Tuesday, July 3, 2012

SÓNG THẦN "CHỦ QUYỀN DÂN TỘC" CUỒN CUỘN NỔI LÊN GIỮA LÒ QUỐC HỘI VNCS!

Hà Nhân Văn
 
Thế giới hôm nay đầy những sự việc đột ngột, bất ngờ. Số báo này, HNV đã viết được mấy trang chủ đề Ai Cập, Dân chủ, Hồi giáo và quân đội, đang là đề tài nóng. Quân đội Ai Cập kịp thời giới hạn quyền lực của đảng Huynh Đệ Hồi Giáo, ban hành hiến pháp trước khi Mohamed Morai, tân tổng thống cầm quyền. Bỗng tin tức đột ngột, quốc hội VNCS vừa thông qua và ban hành luật biển VN. Do đó, đề tài Ai Cập đành gác lại. VN vẫn phải là ưu tiên.
TIN ĐỘNG TRỜI! RUNG RINH!
 Bất ngờ, ngày 21-6-2012, các báo và đài phát thanh loan tin: bằng 495 phiếu trên 496 phiếu, một phiếu trắng của chủ tịch, quốc hội VNCS đã bỏ phiếu thông qua Luật Biển VN. Lập tức, chỉ ít giờ sau, Thứ trưởng ngoại giao Trung Cộng triệu Đại sứ VN Nguyễn Văn Thơ đến bộ trao kháng thư của CHNDTH nghiêm trọng và mạnh mẽ phản đối, cho rằng đạo luật mà QHVN vừa thông qua đã vi phạm chủ quyền của TQ. Đạo luật ấy khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của VN, lại nhấn mạnh thêm, các tàu ngoại quốc khi đi vào vùng biển này của VN, phải báo cho VN biết trước. Bộ ngoại giao TC đòi VN phải hủy bỏ ngay đạo luật kể trên! Hôm sau đồng loạt Tân Hoa Xã, Nhân Dân nhật báo, China Daily và The Global Times phản bác lại như điên cuồng, đầy thóa mạ và đe dọa VN. Đồng thời quốc vụ viện TC ban hành quyết định do Ôn Gia Bảo ấn ký, thành lập thành phố Tam Sa bao gồm 3 quần đảo ở Biển Đông: Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa, tên gọi Hoàng Sa và Trường Sa là của TQ. Phát ngôn viên TC nhấn mạnh: huyện Tam Sa thành lập từ năm 1959, sau ngày Phạm Văn Đồng gửi quốc thư cho Chu Ân Lai tán đồng bản tuyên bố của họ Chu ngày 4-9-1958 về chủ quyền biển đảo 12 hải lý. 
Bộ luật Quốc hội VN vừa thông qua đã tiêu hủy thư của Đồng gửi Chu Ân Lai mà tự nó vốn vô giá trị trước công pháp quốc tế, HNV đã hơn một lần trình trình bày trên mục này. Theo tin từ Đài Bắc, Bắc Kinh sửng sốt kinh ngạc trước hành động "động trời" này của Hà Nội. Gọi là "động trời" là do Đảng và Nhà nước VNCS vẫn còn đang ràng buộc chặt chẽ với đảng CSTH. Hội đồng tối cao "chỉ đạo chiến lược Việt - Trung" và Hội đồng lý luận Việt Trung vẫn còn chình ình ra đó. Tàu chiến hải giám và ngư chính (của hải quân TC trá hình dân sự) vẫn đi đi lại lại trên vùng biển thuộc chủ quyền VN. Và quan trọng hơn cả, TC đang trực tiếp chi phối nền kinh tế thương mại VN, tạo thế mới ở bán đảo Đông Dương. Trong vòng 10 năm, TC đưa vào Lào khoảng 100,000 Hoa kiều, tham vọng tạo một Vân Nam thứ 2, khống chế VN. Dân Lào gốc Thái rất gần gụi với dân Vân Nam về chủng tộc và văn hóa. VN có đủ sức tự vệ không, chưa nói đến trực tiếp đương đầu với TC? 
Xa lộ Côn Minh Vân Nam và Lào Cai đã hoàn tất, vừa rầm rộ khánh thành. TC tiếp tục viện trợ cho Hà Nội để hoàn tất xa lộ này nối liền Lào Cai - Hà Nội. Đây là một xa lộ chiến lược quân sự cực kỳ quan trọng, gọi là Xuyên Việt - Trung Vân Nam - Hà Nội. Bước kế tiếp là đoạn xa lộ mới Hà Nội - Hải Phòng, thành phố cảng này năm 2012 đã là thành phố Tàu Hoa Hán.
Bắc Kinh rất thâm độc và quỉ quyệt, đưa dân nội địa vùng sâu qua VN và Lào. Do vậy, Hải Phòng ồn ào tấp nập dân Hoa Quý Châu, Hà Nam chiếm đa số, áo đảo dân Quảng Đông, Phúc Kiến và Hải Nam. Không còn mấy người nói tiếng Quảng Đông ở Hải Phòng, Móng Cái, Hà Nội, Ninh Bình, một tỉnh đang trên đà Hoa Hán hóa. Năm 2010, xảy ra một vụ cháy cơ sở đóng giày da ở Hải Phòng mới vỡ lẽ: cơ sở này do một người Hoa đến từ Quý Châu, nói tiếng Việt còn ấm ớ, lấy cô vợ VN lại có hôn thú (do hối lộ), cho vợ làm chủ cơ sở không có giấy phép, đã mấy năm trốn thuế, công nhân Việt chết cháy không được bồi thường. Với thảm cảnh nêu trên, VN đang trên đà "Hoa hóa ngoại quốc nhân" của Bắc Kinh. Hà Nội có thể đối đầu với Bắc Kinh không?
CÔNG TÁC CỦA LEON PANETTA "SO FAR... SO GOOD"
Dù sao với đạo luật Biển Đảo vừa được thông qua, ít nhất đã là một dấu hiệu chuyển biến rất quan trọng trong lòng ĐCSVN. Xin nói: rất quan trọng với 495 phiếu. Lẽ dĩ nhiên chỉ là số phiếu "nhất trí" chỉ đạo nhưng tự nó đã là một thông điệp gửi cho nhiều phía đối tác: Trung Cộng, Hoa Kỳ, ASEAN, xa hơn là Nhật, Úc và Ấn. Quốc hội VNCS tuy là QH đóng dấu nhưng là một diện của ĐCSVN. Tất cả các đại biểu là đảng viên, trực tiếp do đảng bộ QH chỉ đạo. CT Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng (NTD), các bí thư tỉnh ủy, thành phố và nhiều bộ trưởng đều kiêm đại biểu QH. Đầu tháng 5, chủ tịch QH TC (Hội nghị Hiệp thương chính trị) họp báo tuyên bố dứt khoát: không có tam quyền phân lập. Tư pháp, lập pháp và hành pháp là một do ĐCSTH lãnh đạo. Vài ngày sau, TBT Nguyễn Phú Trọng với chiếc lưỡi gỗ, con vẹt đó lại khua môi múa mép: ĐCSVN không chấp nhận tam quyền phân lập. Trọng chỉ nói lên sự thực mà bao nhiêu năm qua ĐCSVN đã lừa bịp dối trá nhân dân. Sự thực là quốc hội VN là ĐCSVN. Qua đạo luật kể trên, trước hết, ĐCSVN và NTD, quyền lực mạnh nhất hiện nay, đã nói với Hoa Kỳ, một cách riêng, HP Obama và BT Leon Panetta: chúng tôi dứt khoát về Biển Đông. Với TC và VN, chúng tôi từ đây "anh đi đường anh, tôi đi đường tôi"! 
Bắc Kinh đã hiểu rằng NTD, Trương Tấn Sang đã bỏ phiếu thông qua đạo luật. Trương Tấn Sang vừa bỏ phiếu lại vừa đặt bút ký ban hành đạo luật. Với ASEAN, đặc biệt với Phi Luật Tân và Cao Miên đang là chủ tịch ASEAN, Hà Nội đã khẳng định: Hoàng Sa và Trường Sa là của VN, không còn cần tranh luận. Và từ nay, diễn đàn tranh biện về chủ quyền hai quần đảo này ở Hà Nội, Sàigòn, Manila, kể cả ở Nhật và Mỹ không còn cần thiết. Nếu cần, chỉ còn một đường đưa TC ra tòa án quốc tế về luật Biển. Xin lập lại, quốc thư của Phạm Văn Đồng (PVĐ) gửi Chu Ân Lai tự nó chỉ là một văn bản "cầm cố" chủ quyền Biển Đảo trong nhất thời CSBV phải cầm cố! Giả dụ nếu HCM ký lá thư ấy với tư cách chủ tịch nước VNDCCH kiêm Chủ tịch đảng Lao Động (CS) VN thì cũng vô giá trị. Với đạo luật vừa thông qua, văn thư ấy do HCM ấn ký cũng bị tiêu hủy, huống chi do Phạm Văn Đồng ấn ký. Về đảng, PVĐ chỉ là nhân vật số 4 trong bộ CT - TƯĐ vào lúc bấy giờ. PVĐ không có vai trò hành pháp hiến định trong HP 1946 và HP 1959 dù là trên danh nghĩa. Ông ta không phải là thủ tướng nắm quyền hành pháp như thủ tướng chế độ đại nghị Canada, Nhật, Úc, Ấn Độ mà chỉ là người cầm đầu hệ thống hành chính công quyền. Kết luận, đạo luật Biển Đảo kể trên đã giúp cho Hà Nội xóa gọn di sản pháp lý một thời. Bắc Kinh đau quá! Đau điếng! Làm gì nhau đây? Hơn ai hết, Bắc Kinh tự hiểu, chuyến công du Hà Nội vừa qua của BTQP Mỹ Leon Panetta, không phải chỉ là ngao du hữu nghị mà là chuyến đi công tác chiến lược ở VN. Hiệu quả trông thấy!
CÒN GÌ NỮA? WHAT'S NEXT?
Vấn đề quan trọng thiết thân với đất nước VN sẽ là cái gì sau đạo luật Biển Đảo kể trên? Chắc hẳn HP Obama sẽ hỏi: What's next? Mua khí giới, tàu ngầm, máy bay Mỹ chăng? Chưa, còn quá sớm. Như trước, chúng tôi đã nêu rõ: chưa cần và chưa thể! QHVN thông qua đạo luật nêu trên, đó là một thứ vũ khí có thể nói "thần sầu quỉ khốc", tiên phong và bản căn, ít nhất về pháp lý và là thế tâm công đối với thành phần nội xâm của Bắc Kinh ở ngay trong lòng ĐCSVN. Phải ổn định nội xâm đã, không ở đâu xa, ở ngay trong bộ CT TƯĐ ĐCSVN. Đây là một đột biến, theo tin từ Hà Nội, phe đầy tớ Bắc Kinh trở tay không kịp, hẳn bọn này đã lượng giá quá thấp chuyến công du VN của Leon Panetta. Chắc hẳn, Sang, Dũng, Thanh đã cụ thể nhận được bảo đảm. Leon Panetta đến Cam Ranh, họp báo "trên lãnh thổ Mỹ" tức trên tàu US Bird thuộc hải vận dân sự của hải quân Mỹ (cục tiếp vận). Đó là một bảo đảm quyết tâm của Mỹ trở lại VN. Panetta không đợi đến Hà Nội mới họp báo. Những gì mà BT Panetta nói riêng với NTD và Phùng Quang Thanh ai mà biết được! Cái "ai mà biết được" đó, chính là yếu tố đột ngôảt về Luật Biển trên. Dự thảo Luật Biển ngâm tôm đã từ lâu, nay đúng thời với những bảo đảm nên mới được đưa ra biểu quyết. Xin thưa lại: năm 2010, khi Nguyễn Phú Trọng còn làm chủ tịch QH, một số đại biểu thế lực đệ nạp bản Tuyên bố của QHVN về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa, mới chỉ là tuyên bố, Trọng còn cho xếp lại, huống chi một đạo luật. 
Với thủ đoạn của CS, cái gì cũng có thể chỉ là chiêu bài. Hy vọng đạo luật Biển Đảo không phải là chiêu bài và là cái mồi để mồi chài Uncle Sam. Nói theo Mỹ, hãy "Wait and see"! Chớ vội lạc quan! Cái thòng lòng "TQ vĩ đại" vẫn còn trên cổ ĐCSVN và những Nguyễn Phú Trọng. Nhưng ít ra đạo luật kể trên đã là một danh nghĩa pháp lý trước luật pháp quốc tế và quyền dân tộc độc lập. Luồng gió mới dân tộc độc lập đang cuồn cuộn nổi lên giữa lòng quốc hội VN cũng là giữa lòng CSVN.
VN CẦN HỌC LẠI BÀI HỌC LỊCH SỬ CŨ!
Cái còn lại, What's next? sẽ tùy thuộc vào diễn tiến quan hệ Việt Mỹ. CĐVN tại Mỹ nếu nhất trí và linh động sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong mùa bầu cử Mỹ từ nay đến tháng 11-2012. Lá phiếu thêm (Swing votes) đủ sức thay đổi cán cân thắng bại. Người Việt ở Mỹ và hải ngoại nói chung, nhất là ở Canada và Úc Đại Lợi, có đủ sức mạnh ảnh hưởng đến chính sách Mỹ mà Canada và Úc Đại Lợi bao giờ cũng là yếu tố đằng sau chính sách Mỹ. CĐVN hải ngoại có thể đóng góp vào cái "What's next". Nhân dịp này, thiết tưởng dân VN cần học lại cho kỹ những bài học lịch sử của ông cha hầu có thể tùy thời ứng xử đối với Bắc triều Đỏ.
Trong các triều đại cũ của Tàu, chưa một triều đại nào tham lam, bức bách, kiêu ngạo và âm mưu bành trướng chiếm đoạn lân bang bằng triều đại CS Đỏ TC ngày nay. Bắc Kinh nhắc đi nhắc lại điệp khúc dài hơi: VN từng là chư hầu của TQ. Các triều Tống, Nguyên, Minh và Thanh có quyền tôn chủ đối với VN. Tôn chủ là cái gì vậy? Từ thời Mao Trạch Đông, Bắc Kinh mới sáng chế ra "quyền tôn chủ" để áp đặt lên các nước lân bang từng phải triều cống Tàu như VN, Cao Ly, Mông Cổ, các vương quốc Trung Á, Tây Tạng, Nepal, Bhutan, Miến Điện, Thái Lan (tức Xiêm La cũ), Oa Qua (Java). Riêng VN, bị nhà Tống áp đặt buộc phải nhận làm chư hầu, triều cống. 
BẮT BUỘC PHẢI LÀM CHƯ HẦU
Năm 968, Vạn Thắng vương Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lên ngôi vua, tự xưng là Đinh Tiên Hoàng đế, sánh ngang với Bắc đế, phong cho con là Đinh Liễn làm Nam Việt vương, lấy lại tên nước cũ phong cho con, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, hàm ý nước Việt lớn lao từ Trung châu Trường Giang, Động Đình hồ Hoa Nam trải dài xuống phương Nam. Cồ không phải là chữ Nôm như cồ bự, gà cồ. Cồ đây trong Đại Cồ Việt chép trong VN Sử lược của Trần Trọng Kim là loài chim phượng hoàng đặc biệt của VN, loại quốc điểu đuôi cộc (xem Trần Trọng Kim, sđd, tr. 86). Nghe tin Đinh Tiên hoàng đế xưng đế, dám đặt tên nước là Đại Việt, lại dám lấy tên nước cũ Nam Việt (gồm Quảng Đông, Quảng Tây và đảo Hải Nam), đặt tên cho con làm vương hiệu, Tống đế lập tức cho sứ thần sang Hoa Lư, áp đặt Đại Việt làm chư hầu, gọi Man Di, đè vua Đinh mà phong làm quận vương. Sắc thư gửi vua Đinh, lớn lối, cảnh cáo: "Xứ Giao châu nhỏ, ở xa tại cuối trời, cuối nhà Đường lắm việc, chưa kịp xử phân. Nay thánh triều (!) chở che muôn nước, nghiệp thái bình đã được thành công. Đợi ngươi đến chầu, cho vui lòng trẫm. Ngươi không theo phục, làm ta bận lòng, khiến ta phải dùng kế chặt chân, tiện đốt (tay), làm cỏ nước ngươi, hối mà sao kịp" (Việt sử lược, Q. I, tờ 17b). 
Nước vừa thống nhất, còn yếu, vua Đinh đành chịu lép vế, nhưng không sang chầu, chỉ sai con là Đinh Liễn sang dâng lễ phẩm để giao hiếu. Kể từ đây, nhà Tống phong vương cho hoàng đế Đại Viêảt. Đến đời vua Lý Anh tông (1138-1175), Đại Việt đã hùng cường, vượt cả Tàu về binh lực, quân Đại Việt, theo Tống sử, 17 lần "dám" xâm phạm thiên triều, Lý Thường Kiệt đem quân đánh sâu vào nội địa nhà Tống "cho biết binh uy rồi rút về"! Năm 1164, Tống đế thừa nhận VN là một nước, bỏ quận vương phong cho vua Lý Anh tông làm vua An Nam quốc vương. Nhưng chỉ là nghi lễ ngoại giao. Đại Việt hoàn toàn độc lập. Ấn An Nam quốc vương ta cho vào hộp cất đi, chỉ dùng ấn này trong văn thư gửi sang vua Tàu. Trong nước, từ Lý, Trần, Lê và Nguyễn, các vua Việt dùng ấn quốc truyền Đại Việt hoàng đế. Quốc hiệu Đại Việt liên tục 834 năm. Gia Long thống nhất đất nước 1802, qua năm 1804 đổi là Việt Nam. Năm 1834, VN hùng cường nhất Đông Nam Á, vua Minh Mệnh đổi là Đại VN, gọi tắt là Đại Nam, duy trì đến năm 1945. 
Trong văn thư gửi qua Thanh đế, Bắc Kinh, vua Gia Long không xưng là thần như Xiêm La, Miến Điện, Cao Ly mà xưng là VN Quốc trưởng. Căn cứ từ lẽ thịnh suy, tổ tiên ta đã dạy con cháu: "trong phúc vốn có họa mà trong họa tự có phúc". Năm 1884, Pháp chiếm Hà Nội và Bắc Kỳ rồi chiếm kinh thành Huế, buộc triều đình Đại Nam phải ký hòa ước 1884 nhận quyền bảo hộ của Pháp và chấm dứt triều cống nhà Thanh Trung Hoa. Khâm sứ Pháp yêu cầu Đại Nam trả lại nhà Thanh quả ấn bạc Thanh đế phong cho các vua triều Nguyễn "chỉ khi nào gửi quốc thư mới dùng, kỳ dư không cần chi cả. Nay nước Đại Nam đã nhận nước Pháp bảo trợ, không còn làm phiên phục nước Thanh (Tàu) nữa thì cái ấn ấy nên lấy ngay trả lại cho nước ấy". Phụ chính Đại thần Nguyễn Văn Tường (Pháp gọi là Phó Vương - Vice Roi) sai Hộ bộ Thượng thư cho áp ấn để lại khuôn mẫu trả lại nhà Thanh rồi đem ngay cái ấn ấy phá đúc thành khối bạc (xem: Đại Nam thực lục, Chính biên, Đệ ngũ kỷ, Giản tông Nghị hoàng đế, Q. IV, tr. 119 - Bản Hán văn hiện lưu trữ tại Thư viện The Yenching, ĐH Harvard, Mass. USA, ký hiệu số FC 2467 (p)). Thế là chấm dứt vĩnh viễn 816 năm (968-1884) phải làm Phiên phục Bắc triều dù VN là đệ nhất phiên phục, trên Cao Ly (phiên là phên dậu, nước nhỏ lân bang làm phên dậu cho nước lớn).
Năm 722, vua Mai Hắc đế, tức Mai Thúc Loan, một bần nông, quanh năm cày bừa gồng gánh, vua đứng lên cứu nước, định liên minh với Chân Lạp dẹp giặc Bắc, các tướng tỏ ý lo sợ, nhà vua nói: "Sợ là sợ kẻ thù gần, đâu lại phải sợ người phương xa". Lời vàng ngọc của Mai Hắc đế, VN cần phải coi là phương hướng chỉ đạo vào lúc này.
HÀ NHÂN VĂN

No comments:

Post a Comment