau ở đâu. Tiếng kêu thảng thốt nghe như tiếng thở dài vỡ ra của một đời người, nghe buồn lặng, buồn sâu.
An Xuyên có hơn một nửa diện tích dẫn mặn nuôi tôm. Đây là những vùng chuyển đổi cơ cấu tự phát, nhà nước không quy hoạch. "Vụ tôm đầu trúng dữ lắm nghen cô, ai mà ngờ nó làm theo kiểu mấy thằng chim mồi cờ bạc, dụ người ta nhảy vô rồi, nó "chơi" mình sát rạt", anh Hai Sỹ ở Ấp 2, An Xuyên ấm ức. Nhà anh có gần 2 ha đất, "nhưng vuông làm không đủ ăn, phải kiếm tiền bằng nghề làm bún, ở xóm này, đất của bà con còn ít hơn của tui, nếu không có nghề khác đành chịu chết, muốn làm mướn cũng hỏng ai chịu mướn, tôm chết trắng dờ con mắt rồi, mướn làm gì bây giờ, tiền đâu … ?". Chị Út Nhiễm ở gần đó đã hai mùa "buông xụi" sáu công đất nhà qua Tân Thuộc gặt mướn. "Hồi lúc làm ruộng tui cũng nghèo, nhưng có lúa ăn cũng vũng bụng, Chị kể, bây giờ phải đi gặt để chạy gạo. Nhiều lúc nghỉ tay ngồi ăn cơm giữa đồng, tự nhiên hai vợ chồng tui thấy buồn quá chừng, ổng buông đũa ngang xương, ổng nói, đáng lẽ giờ này mình đang gặt trên đất nhà mình, bà ha"
Và ký ức vẫn còn tươi thơm những bụi rạ trên đồng, những đụn rơm cao ngệu cạnh hàng cây bình bát. Những đệm lúa được trải phơi vàng trên mảnh sân nhỏ trước nhà… Xóm của chị Nhiễm nằm bên quốc lộ 63, hồi còn đi học, tôi và bạn bè vẫn thường đạp xe ra đó chơi, ngắm mê mãi những ngôi nhà gỗ nằm lẩn khuất trong màu xanh sẫm của vườn chiều. Những bờ đất cây trái lúc lỉu. Những bông rau muống tím biếc trổ trên mặt kinh. Bây giờ đi ngang qua đó, người ta thấy nhiều ngôi nhà tường mới xây, mái lợp tone giả ngói, đỏ au au bật lên trên mảnh vườn xơ xác. Nhưng bên trong vẻ hào nhoáng đó là một nỗi đau, anh Hai Sỹ bảo "Cô kiếm được người nào nhờ trúng tôm mà xây nhà chém chết tui cũng chịu, họ bán đất đó cô ơi…". Cắt bán một mảng đất, với người nông dân, là chặt lìa một phần thân thể nào đó của mình.
Ít nhiều, người dân An Xuyên bắt đầu thấm thía hai từ "trả giá" cho việc "dẫn mặn về giày… cây lúa". Bà con chịu là lỗi tại mình nhưng cũng có ý trách các cơ quan báo đài. "Mấy ổng lên đài toàn là cảnh trúng tôm, rồi nói nhờ tôm nên người ta đổi đời này nọ. Nghe nói giàu, hỏi cô, ai không ham, ai không chạy theo… ?", thím Hai hỏi. Tôi hơi giật mình. Có những tựa bài đọc nghe kêu, đại loại như "K.B được mùa tôm"nhưng đọc kỹ thì chỉ vài ba hộ trúng. Đại loại như "L.V.L thành công với mô hình trồng rau sạch" thực tế việc đó chỉ ở một đoạn xóm trong ấp Lung Dừa (mà cũng chẳng nhắc tới chuyện bà con trồng rau sạch nhưng phải bán giá "bèo" như rau chẳng sạch ). Đại loại như "L.T. T đi lên nhờ vụ lúa - vụ tôm" nhưng mô hình chỉ thành công ở một vài ấp như Tân Hòa… Ba tôi ấm ức, "Ở Bộ Tời, Bộ Phát dài vô Sở Tại cũng thuộc Lương Thế Trân mà thì lúa chết non, tôm chết láng…". Đây vùng nhà nước quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhưng cũng "thất trận"… tôm tơi bời. Đã thử làm vụ lúa, vụ tôm, đã đổi hết thuốc này, vôi khác… Đã vái đủ bốn phương tám hướng, cầu xin trời đất, hồi đầu cúng vuông bằng đầu heo, tôm chết, cúng hột vịt lộn, tôm vẫn lụi đầu, có người bắt chó làm thịt cúng (cúng chó tức là "có trúng"). Chẳng biết ai đầu tiên phát minh ra cách cúng này, nhưng nghe buồn cười đến rơi nước mắt. Hay là đã tuyệt vọng lắm rồi, kiếm chuyện gì đó lạ đời để làm chơi, hay là nhà không còn gì ăn nên bày ra vụ cúng này, hay là tiện đấy để … nhậu đỡ buồn. Vừa qua, bà con ăn một cái Tết "xo cò", có nhà, hết năm rồi mà không có được một trăm ngàn trong túi để lấy may cho năm tới. Làng xóm buồn thiu, cái buồn nghèo đóng rong đóng rêu sang cả đám gã, đám giỗ… Dịp để hàng xóm láng giềng họp lại, hát hò, nhậu nhẹt xôm tụ nay gặp nhau chỉ mông mênh những tiếng thở dài. Thở dài vì vuông chẳng thấy con tôm nào. Thở dài vì cá phi cũng hỏng có mà giăng lưới kho quẹt ăn. Thở dài vì con nước tháng hai cạn queo mà xăng lên giá sáu ngàn mốt rồi, sao có tiền mà xuống máy tát nước đây …
Mà đâu chỉ xăng lên giá, bà con ở vùng ngọt cũng khốn khổ vì giá phân bón tăng mạnh từ cuối năm ngoái. "Lúa lên giá một, phân vọt lên mười", Nghĩa, thằng bạn hồi tiểu học của tôi nhăn nhó như đau ruột thừa, than. Nghĩa có một mảnh đất trồng rau ở xã Tân Thành, nuôi một vợ với đám con ba đứa cao thấp gần bằng chang nhau. Cái khuôn mặt thiên thần của nó hồi lớp hai lớp ba bây giờ nhăn nhúm như đít trái dừa khô. Hôm tôi ghé, nó còn mắc vục đầu xuống ao múc đôi thùng nước. Sau Tết, rau quả lên giá, nó tính đợt rau muống Tàu này dư ra ít đỉnh để sắm cái moteur điện, đứng ưỡn lưng ra mà xịt xịt cho sướng. Nhưng rồi phân bón, gạo, cá, tiêu tỏi cái gì giá cũng tăng, nó đành chịu trận… Dẫn xe ra sân về, nghe thằng con nó méc, "Cha ơi thằng Sang nó đái vô cây ớt, cây ớt chết queo rồi". Tôi nghe thằng Nghĩa rên lên, "trời ơi". Tôi biết nó buồn.
Hôm trước, tôi đọc một phát biểu của một quan chức Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rằng "nông dân Việt Nam như những người đi biển trên chiếc thuyền rách nát", tôi vỗ đùi khen, cha chả, ông này không biết có viết văn không, sao mà ví von hay quá chừng. Hay. Và chính xác. Nhất là khi dịch cúm gia cầm đi qua như một cơn bão khô, người nông dân đau xót mà không khỏi ngơ ngác. Ngơ ngác đến lặng đi. Nhiều người đặt ra câu hỏi, "chừng nào mới có bảo hiểm những rủi ro cho nông dân, tại sao người nông dân lại là người thiệt thòi, người chịu nhiều tác động của cuộc sống nhất ?". Đặt ra vậy thôi, thấy xót ruột quá thì hỏi vậy chứ câu trả lời này chưa có. Nên bà con nghèo hoài, nghèo không phải vì bê trễ làm ăn, không phải vì đánh bài đánh số, mê ăn nhậu, nghèo chỉ vì những rủi ro không lường trước. Nghèo vì mình là nông dân.
MÓN "HY VỌNG" ĐÃ HÂM NHIỀU LỬA…
Khi tôi thực hiện bài viết này, chắc sẽ không còn mấy ngày nữa, UBND tỉnh Cà Mau sẽ công bố dập tắt dịch cúm gia cầm. Được biết, số tiền hỗ trợ của toàn thành phố Cà Mau đã rót xuống các xã. Chú Trần Văn Hai vừa nhận tiền lúc sáng, đã quày quả ra Cà Mau trả nợ ngân hàng, rồi làm thủ tục vay vốn lại. Tôi đến lúc thím với mấy đứa con đang mong ngóng ở nhà, cậu con trai đang học Trung cấp tài chính kế toán cứ thắc thỏm nhắc hoài "Hỏng biết ba có vay tiền lại được không ?" Thím Hai rầy, "Tụi bây nói hoài ổng nhảy mũi cho coi". Rồi day qua tôi thím bảo "Hồi sáng lãnh tiền về nhà tui đã xúm lại khóc một rồi, bốn mười mấy triệu đó vừa đủ trả ngân hàng, còn nợ vay ở ngoài nguyên bân. Ổng tính ngân hàng cho vay lại sẽ xở mấy chỗ vay nóng, dư ít đỉnh để gầy dựng lại đàn vịt. Nói gì tui cũng không bỏ nghề, Cô coi, nhờ nuôi vịt mà tui cất nhà, lo mấy đứa con ăn học đàng hoàng…". Tôi thấy mình ngạc nhiên khi ngồi giữa ngôi nhà rộn rã tiếng cười. Phải chăng nỗi buồn, nỗi mất mát đã qua rồi ? "Rầu cũng nghèo mà cười cũng nghèo, sao mình hỏng cười, hỏng hy vọng cho đỡ khổ hả cô ?", thím Hai như đọc được thắc mắc của tôi, hỏi.
[b]Thím, và bao nhiêu người nông dân khác nữa, giống như những ngọn cỏ bên đường, vẫn ngoi lên bền bĩ sống sau bao lần bị giẫm. Tôi nhận ra rằng, nông dân mình xưa rày có món đặc sản "độc" lắm, nhờ món đó mà họ sống từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời này sang đời khác. Đó là "hy vọng". Lúa thất thì hy vọng trúng mùa sau, giá rẻ như bèo cứ đinh ninh năm sau được giá. Lứa này tôm chết thì chờ lứa sau, lúc thả bọc tôm nhỏ như cây kim xuống đầm, vẫn mong mai này còn gặp lại chúng.
Cho tới bây giờ, khi vừa ngoi lên đã bi kẹt lại trong tấm lưới đói nghèo, người nông dân lại cần hy vọng hơn bao giờ hết, cho dù nó đã bị hâm nhiều lửa lắm rồi. Nhưng phải hy vọng để sống, làm lụng, để chịu đựng và vượt qua.
Và để gắng sức chống chọi lại những cơn bão khô sẽ đến bất cứ lúc nào.

ĐỜI NHƯ Ý

Nguyễn Ngọc Tư
 
Ai cũng hỏi, "Làm gì có chuyện đời như ý?". Chú Đời cười, hàng ria mép xoăn tít xồm xoàm quớt lên, tự hào, sao mà không?
Nhìn vẻ mặt này không ai nghĩ chú mù, thấy sao mà tự tin, thanh thản quá chừng. Không ai biết chú khổ còn hơn... cô Lựu. Chú Đời dẫn cả nhà rời Chợ Cũ, Cầu Nhum lang thang lúc con Ý mới bồng nách. Gồng gánh như một gánh hát, chú ca cải lương, bán vé số kiến thiết. Vợ chú nửa điên nửa tỉnh, không biết có phải vui trong bụng lắm không mà suốt ngày cười ngẩn ngợ Hai đứa con gái đứa mười, đứa tám tuổi phụ cha đem vé số tới mời từng sạp chợ. Đứa nào mặt mày cũng xấu xí, lem luốc, đen đúa, nên nghe cha tụi nó kêu con Như con Ý ai cũng cười.
Một ngày của gia đình chú Đời bắt đầu từ sáng sớm, chú buộc vô mình sợi dây điện nối giữa cây đờn với cái loa con Như đang cầm, nó ghịt dây thì chú bước tới, chùng dây thì đứng lại. Con Ý nhỏ con chạy lăng xăng đằng trước, đứng coi búp bê người ta chưng tủ kiếng. Vợ chú vừa đi vừa ca hát đằng sau, nhặt hoa phượng để lên đầu. Cũng giống như những người hát rong khác, nhà chú có cả thảy bốn người nhưng trên con đường tấp nập, trông họ nhỏ nhoi, cô độc làm sao.
Ở thành phố này có chừng đến ba bốn người hát rong, họ dìu dắt từng đôi, ở tận đằng xa, người ta nghe tiếng ca là biết gánh của ai rồi. Có đôi vợ chồng già ca mùi như Thanh Sang, Thanh Nga; có một đôi trẻ hơn, ông chồng đưa hơi như Trọng Hữu. Chú Đời ca dở, giọng hơi giòn, chói, thuộc lòng chỉ mấy bài "Chiếc áo người vợ hiền", "Con gái của mẹ"... nghe mắc chán. Nhưng chú đi đằng đầu phố, gió đàn lại cuối phố nghe tiếng được tiếng mất nhưng người ta biết ông "Đời Như Ý" sắp đi quạ Cái miệng của ông này sao mà lanh dữ vậy, luôn miệng gọi Ý con, con đừng có đi xa, con Như đi chậm một chút, ba theo muốn đứt hơi rồi, coi má con đâu. Mình ơi, mình à, mình lại gần tui nè. Rồi oang oang bảo vé độc đắc chiều nay nằm ngay đây, ngay trân chỗ này nè. Có hai ngàn một vé, ăn gói xôi chưa kịp mắc răng đã hết, mua giúp tờ vé số đặng giúp tui xóa đói giảm nghèo. Mua đi, để tui đi xin bà con cũng mắc... cho hà. Mấy ông chạy xe ôm nói chú rao làm sao mà láu cá quá, không biết mù thiệt hay mù giả mà sao cái miệng leo lẻo vậy. Chú gỡ mắt kiếng đen ra, cười với đôi mắt lạnh lẽo, sâu hút, "Mấy anh nghĩ vậy riết quen, em đui tối thiệt thòi, rên rỉ, than vãn cũng đâu hết thảm. Mà, em đang sung sướng quá chừng đây, kể lể nỗi gì".
Theo chú nói thì chú sung sướng thật. Vợ chú đẹp, vui vẻ (vì cười hoài), có đi nhậu vợ chú cũng không chù ụ như vợ người tạ Không ngã lòng trước sự hào nhoáng xa hoa, chồng người ta sao mà đẹp trai, sao mà giàu hơn chồng mình. Chỉ cần mỗi bữa sáng, chú mua cho vợ hai ngàn đồng cà phê sữa là vợ mừng rưng rưng nước mắt. Chú sung sướng vì còn có hai chị em con Như con Ý, nhỏ xíu mà giỏi, dễ dạy, đẹp đẽ. Nghĩ vậy nên chú Đời phải vui, vui vì vừa lòng với những gì mình đang có.
Những trưa nắng gia đình chú tạt vào hiên chợ Bách Hóa, nghỉ chân. Con Như lãnh tiền, chạy đi mua cơm về ăn. Họ ngồi giữa ngọn gió mát lồng lộng. Chú Đời lúc nào cũng ngồi ăn chậm rãi, nghe ngóng chung quanh như canh chừng, như bảo vệ bữa ăn thiêng liêng của nhà mình. Chú nghe tiếng đũa khua tinh tang, cuống quít lên miệng chén là biết đứa nào đói đứa nào không. Rồi cằn nhằn vợ, "Mình ăn chậm thôi, nghẹn bây giờ, đó, nghe ặc ặc rồi đó. Con Như lấy nước mà uống. Coi gỡ xương cho em Ý với, con". Bữa nào ăn cơm xong, chú cũng ngồi chải đầu cho ba mẹ con họ, ai đi ngang khen chơi, cha, bữa nay hai đứa nhỏ đẹp gái dữ, chú sướng quá cười hích hác. "Nó giống mẹ. Giống vợ em mới đẹp, giống em xấu hì. Mà, ngộ quá, con của mình, xấu mấy cũng thấy đẹp thấy thương".
2. Quẩn quanh mấy chợ, mấy khu phố quen hoài bán không chạy như trước, chú Đời phải ráng đi tới tối mịt mới về. Giọng chú ngày càng khàn, nghe khen khét như nồi cơm quá lửa. Đi qua mấy quán nhậu, có người kêu vô, đưa ly rượu, chú trịnh trọng nâng ngang mày đa tạ, chỉ hít tới hít lui khen "Rượu ngon. Mùi đã thiệt" nhưng không uống, chú bảo lúc này giọng dở quá, hình như nghe không khỏe trong mình.
Nên có lúc giọng ca của chú lật bật như hai hàm răng đánh vào nhau, chú biểu con Như đi mua Anagin về cho chú uống. Mấy cô tiểu thương trong chợ cằn nhằn, thằng cha mầy lúc này ca gì như là sốt rét, "Chiếc áo người vợ hiền" hay vậy mà ca lụm cụm như "chiếc áo bà già". Một bữa đi ngang qua trạm y tế phường, con Như dụ, nó nói trong trạm có khám bệnh miễn phí, nên nó dẫn chú vào. Lát sau, lúc từ phòng siêu âm bước ra, chú Đời giận quá, mặt xanh, tay chân run rẩy, "Ba đã nói có bịnh hoạn gì, làm tốn hết mười lăm ngàn đồng bạc".
Chú Đời mau giận mà cũng mau quên. Bữa sau chú còn sắm đồ cho hai chị em con Nhự Diện quần áo mới, tắm rửa kỳ cọ sạch sẽ, ai cũng bật ngửa, "vậy ra ông này mù mà tinh, ổng đâu có xạo, mấy đứa cũng ngộ gái quá chớ". Dì Liễu cũng khen.
Dì Liễu bán xoong chảo ở trong chợ Bách Hóa, không có con nên thích con nít, hay rờ rờ đầu chị em Như, Ý, nói với mấy bà bạn, "tui khoái chị em con nhỏ này, nghèo vậy mà đàng hoàng, không đá cá lăn dưa". Con Như nghe thích lắm, về nói với ba, chú Đời hỏi, dì Liễu thích con hay thích con Ý. Như bảo thích bằng chang nhau. Cho con cục kẹo thì cũng cho con Ý một cục. Chú Đời thở dài, "Ba già rồi, hát ca hết ra hơi rồi, chắc là nuôi mấy má con con không nổi, hay là ba cho bả một đứa, nghen".
Dì Liễu tính đâu chú nói chơi, con người quý con như mạng mình, nói cho là cho sao. Ai dè chú làm thiệt. Dì Liễu mừng lắm, những bữa chợ vắng có một đứa hủ hỉ, trông đồ cho mình ngủ cũng vui. Dì chọn con Ý vì khuôn mặt nó đẹp, sáng sủa chứ không buồn bã như con Nhự Dì còn đi coi thầy, chọn ngày tốt để rước con Ý về.
Hôm con Ý về với dì Liễu là rằm tháng Hai, chú Đời biểu con Ý mặc đồ mới, kéo nó ngồi vô lòng mình, chú chải tóc cho nó, chú chải lâu vì nó cứ tức tưởi liên hồi. Chú hỏi bữa nay con mặc áo màu gì, nó bảo màu xanh. Chú dặn lòng, mình sẽ nhớ hoài, lúc xa chú, con Ý mặc đồ xanh, mặc dù chú không biết màu xanh ra sao. Chú kêu vợ lại, biểu, "Mình hôn nó một cái đi, mai mốt nó không ở với nhà mình nữa. Mình đẻ ra nó mà tui không nuôi, mình đừng có giận". Vợ chú đâu có giận. Chỉ có con Như giận, nó nức nở, "con thương con Ý nhất nhà mà, ba". Chú không thương à? Thương, nhưng chú chắc dạ lắm, bước đi là đi một nước. Vợ chú rên ti tỉ, ngoái lại nhìn phía chợ hoài. Con Như vẫn khóc. Chú hỏi nó, "Con Ý có nhìn theo không, con". "Có, ba à, tội nghiệp nó quá". Dường như con đường có nhiều ổ gà sao nghe chông chênh quá. Chú Đời cắn môi bước tới.
Nhưng đến chạng vạng, lúc quay về nhà trọ đã thấy con Ý ngồi lù ở cửa. Từ đó không cách gì bứt nó ra được. Chú năn nỉ nó quay lại với dì Liễu, nó không nghe. Chú lấy gậy đánh, nó cắn răng chịu. Chú đưa vợ với con Như trốn khỏi thị xã nó cũng biết cách lần theo. Bảy tuổi, con Ý cũng đã bảy năm lưu lạc giang hồ chớ giỡn. Cuối cùng, một đêm, chú bắt nó ngồi trước mặt mình, ôm lấy đôi vai xương xẩu của nó, chú nói cho con Ý nghe một câu chuyện đau lòng, chú nói nó không phải là con ruột của chú, chú lượm nó ở ngoài đống rác bệnh viện. Chú nuôi nó tới chừng này là để kiếm người bán lại. Dì Liễu cũng trả cho chú hai triệu chớ đâu có ít. Con Ý nhìn tệp tiền chú rút ra từ túi áo, mặt nó lạnh băng. Sáng sau, chú Đời đưa con Ý trở lại với dì Liễu. Lúc quay đi chú hỏi con Như, "Nó có nhìn theo không, con". Con Như nói không. Chú ừ, nấc khan một tiếng rồi cất tiếng ca, "Nuôi con khôn lớn không mong gì con nuôi lại me... ", sao mà nghe nghẹn ngào như đang khóc.
Con Như sợ rồi sẽ tới phiên mình. Nó cuống quýt sống, cuống quýt yêu thương chú Đời. Nó ăn ít, lấy đồ cũ ra mặc như thể chứng minh rằng nuôi nó cũng không tốn kém gì mấy. Chú Đời hiểu lòng nó, hay hôn lên mái đầu khét nắng của nó, lặng lẽ thở dài. Lấy số tiền dì Liễu cho, chú Đời đưa vợ vào bệnh viện. Bác sĩ nói vợ chú bệnh đã quá lâu, không có hy vọng chữa lành, nhưng cứ ở lại điều trị một thời gian xem sao. Chú Đời ôm vợ vào lòng, ngồi ngay chỗ băng đá đằng trước, chú nắn đôi tay, rờ rẫm mãi lên mặt vợ, biểu: "Mình ở đây nghen, ráng mau hết bệnh về nấu cơm cho tôi ăn, nói chuyện với tôi chơi. Hồi cưới mình tới giờ, chưa khi nào mình nói câu nào tử tế với tôi, tôi cũng buồn lắm". Vợ chú cười.
3. Cả gia đình lang thang đó giờ chỉ còn hai người. Đêm khuya trở giấc, chú Đời kéo mền đắp cho con Như, vô tình đôi tay chú quệt trúng hai hàng nước mắt. Chú biết nó thức, chú hỏi "Sao vậy, con đau bụng hả?". Nó tức tưởi, "Bây giờ chỉ còn có mình con, ba đừng bắt con đi đâu hết, để con dẫn đường cho ba, mua thuốc cho ba uống, phụ bán vé số, nghen ba". Chú ừ, bỏ con đi đâu bây giờ.
Chú thường vòng qua chợ Bách Hóa, chú không hát, không dừng lại bán, chỉ kêu con Như tỏ mắt nhìn con Ý coi bữa nay nó mặc áo màu gì, mập ốm ra làm sao, tóc dài bao nhiêu rồi. Đứa con gái lớn buồn bã bảo, "em con mập lắm, trắng hơn hồi nó còn ở nhà mình. Nó cắt tóc tém, coi giống con trai lắm, nó nhìn thấy con mà giả đò như không thấy vậy, ba". Không mặc đồ xanh ba mua à? Không, lâu rồi nó không mặc nữa. Chú nghe vừa mừng vừa đau. Vậy là nó quên chú rồi, nó yên lòng bên người mẹ mới. Vậy là từ nay chú đã xa mãi đứa con này. Lụi hụi hết mùa nắng, giọng chú tắt khèn khẹt trong cổ họng, thậm chí không thể cất lời rao. Chú đờn cho con Như ca, tiếng ca ngọng ngịu và non nớt lắm, vô vọng cổ luôn bị đứt giữa chừng. Tội nghiệp, con nhỏ không có tài, ngáy còn lạc giọng mà ca nỗi gì. Những lúc ngồi bên con, nghe nó ăn giá sống cho họng bớt khan, chú Đời muốn khóc, thấy mình bất lực trước bệnh tật. Chú bảo, "Thôi, bỏ nghề, con".
Đã thấu gần hết cái khổ của kẻ hát rong, đã mỏi đôi chân ròng rã, chú Đời bán cây đờn, cái loa với bộ bình ắc quỵ Chú xin cho con Như đi chạy bàn, rửa chén ở quán hủ tiếu Nam Vang. Mới đầu nó không chịu, nó nói ba ở nhà một mình không được. Hồi đó ba buồn còn đờn lửng tửng chơi, bây giờ đờn cũng không còn. Nhưng rồi đến bữa cơm, nó đổi ý, nó không thể để chú Đời quẹt kho quẹt vầy hoài. Một bữa trưa, nó bưng tô nước thịt có nhúng nắm rau chạy về, chú Đời rầy nó làm vậy chi, ông bà chủ chắc không thích, nó cười, chú thím Sảnh biểu con đem về cho ba đó. Người ta thương con lắm. Chú Đời bảo, cuộc đời này, thiệt nhiều người tốt.
Một bữa trưa, chú Đời bắt nó ngồi lâu với chú thêm một chút nữa. Chú lấy lược ra chải đầu cho nó, tóc nó đã dài chấm thắt lưng. Chú nói, không biết chừng nó mười tám hai mươi tuổi tóc dài cỡ nào hen. Con Như cười, chừng đó cho ba chải đầu, thắt bím cho con mệt luôn. Chú Đời bảo, từ đây tới đó còn lâu. Rồi chú than, sao mà chú nhớ vợ với con Ý quá chừng. Con Như bần thần, "Hồi đó, nhà mình vui biết bao nhiêu hén, ba".
Ừ, vui. Trưa vầy, nếu không ở bên hông chợ thì cả nhà chú cũng tụm lại bên một gốc cây nào đó có bóng mát, nghỉ chân, ăn cơm. Hai đứa con nhỏ của chú bữa nào cũng không chịu ngủ lấy sức mà mải mê búng thun. Mở miệng ra rầy, con Ý nịnh, "để con nhổ tóc bạc cho ba". Nó nói đầu ba bạc nhiều lắm, rồi đặt sợi tóc lên bàn tay chú, trời ơi, sợi tóc mỏng tanh, nhẹ te vầy mà nó cũng thấy, con mắt nó sáng ghệ Rồi chú nhớ tới người vợ hay tựa đầu vào vai chú ngủ khì, trong trẻo, vô tư như trẻ con. Tự dưng chú Đời thèm được sống lại những buổi trưa ấy, những buổi trưa đã xa rồi, đã xa mất rồi. Chú biểu, "Mai con chạy ra chợ Bách Hóa, hỏi dì Liễu cho con Ý về, ba gặp một chút, sao... ba nhớ nó quá hà". Nhưng con Ý đâu còn ở chỗ dì Liễu nữa, dì nói nó đi rồi. Con Như tưởng dì giấu, cứ theo năn nỉ hoài, "tội nghiệp ba con mà, dì, cho nó về một chút thôi rồi mai mốt con không lại xin dì nữa". Dì Liễu vốn là người nhân hậu, dì chỉ biết nắm tay nó mà khóc ròng.
Là thật. Con Ý đã bỏ nhà đi bụi đời là thật. Nó đi vì lâu rồi mà không được nhìn thấy người cha tội nghiệp ấy dắt chị nó lặng lẽ qua chợ. Nghĩa là ba nó đã không còn thương nhớ nữa. Vậy thì ở lại làm gì? Con Như quay về, nó phải dừng lại rất lâu, nó không biết phải nói thế nào cho chú Đời đừng đau xót. Nó ngập ngừng đứng chỗ cái hàng ba đầy rêu ướt, chợt nó nghe tiếng hát, trời ơi, là tiếng hát của má nó. "Ầu ợ Đường dài ngựa chạy biệt tăm. Ơ... Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ". Con Như mừng rỡ xô cửa bước vào, má nó đưa tay lên miệng ra hiệu im lặng, rồi thì thào:
- Đừng la lớn. Mệt rồi. Ngủ đi.
Con Như chạy lại ôm má nó, nó nghĩ chắc chú Đời giả bộ đây, trông con Ý thấy mồ mà không chịu dậy. Nó chọc lét vô mấy cái xương sườn của chú, nhưng chọc mãi, chọc mãi, chú không bao giờ thức nữa.
4. Làm gì có chuyện đời như ý?

DÒNG NHỚ

Nguyễn Ngọc Tư

Sáng nay, má tôi lại ra đứng tần ngần ở chợ Ba Bảy Chín, nghiêng nghiêng ngó ngó một hồi, biểu con nhỏ chèo đò chèo dài dài chợ nổị Chợ rao bán rau trái dậy động cả một khúc sông, má tôi thấy ghe nào cũng lần xuồng lại, dòm mặt chủ rồi đị Con nhỏ chèo đò chắc là chèo mối, nó biết bà già định đi đâu, định làm cái gì nên nó biểu:
- Hỏng hỏi thăm thì vô phương kiếm ra, ngoại ơị
Má tôi ngẩn ngơ. Hỏi chớ, chú ơi, thím ơi, tôi muốn hỏi thăm một người quen. Tên gì? Ghe bán gì? Hai Giang. Ghe bán hàng bông. Trời đất, ở xứ này có tỷ tỷ ghe bán hàng bông, cũng có biết bao nhiêu người tên Giang, vậy tướng tá người đó ra làm saỏ Bây giờ đâu có biết ra làm sao, gặp được một lần mười sáu năm trước, nhớ sao tả vậy nghen. Ðàn bà, chừng sáu mươi, trạc tuổi tôi, tóc dài, da ngăm ngăm, không đẹp không xấụ Mới đầu đi với chồng, sau chồng bỏ lên bờ vì cơ cực quá trời, hồi trẻ có đứa con gái đầu lòng chừng bảy tháng tuổi thì rớt xuống sông chết.
- Vậy thì đông lắm, người sống trên chợ này hễ mười thì có năm người y chang hoàn cảnh vậy, dân Ba Bảy Chín mà, "ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh", chị hỏng nghe saỏ
Má tôi chẩng hẩng:
- Vậỷ
- Ừ, người đó quen sao mà tìm coi bộ cực dữ?
- Quen. Chà, hỏng biết nói sao bây giờ, dài dòng lắm, vợ của chồng tôị
Nếu vậy thì dài dòng thiệt, chuyện tình tay ba mà phim dính vô chuyện nầy cũng năm bảy tập trở lên, còn cải lương lâm ly không biết bao nhiêu là nước mắt.
Má tôi cũng khóc nhiều rồị
Má tôi nói hoài, ba mươi tám năm bà về làm dâu nhà chồng, cực có, sướng có, chưa bao giờ nội tôi khắt khe, nhỏ nhặt, khó chịu với dâu, nhưng má tôi vẫn hận nội tới chết mới thôị Hỏi sao kỳ vậy, má tôi kéo chéo khăn lên chậm chậm vô đôi mắt, "Bộ hết người rồi sao mà nội bây cưới tao cho ổng, đó - bà chỉ tay ra bến - gần hết đời rồi tao có được vui đâu".
Ðó là lúc "ổng", tức ba tôi chống cây gậy khật khừng lang thang xuống bến. Ông dừng lại chỗ mấy cây tra, lấy tay rờ rẫm, săm soi từng cái lá, cái bông như tay bắt mặt mừng thằng bạn lâu năm mới gặp. Rồi ông lần ra tới đầu bến, đứng dưới hàng mấm già ngày xưa ông trồng để giữ đất cho khỏi lở, để mặc cho mấy cái hoa nắng vàng xơ rơ đậu xuống cái đầu húi cua, bạc trắng của mình, ông già tha thiết nhìn ra sông. Chỉ vậy thôi rồi khật khừng quay lên, cái chân trái yếu ớt như tựa hẳn vô cây gậy, cứ mỗi lần chân bước, đầu gậy lại xoáy sâu vô đất một lỗ tròn tròn.
Cảnh thì quen lắm, thì ngày nào, buổi nào ba tôi chẳng làm vậy nhưng cứ tụm cả nhà lại, rồi ngồi lặng lẽ dòm, ai cũng nghe đau đau xót xót như ai lấy cật tre cứa tới cứa lui trong lòng. Bởi cái lúc này là lúc sum họp đây, vậy mà sao vẫn thấy thiếu một người, mà thiếu đúng cái người đang lững thững đi dưới nắng kia mới chết.
Sau đợt tai biến mạch máu não lần thứ nhất, nửa người bên trái ba tôi yếu hẳn đi, tưởng chỉ vậy thôi, đến lần thứ hai bỗng dưng tâm trí ông già nhớ quên, ít nói, lẩn tha lẩn thẩn. Nhưng còn sống, còn tự mình đi đứng được là may lắm rồi, ai cũng nói vậỵ Lúc đó cả nhà đang ở chợ, ba tôi càng lúc càng buồn, hay chống gậy đi, mấy lần cả nhà bỏ tiệm may đi kiếm ông. Sau này chỉ cần một mình tôi, vắng ông, tôi chạy xe dọc theo con đường về vườn cũ là gặp. Thấy tôi, ông già khựng lại, không nói gì, nhưng cặp mắt khẩn cầu, da diết, tôi làm như không biết, cầm gậy, đỡ ông lên xe chở về, có lần ba tôi khóc, ông khóc rưng rức, nước mắt nước mũi nhễu nhão, lòng thòng.
Sau lần ấy, cả nhà quyết định đưa ông về sống trong vườn nhà nộị Vườn bỏ lâu nay, nhưng nhờ cô dượng Ba ở kế bên nhà trồng trọt, trông coi nên chỉ cần dựng căn nhà lên là ở được. Chuyện cắt cử người ở lại với ba tôi thì khỏi phải bàn bởi chừng nào mà má tôi bỏ ông được, "làm gì má cũng phải giữ ba", tôi đùạ má tôi xua tay:
- Ổng còn nguyên đó chớ có đi đâu, trước không mất giờ còn sợ mất mát gì nữa, giọng má chợt cay đắng, hồi đó giờ ổng có phải của tao đâu mà giữ.
Nói rồi má tôi trùm cái khăn lên đầu bước xuống xuồng, đưa tôi qua sông, tới bờ bên kia, ngó lại, ba tôi đứng chênh vênh trên bến, đôi mắt như đang nhìn da diết mà không biết nhìn ai, chỉ thấy mông mênh vậy thôị Chơ vơ, cô độc. Má biểu tôi đi đường cẩn thận rồi bơi xuồng trở về, còn nói với theo:
- Sao má lo quá, má sợ ba mầy, ổng mà chết ổng cũng xuống sông để chết.
Lo cũng phải, không phải ba tôi nhớ vườn xưa mà chống gậy về, ông nhớ sông, một ngày ba bốn lượt lủi thủi chống gậy ra bến, cặp mắt như ngó mong, như hờn giận. Ba tôi vốn là người của sông mà. Ông đang ở đây nhưng tâm hồn ông, trái tim ông, tấm lòng ông chảy tan vào dòng nước tự lâu rồị
Và cũng y như má tôi, ba cũng không sống được mấy ngày vui, vui thật, vui đúng nghĩạ Hồi tôi còn nhỏ, còn sống chung với bà nội, đêm đêm cả nhà đi ngủ, ba tôi ngồi hút thuốc trên bộ vạc kê trước nhà, chống rèm lên, ngó ra sông. Kiểu ngồi một chân xếp bằng, chân kia dựng lên, rồi tì cái tay cầm điếu thuốc lên cái đầu gối, đêm này qua đêm khác, kiểu ngồi không đổị Nửa đêm, má tôi đi ém mùng lại, tôi thức giấc, ngó ra chỉ thấy đốm lửa lập lòe, lúc đỏ rực, lúc lại tắt thiu tiụ Má tôi ngồi trong mùng lặng lẽ nhìn ba, còn ba thì nhìn ra sông . Sông cách nhà một cái bến dài chẻ ngang đám dừa nước, đám ô rô mọc lởm chởm chồm từ mé lá lên. Những đêm trăng sáng, nếu không vướng mấy bụi ráng, bụi lức dại có thể thấy một dòng chảy líu ríu, sáng loáng, lồng lộng. Ban đêm, con sông trước nhà tôi không ngủ, nó thức theo những chiếc tàu rầm rì chảy qua, theo tiếng mái chèo quẫy chách bụp rất đềụ Dài từ ngã ba Vàm đến đây, nước chảy êm, khuất gió, những chiếc ghe đi đêm hay đậu lại, nghỉ ngơị Lâu lâu, có chiếc ghe hàng bông lặng lẽ neo lại ngoài bến nhà tôi, treo ngọn đèn chong lên cây đước chơm chởm những cái nhánh con, mỗi nhánh lủng lẳng trái khóm, trái bầu dầm nắng mưa đã teo héọ Không thấy bóng người, chỉ nghe tiếng gàu tát nước cọ vô xuồng xao xác. Hừng đông chạy xuống bến thì ghe đã đi rồị Những đêm đó, ba tôi hút thuốc dữ, cứ nhìn chong chong ra ngọn đèn đỏ ối, nhỏ nhoi, buồn hiu ngoài kiạ Ba tôi thở dàị Má tôi thở dài, chạy qua buồng bên khóc với bà nội tôi, không biết nói cái gì, chỉ nghe lõm bõm, tiếng nội làu bàu: "Vậy ra má đã làm sai cái gì?" và má tôi tuyệt vọng: "Kiểu này biết chừng nào ảnh mới quên chuyện xưa hả má?".
Ngày xưa ba tôi cũng yêu thương một ngườị Nội tôi dứt khoát không chịu (nội có tỷ tỷ lý do để không chịu), ba tôi mới dắt díu người ta bỏ nhà đi, sống kiếp thương hồ. Hai người trải qua biết bao nhiêu cơ cực, nào là gặt mướn, làm cỏ lúa, đắp bờ... mới có được một ít vốn, ba tôi sắm cái máy Koler xuống rẫy bán hàng bông. Họ sống nghèo lắm. Mỗi lần đi ghe đi ngang qua nhà, ba tôi khắc khoải ngó lên, vừa nhớ, vừa đau vì cãi nộị Rồi hai người có với nhau đứa con, nhưng chị bạc mệnh chết đuối, tận cùng đau khổ, ba tôi bỏ về nhà, được về, ba tôi cũng phải đáp ứng vài điều kiện của nội, vậy là ba tôi bỏ người ta giữa dòng bơ vơ. Tôi biết được có bao nhiêu đó thôi, kể ra cũng mấy dòng vậy thôị Mà, cũng phải đợi tới năm mười lăm tuổi, cả nhà mới cho tôi biết. Tôi bật ngửa, chuyện xảy ra lâu rồi, nhưng người ta vẫn còn nhớ, vẫn còn cắm sào trước bến nhớ ba tôi, vậy mà biểu ba tôi quên cái rụp thì làm sao quên được.
Mà, cũng vì ba tôi quên không được má tôi mới thương ông nhiều, sau nầy, lớn lên, biết yêu thương rồi, tôi mới ngộ rạ Con người ta, nhất là đàn ông thương ai mà vì nỗi gì đó quay lưng lại quên mất tiêu thì đúng là không tử tế, không đáng tin chút nàọ Với tôi, ba tôi thì quên hay không cũng được, ba đã sống tốt với cả nhà tôi lắm rồị Ông sống tử tế đến vô cùng, đến thừa, dường như ông gởi gắm tình thương yêu đến cả người vắng mặt.
Ở cái xóm quê, mười người đàn ông thì nhậu nhẹt hết chín, trong chín người hết năm nhậu về chửi vợ, đánh vợ như đánh bịch muối, ba tôi là người duy nhất còn lạị Ông ít nói, hiền lành, từ tốn với má tôi, những lần má tôi bệnh, ba chèo một hơi mười mấy cây số vừa đi vừa về đưa má tôi ra trạm xá, không than mệt, không thở ra, tận tụỵ Lúc nào cũng mình mình tôi tôi, mấy bà hàng xóm nghe tủi cho mình mà khóc, má tôi cũng òa khóc theo, cảnh mỗi người tự người đó biết, người ta hay đứng núi này trông núi nọ vậy mà.
Mơ hồ dường như mình mắc nợ ai đó, cả nhà tôi lúc nào cũng cảm thấy không vui, dù hạnh phúc (hai thứ này sao lại không thể đi chung). Không thấy ai đòi nhưng nợ vẫn cứ là nợ, nó rờn rờn quanh quất trong chái bếp ngày ngày khói tỏa, trong mấy chiếc giường ngủ con con, trong hai bữa ăn mỗi ngàỵ Ngồi quây quần như vầy trong bụng cứ nghĩ, có một người nào đó cô độc, bơ vơ. Mà tội nhất là nội tôi, vốn mê cải lương, nhưng bữa nào ti-vi chiếu mấy tuồng có bà mẹ chồng ác nghiệt chia rẽ duyên của con, dâu là thấy nội tôi rầụ Cho tới lúc cuối đời, chắc nội tôi vẫn băn khoăn trong lòng câu hỏi: "Vậy ra, mình giống mấy bà già trong đó thiệt saỏ".
Má tôi thấy nội bứt rứt cũng không tỏ ra phiền muộn nữa, cốt để an ủi nội tôi lúc cuối đờị Khi nội tôi vừa khuất, má quyết định gặp đối thủ một lần, chỉ định nhìn vậy thôi, chưa biết làm gì mà cũng không biết làm gì người ta, nhưng chắc chắn phải biểu người ta buông tha ba tôi ra, còn gì nữa đâu mà neo ghe trước nhà ngó mong hoàị
Chờ đợi, rình rập hụp hửi mấy lần, chiếc ghe nhỏ với ngọn đèn đo đỏ lại về đậu trước bến nhà tôi, như mong đợi của má. Bữa đó, má nói với ba tôi chèo xuồng về chơi bên ngoại một đêm. Gà gáy chập đầu, bà trở lại, trên xuồng chất đầy mấy thứ rau đồng, bà giả đò làm người đi chợ sớm.
Ngang qua, má tôi tấp xuồng lại kế bên chiếc ghe, than:
- Tính đi chợ cho sớm mà gió quá, chèo không lên, bậy thiệt.
Má tôi tin rằng, người đàn bà kia, cũng như ba tôi, những đêm như vầy không bao giờ ngủ. Mà thật, dì đang chong đèn ngồi thêu áo gối, nghe tiếng má tôi, dì quay lại, dường như sững sờ, bất ngờ một chút dì cười:
- Dà, đêm nay nhiều gió thiệt - Dì vẹt mớ quần áo, kim chỉ trên cái sạp tre - Chị vô mui ngồi cho ấm, chờ bớt gió rồi đi, ngồi ngoài đó cảm sương chết.
Má tôi không từ chối, bà buộc dây xuồng lại, bước qua ghẹ Bà cao người nên ngồi trong cái mui lợp bằng lá chầm đóp phải khom một chút. Họ ngồi đối mặt với nhaụ Má tôi thấy lòng mình bình lặng lạ lùng, hồi ngồi dựng cái cảnh gặp mặt nầy, cứ tưởng là phải làm một cái gì ghê gớm lắm. Có thể vì người đàn bà của ba tôi hiện lên rất hiền, dì mặc chiếc áo cộc tay mầu cau khô ở trong, khoác thêm chiếc áo bà ba ở ngoài, mỏng te, nhiều mụn vá. Tóc đã bạc nhiều, lơ thơ vài cọng rủ xuống mặt. Sương gió đã làm cho khuôn mặt dì đen sạm, nhăn nheọ Má tôi nghĩ thầm trong bụng: "Xấu hơn mình nhiều". Má tôi sợ cứ nhìn chằm chằm người ta hoài cũng không phải nên má ngó lơ chỗ khác. Ðồ vật trên ghe món nào cũng nhỏ nhắn, tuềnh toàng. Ngay sau lưng chỗ má tôi ngồi, bỏ khoang tát nước có một cây ớt hiểm, một cây sống đời đang trổ bông trồng chung trên miệng cái khạp bể. Dì lúi húi dẹp miếng vải đang thêu dở, với lấy bình thủy, châm nước vô cái bình trà sứt vòi, ho khúc khắc. Má tôi chép miệng: "Cha có trà uống thì còn gì bằng, mà chị bịnh hả, mấy lá sống đời nầy ngậm với muối cũng đỡ ho lắm". Dì ngước lên cười: "Dà, lúc nầy trở gió, cũng nhờ nó...". Má tôi hỏi:
- Chị đi ghe một mình à, một mình cũng được sao ?
- Dà, cũng được, chị.
- Ủa, chồng chị đâu ?
- Dà, dì bối rối, ảnh... đi xa lắm.
- Còn chồng tôi thì theo vợ bé mất rồi, má tôi nói luôn.
Dì nhìn sững má, dường như để xem xem nỗi đau mất chồng của má với dì có giống nhaụ Hồi lâu, dì chợt cúi mặt:
- Uống trà, chị, hoàn cảnh của chị cũng buồn thiệt. Nhưng thể nào rồi ảnh cũng quay về. Thiệt đó chị, đa số đàn ông đều tốt.
Tốt saỏ Người ta bỏ cô để cưới tôi mà là tốt à, má tôi ngồi lặng, tự hỏi, mà không biết nói gì nữa, cái câu quan trọng nhất chắc không phải nói lúc nầỵ Má tôi ngồi ngó quanh, một ánh đèn nhỏ nhoi thôi cũng đủ hắt sáng vài xâu cốm gạo treo trên vách, mấy hũ kẹo, bánh ngọt, tiêu tỏi để bên này, trái cây như khóm, bí rợ, khoai lang thì chất thành hàng bên kiạ Sát bên hông dì, dưới tấm vải trắng thêu dở là hai xấp quần áo cũ, người lớn có, trẻ con có được xấp ngay ngắn, nhưng hết thảy đều cũ kỹ, bạc mầụ Má tôi vọt miệng:
- Ủa, chị có cháu nhỏ à?
Sau nầy, má tôi nói, đó là cái câu tàn độc nhất mà má lỡ miệng đánh ngay vào nỗi đau của dì. Dì nhìn trân trân vào ngọn đèn, cái nhìn đau nặng. "Con bé Phước nhà tôi vô phước lắm chị à, tại tôi không cẩn thận nên cháu vừa mới biết bò đã té sông, trôi mất. Cũng mười mấy năm rồi, bây giờ nó còn sống, chắc tôi thêu gối cưới cho nó cũng vừạ Tôi... tôi chiêm bao thấy cháu nó hoài, chiêm bao lãng nhách hà, tự nhiên tôi thấy con tôi biết nói, nó biểu má đừng bỏ con, trời ơi, tiếng nó thấy cưng lắm kìa, vía tôi trả lời, mẹ sẽ sống trên sông hoài với con, vía tôi thấy nó cườị..". Dì nói một hơi dài, giọng dì hơi nghẹn lại: "Trời ơi, chị có chuyện buồn lòng mà tôi lại kể chuyện buồn lòng nữa, chắc chị phiền tôi lắm. Mớ đồ nầy tôi cất lâu rồi, sợ mốc, cứ mấy tháng là tôi đem ra giặt lại, của con bé con tôi có, của chồng tôi có. Chồng tôi... tôi chỉ còn giữ lại bao nhiêu đây thôị Chị coi, tôi khùng hôn, không giặt thì không được mà giặt hoài, tới hơi chồng cũng bay, tôi cũng quên mất rồị..".
Dì cười quay quắt. Má tôi chút nữa đã bật khóc, bà cố nén nghẹn ngào:
- Ðàn bà mình sao khổ vậỷ
Tiếng gà gáy xa xa, con nước đêm nay mau lớn quá, mới đây thôi đã ngập nửa cây sào neo ghe rồị Lúc nầy, nước lớn không nghe bìm bịp kêu, mà nhờ không có, chứ nghe bìm bịp kêu càng buồn nữạ Má tôi ngồi bình tâm lại, vậy thì mình nhỏ nhen gì mà giành với người ta chút nầy nữạ Năm nầy qua năm khác mình được sống chung với ảnh, ban ngày ngoài ruộng, ban đêm chung giường. Ngó mặt nhau ăn cơm, ngủ cũng đấu mặt lại ngủ... Còn người ta, nhớ thương đứt ruột, có thể chạy ào lại để gặp nhau nhưng vì lương tâm không làm được, đành ngồi đây ngó lên, ngồi ở trên ngó xuống. Ðau lắm chớ. Má tôi nhìn ra ngoài trời, vẫn còn khuya lắm, nhưng đã thấy mấy chiếc xuồng đi chợ sớm lướt qua, tiếng mái chèo quẫy chũm trên mặt sông ngọt, nhẹ, cứ tưởng từng lát nước xếp lên nhau như những lát đất càỵ Dường như trời bớt gió nhiều rồị Dì nghiêng đầu ra ngó trời, chừng như nuối tiếc, thảng thốt:
- Trời đất, đêm qua lẹ thiệt. Chắc tôi phải đi bây giờ.
- Sớm vậy saỏ
- Dạ, tôi thường đi... trước lúc người ta thức...
- Tại tôi nhiều chuyện làm chị thêu không xong...
- Không, người đàn bà cười, nét mặt thốt nhiên buồn bã, tôi thêu cho hết đêm, xong rồi lại tháo chỉ ra thôi, tôi sợ, nếu không làm gì, tôi... tôi sẽ nhớ chồng con tôi rồi mắc... khóc, cầm lòng không được. Mà, đàn ông chịu cực khổ nhiều lắm rồi, lấy nước mắt trói buộc họ nữa, tội họ lắm, chị à.
Vậy rồi hai người chia nhau đị Ghe nổ máy rồi, khói xịt tơi bời, dì còn dặn lại: "Nếu ảnh có quay về, chị đừng giận ảnh nghen. Người ta có đi đâu làm gì thì cũng thương mình chị thôi". Má tôi không nói, quay đi và khóc.
Tháng sau, má tôi quyết định gom mớ của cải cả nhà có được ra chợ, mua cái nhà. Ba tôi biết chút ít nghề mộc nên nhận đóng tủ, bàn ghế ở nhà, má tôi chiên đậu hũ bỏ mối, chị tôi mở tiệm may, tôi vào đại học. Mọi thứ được sắp đặt lại, mới mẻ, gọn gẽ. Má tôi bắt ba phải xa sông, nhưng chính bà cũng biết, những dòng nhớ vẫn tiếp tục chảy mãi trong hồn ông. Má tôi cũng không kể với ba cái đêm gặp "tình địch" ấy, nhưng mãi mãi, mỗi khi cả nhà ngồi ăn cơm, tim má lại hiện lên hình ảnh cái rổ úp chén đan bằng nan tre đã xỉn mầu, trên đó có cái dĩa, cái tô và ba cái chén, ba đôi đũa như thuở người đàn bà trên ghe còn nguyên một gia đình.
... Bây giờ má tôi muốn gặp dì, nhưng lâu quá, chờ hoài không thấy dì ghé lại đậu ngoài bến như ngày xưa, đã mười mấy năm rồi, không biết có biến cố gì không. Chỉ tội má tôi tảo tần kiếm cho kỳ được. Tôi hỏi má tìm làm gì, má tôi nói để cho hai người gặp lại, coi thần trí ba mầy có đỡ hơn không. Rồi thì ba tôi cũng mỏi mòn nằm xuống trên mảnh vườn của nội tôi, bình yên. Má tôi vẫn không ngừng tìm kiếm dì, hỏi để làm gì, má tôi nói để cho dì hay và nói với dì, nếu sống mà không gần được chừng nào chết, mời dì lên nằm trên đất vườn tôị
Ðó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về những dòng sông miên man chảy.