Friday, July 13, 2012

ANH LÁI ĐÒ

Thứ sáu, ngày 13 tháng bảy năm 2012


Nghị quyết dự thảo về quản lý Internet



Trong chuyến thăm Việt Nam ngày 10 tháng 7 vừa qua, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã bày tỏ quan ngại về việc Nhà Nước Việt Nam hạn chế tự do Internet, tự do ngôn luận trên mạng và bắt bớ bloggers. Sự lên tiếng này của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ là cao điểm của tiến trình vận động quốc tế kể từ khi thông tin về dự thảo nghị định quản lý Internet được thông báo rộng rãi.  Hệ quả của dự thảo này đã được Blog No Firewall. Vào tháng 6, Bộ Thông Tin Truyền Thông đã trình dự thảo lên văn phòng Thủ Tướng và hiện đang được cứu xét để trở thành luật. 

Nỗ lực vận động tự do Internet

Ngày 11 tháng 4, 2012 Đảng Việt Tân ra thông báo và phân tích hệ quả của dự thảo Internet đối với tự do ngôn luận và tự do Internet cho cư dân mạng Việt Nam. Bài phân tích kết luận rằng, thứ nhất dự thảo Internet là một trường hợp điển hình Nhà Nước Việt Nam áp dụng pháp luật như công cụ để hạn chế tự do Internet của người dân. Thứ nhì kiểm duyệt Internet không chỉ là vấn đề vi phạm nhân quyền mà sẽ kìm hãm phát triễn kinh tế và ảnh hưởng trách nhiệm của Việt Nam như một thành viên của cộng đồng quốc tế. Sau cùng, Đảng Việt Tân kêu gọi các công ty Internet ngoại quốc không hợp tác kiểm duyệt người dân Việt Nam.

Có đôi lúc chúng ta hãy gạt bỏ hận thù, tư duy như đứa trẻ

Trong cuộc đời ai lại chẳng có mẹ?
Thời sư, chính trị riết rồi cũng chán. Hãy gạt bỏ hận thù trong giây lát, tư duy như đứa trẻ nhé! Lái Đò xin tặng đọc giả một câu chuyện tình cờ đọc được trên Internet.


Một cậu bé trạc khoảng 15 tuổi muốn có tiền tiêu, thay vì chìa tay ra xin mẹ, cậu ta bèn nghĩ ra cách viết một tờ giấy gởi đến mẹ như sau:


1. Sáng phụ Mẹ dọn dẹp giường ngủ : $1.


2. Phụ Mẹ dọn dẹp bữa ăn sáng : $2.

3. Sau khi đi học về coi em : $3.

4. Phụ Mẹ dọn bữa ăn tối, sau đó dọn dẹp: $4.

Cộng: $10.

- Thời hạn thanh toán: Sáng sớm mai trước khi con đi học.


Sáng sớm ngày mai bà mẹ đặt tờ giấy bạc $10 trên bàn cho cậu ta và sau khi cậu rời nhà đi học, bà mẹ lật mặt sau tờ giấy lại và ghi như sau:



Nguy cơ của một cuộc xung đột Việt Nam Trung Quốc



Chỉ cần Trung Quốc mưu toan chiếm giữ các mỏ dầu mà Exxon đang làm việc và hạm đội Mỹ nhảy vào bảo vệ, điều đó có thể gây ra một cuộc xung đột quân sự lớn.

Từ đầu tháng này, EU đã ngừng nhập khẩu dầu mỏ Iran và này chỉ còn Trung Quốc và Ấn Độ là khách hàng lớn nhất dầu mỏ Iran. 

Do tình hình ở Trung Á căng thẳng, chính quyền Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực tìm các nguồn cung cấp hydrocarbon thay thế. 

Trung Quốc đang đưa ra trắng trợn hơn yêu sách đối với vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, nơi các công ty dầu khí Gazprom của Nga và Exxon của Mỹ đang hoạt động.


Trong chiến tranh, không ai là người chiến thắng



“Trong chiến tranh, có cái chết, sự hủy diệt nhưng không ai thực sự chiến thắng. Và cách tốt nhất để tránh chiến tranh là học hỏi lẫn nhau, nói với nhau, trao đổi ý kiến với nhau, trao đổi sự khác nhau về văn hóa, chính trị” – cựu Thống đốc bang Massachusett Michael Dukakis chia sẻ.

Dưới đây là lược trích nội dung bàn tròn giữa ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Học viện Trần Nhân Tông và ông Michael Dukakis.

- Là cố vấn của Giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa giải , ông thấy chúng ta  nên làm gì để lý tưởng Hoà giải đi vào cuộc sống?

Michael Dukakis : Tôi nghĩ chúng ta cần trao đổi văn hóa, cần khách đến thăm, cần nhiều cơ hội để ngồi lại với nhau, nói chuyện và trao đổi các ý tưởng, xem chúng ta có thể hiểu lẫn nhau không. Việt Nam hiện tại là một nơi năng động xét trên góc độ kinh tế, góc độ văn hóa. Và một trong những điều chúng ta phải làm tốt hơn ở Mỹ là không chỉ đưa ra lời khuyên cho nhau mà phải học hỏi lẫn nhau.

Hiện tượng thoái hóa trong giới trí thức Việt Nam



Nạn đạo văn, đạo luận án...
diễn ra tràn lan trong xã hội hiện nay


Từ góc độ công chúng bị những trí thức không biết tự trọng “tra tấn” trên truyền thông, người ta lại thấy thêm một vấn đề nghiêm trọng khác là mặt bằng và chuẩn mực những giá trị tri thức truyền thông phục vụ đại chúng đang bị một số gương mặt trí thức thuộc sở hữu của nhóm lợi ích truyền thông thao túng.

Những scandal sách dịch, sách giáo khoa, tác phẩm học thuật, đạo văn, đạo luận án... đặt ra một vấn đề: phải chăng đang có sự thoái hoá trong những người tự nhận là trí thức, và nếu đúng thì đâu là nguyên nhân?

Sự xuống cấp trong công việc trí thức

Nhiều người không tin những lỗi dịch thuật nghiêm trọng, những sai lầm sơ đẳng của những tác phẩm học thuật... là do kém trình độ ngoại ngữ, trình độ học thuật, văn chương của người, nhóm người đứng tên tác giả, dịch giả. Bởi không ai viết sách, dịch sách được xuất bản, được lăng xê và thành danh mà kém cả. Chỉ có thể giải thích: những người này đã không nghiêm khắc với bản thân trước công việc trí thức.


Tàu cá Trung Quốc ồ ạt tiến đến về Trường Sa của Việt Nam

Ngày 12/7, khoảng 30 tàu cá Trung Quốc đã đồng loạt khởi hành từ cảng Tam Á tới vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đồng thời với việc 3 tàu Ngư chính Trung Quốc xâm phạm vùng biển Nhật Bản.

Mạng Chinadaily đưa tin khoảng 30 tàu đánh cá của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, đã chia thành hai biên đội khởi hành từ cảng Tam Á sáng 12/7 với đích đến là ngư trường Trường Sa. Đây là lần đầu tiên các tàu cá Trung Quốc tiến hành ra quân một cách rầm rộ theo một đội hình được tổ chức chặt chẽ như vậy.

Cụ thể, nhóm tàu này được chia thành 6 tổ thuộc hai biên đội khác nhau. Trong đó có một tàu cỡ lớn 3.000 tấn đảm nhiệm chức năng hậu cần, cung cấp dầu, nước, đá lạnh cùng các dịch vụ khác.
 

Bảo vệ ngư dân là bảo vệ chủ quyền

Đoàn tàu từ đảo Hải Nam
xuống đánh bắt trái phép ở biển Trường Sa.
Trung Quốc vừa cướp 3 tàu, toàn bộ ngư cụ của 6 tàu,  hải sản  đánh bắt được, tất cả trị giá hơn 4 tỉ đồng. Ngư dân ta đã bị lực lượng Kiểm ngư của họ dùng dùi cui điện, còng tay, uy hiếp bắt giữ. Thuyền trưởng Võ Quốc Việt hạ cần tăng ga chỉ vì sợ hỏng máy, đã bị đấm thẳng vào mặt ngã nhào. Chúng phơi nắng anh em ta, mỗi ngày chỉ cho nấu cơm một lần vào buổi  chiều. Tất cả phải lăn tay vào biên bản về “tội xâm phạm lãnh hải Trung Quốc”(?) trước khi thả về. Và giờ đây, trước mắt những người vừa trở về  là câu hỏi: Làm sao  trả được vốn vay mua tàu, ngư cụ đã bị cướp sạch? Làm sao tiếp tục ra khơi, bám biển đây? Cả nước phải có trách nhiệm cùng với ngư dân trả lời những câu hỏi ấy!

Toàn dân đã nhiệt liệt hoan nghênh Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21-6-2012, phạm vi bao gồm quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Tinh thần của Luật này là, Nhà nước, cùng mọi tổ chức yêu nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Khuyến khích đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ  khai thác, phát triển kinh tế biển và đảm bảo yêu cầu quốc phòng, an ninh. Trong tình hình Trung Quốc đơn phương gây hấn trên Biển Đông, ngư dân không chỉ là lực lượng đi đầu hoạt động khai thác thủy sản mà còn có vai trò khẳng định chủ quyền biển đảo. Hàng ngày có 10.000 tàu đánh cá giương cờ đỏ sao vàng ra khơi.

Thứ năm, ngày 12 tháng bảy năm 2012


Clinton: ‘Đừng đe dọa trên Biển Đông’



Ngoại trưởng Clinto cho biết Mỹ rất quan tâm đến tình hình
trên Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm thứ Năm ngày 12/7 đã kêu gọi các nước có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông hãy giải quyết tranh chấp một cách ‘không áp đặt’.

Các nước nên giải quyết tranh chấp một cách ‘không áp đặt, không ức hiếp, không đe dọa và không sử dụng vũ lực’, hãng tin Pháp AFP dẫn lời phát biểu của bà trong văn bản được chuyển đến cho báo chí tại Diễn đàn an ninh khu vực ARF khai mạc vào hôm nay ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia.

Ngoại trưởng Clinton dự kiến có cuộc gặp với người đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì bên lề diễn đàn ARF vào chiều thứ Năm 12/7.

Thủ tướng phớt lờ cảnh báo Harvard?



Các lời cảnh báo của nhóm nghiên c
ứu Harvard đã bị phớt lờ?


Cuốn 'cẩm nang' cho chiến lược phát triển Việt Nam kèm cảnh báo về hậu quả của đường lối hiện tại của Việt Nam mà các giáo sư Havard trao tận tay Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến nay vẫn bị bỏ qua và không được công bố trước công chúng.

Hai năm sau khi nhậm chức, vào năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tìm đến Trường Kennedy thuộc Đại Học Harvard để tham vấn về một chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn 2011- 2020 qua “Chương Trình Châu Á” của Đại học này.

Tên gọi của tập tài liệu: “Lựa chọn thành công”, phần nào nói lên niềm tin của những giáo sư tham gia soạn thảo, rằng sự phát triển của Việt Nam hoàn toàn nằm trong những sự lựa chọn trong tầm tay của Chính phủ.

Thứ tư, ngày 11 tháng bảy năm 2012

Một đường phố ở Hà Nội mang tên kẻ phản quốc?



Phố Cao Đạt. Ảnh: HANOISTORY.

Ở Hà Nội có một con phố mang tên của một vị thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp mà thân phận lúc cuối đời của nhân vật này còn nhiều uẩn khúc...

Bài viết của tác giả P.H.T (Cử nhân khoa Việt Nam học, ĐH KHXHVNV, ĐH QG Hà Nội) gửi REDS.VN.


Nhiều đường phố ở Hà Nội mang tên của các nhân vật lịch sử. Đó thường là những vị vua anh minh, những vị tướng tài hay những nhà yêu nước lỗi lạc. Dường như phố Cao Đạt được đặt với tiêu chí như vậy.


Con phố này dài 125m, nối phố Lê Đại Hành với phố Đại Cồ Việt, thuộc quận Hai Bà Trưng. Thời Pháp thuộc, phố có tên gọi là đường 111. Sau năm 1945 đối tên thành Cao Đạt - tên một danh tướng dưới quyền Phan Đình Phùng trong khởi nghĩa Hương Khê chống thực dân Pháp thế kỷ 19.


Thứ tư, ngày 11 tháng bảy năm 2012


Nghịch lý lạm phát thấp

Hình ảnh từ Internet.
Lạm phát hạ nhiệt nhưng kinh tế không tăng trưởng cao hơn, doanh nghiệp càng thiếu động lực sản xuất, trong khi người tiêu dùng vẫn phải mua hàng giá đắt.


Cuộc hội thảo về giá do Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) tổ chức ngày 11/7 có sự tham gia của hầu hết các cơ quan điều hành, thống kê giá cả của Chính phủ cũng như giới khoa học. Trong bối cảnh lạm phát 6 tháng đầu năm chỉ tăng khoảng 2,52% hơn một chục dự báo được in trong kỷ yếu của hội thảo cho thấy gần như toàn bộ các cơ quan nghiên cứu, nhà khoa học, trong và ngoài nước đều cho rằng CPI năm nay của Việt Nam chắc chắn “một con số”. Dự báo phổ biến ở mức 6 - 7%.


Tuy vậy, đánh giá về lạm phát giảm nhanh tới mức vượt kỳ vọng thời gian qua (CPI tháng 6 lần đầu tiên âm sau 38 tháng), giới khoa học cũng như các cơ quan quản lý thống nhất nguyên nhân là suy giảm tổng cầu - nói nôm na là sức mua người dân, doanh nghiệp giảm sút chưa từng thấy trong vòng nhiều năm qua. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng sức mua kiệt quệ đóng góp tới 70% vào giảm lạm phát, bên cạnh những giải pháp vĩ mô và thuận lợi của thị trường thế giới.


3D khoác lác, lừa dối thiên hạ!


Lái Đò rất may có duyên được tiếp chuyện với GS Trần Diệu Kế. Cuộc trò chuyện chưa đầy 30 phút nhưng với đề tài thật thú vị: "3D lừa dối thiên hạ".

Lái Đò: xin chào GS, rất vui được gặp ông. Xin hỏi hiện giờ ông đang nghiên cứu về đề tài gì ạ?


GS Trần Diệu Kế: 3D lừa dối thiên hạ! thế cậu nghe qua chưa?


Lái Đò: dạ, 3D ý nói là chú Ba Dũng nhà ta phải không ạ? nhưng tại sao lại lừa dối thiên hạ? ý của GS là...?


GS Trần Diệu Kế: (ngắt lời) ấy ấy, sao lại lấy người khác làm đề tài? tôi sẽ giải thích cho cậu lừa dối thiên hạ là gì còn 3D là gì thì từ từ cậu sẽ biết nhé!


Lái Đò thoáng nghĩ câu chuyện như có vẻ càng ngày càng thú vị với nhiều thắc mắc liền nói: "xin được thỉnh giáo ạ!"



Người Trung Quốc mua cả trăm hecta đất Bình Thuận

UBND tỉnh Bình Thuận vừa kiểm tra và phát hiện việc đầu tư cả trăm hecta đất trồng thanh long không đúng quy định pháp luật của một nhà đầu tư Trung Quốc.

Theo hồ sơ, cuối năm 2011, ông Zhong Heng Shan (quốc tịch Trung Quốc, chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc Công ty TNHH Nguyên Long Sơn thuộc Tập đoàn Nguyên Hinh, Thâm Quyến, Trung Quốc) ký hợp đồng sang nhượng 100ha đất nông nghiệp tại xã Hàm Chính (huyện Hàm Thuận Bắc) và gần 10.000m2 cạnh quốc lộ 1A thuộc xã Hàm Đức (huyện Hàm Thuận Bắc) của ông Phạm Phú Thạnh. Trong khi việc sang nhượng đất chưa hoàn tất và đang có tranh chấp thì ông Zhong có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận xin phép nhập máy móc, thiết bị sản xuất trên diện tích đất này.

Ông Nguyễn Bá Thanh dưới cái nhìn của người Việt hải ngoại



Phong cách nghị trường của ông Nguyễn Bá Thanh có thể nói là khá “hiện đại”, theo tiêu chuẩn của Tây phương.
Những ngày gần đây, dư luận Việt Nam xôn xao về “hiện tượng” Nguyễn Bá Thanh tại phiên họp của HĐND Đà Nẵng. Qua mạng Internet, nhiều bà con người Việt ở nước ngoài cũng háo hức theo dõi. Nhiều người Việt xa Tổ quốc cũng bày tỏ quan điểm của mình với Infonet.
Tại California (Mỹ), cộng tác viên Quang Vinh, điện thoại về cho biết: “Ở đây cộng đồng người Việt khá nhiều, người biết nói tiếng Việt, người không, tuy nhiên khi đọc được thông tin về cuộc họp HĐND Tp Đà Nẵng, nhiều ý kiến cho rằng đây là hiện tượng 'khá hiếm ở văn hóa nghị trường Việt Nam'".

Thứ ba, ngày 10 tháng bảy năm 2012


Báo Trung Quốc xuyên tạc ý kiến chuyên gia quốc tế về biển Đông



Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đã cố tình cắt xén ý kiến chuyên gia nhằm ngụy tạo các ý kiến ủng hộ cho các hành động ngang ngược của nước này trong tranh chấp.

Ông Robert C Beckmand. (ĐVO) Thời báo Hoàn Cầu đã có buổi phỏng vấn với ông Robert C Beckmand, Giám đốc Trung tâm Luật pháp quốc tế CIL, ĐH Quốc gia Singapore về một số vấn đề tranh chấp trên biển Đông. Bài viết có tiêu đề: “Trung Quốc từng bước di chuyển vào biển Nam Trung Hoa (biển Đông)".

Tuy nhiên, sau khi thực hiện buổi phỏng vấn này, Thời báo Hoàn Cầu đã cố tính bóp méo câu trả lời của ông Robert C Beckmand bằng cách sửa lại hoặc đăng không đầy đủ câu trả lời của ông Robert C Beckmand. Trong đó có đoạn, ông Robert C Beckmand khẳng định: "Luật biển Việt Nam vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua là một việc làm hoàn toàn phù hợp với quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển  UNCLOS năm 1982".

Dân biểu Mỹ lên án Đại sứ ở Việt Nam

Dân biểu Frank Wolf cáo buộc đại sứ Mỹ
không quan tâm nhân quyền
Một dân biểu Mỹ, Frank Wolf, vừa kêu gọi cách chức Đại sứ Mỹ ở Việt Nam, ông David Shear.
Trong thư gửi Tổng thống Barack Obama, dân biểu thuộc đảng Cộng hòa ở bang Virginia nói vị đại sứ Mỹ “liên tục không chịu cổ vũ cho nhân quyền và nói giùm cho những người không có tiếng nói ở Việt Nam”.

Ông Frank Wolf đặc biệt thất vọng khi Đại sứ David Shear không mời nhiều nhà bất đồng chính kiến dự lễ mừng Quốc khánh Mỹ hôm 4/7.
Dân biểu này nói Đại sứ David Shear đã hứa sẽ mời các nhân vật đấu tranh tôn giáo, blogger và hoạt động chính trị.

Lật tẩy mặt nạ và 6 điểm yếu chết người của Trung Quốc



Đảo Trường Sa Lớn (quần đảo Trường Sa)
nhìn từ trên cao

Được biết đến không chỉ với những phát biểu mạnh mẽ trên nghị trường về các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước mà còn là một học giả có uy tín, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có những nhận định rất sắc sảo về tình hình Biển Đông cũng như về Trung Quốc trong thời điểm hiện nay.

Nguy cơ và những bài học lịch sử đối với Việt Nam


Nhận định về tình hình hiện nay, GS Nguyễn Minh Thuyết nói: “Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta đang đứng trước thử thách rất lớn bởi tham vọng bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc.



Điểm tin thứ ba ngày 10/07/2012

[Blogger]
- Bản báo cáo bị thủ tướng cấm công bố [Blog Quan Làm Báo]
- Phía sau đường lưỡi bò bá quyền [Blog Cu Làng Cát]- Trung Quốc đã cho các nước khối ASEAN nếm trái đắng khi tuyến bố chủ quyền biển Đông gần như toàn bộ bằng đường đứt khúc 9 đoạn, hay còn gọi là đường lưỡi bò. Trung Quốc tiến hành một "cuộc chiến du kích" trên Biển Đông? [Blog PVĐ] - Ông biện chứng [Sơn - Thi - Thư]

[Biển Đông]

- Trung Quốc lên kế hoạch nghiên cứu Biển Đông [Vnexpress].
Việt Nam có thể tự tin trên Biển Đông [NLĐ]
PVN vẫn khai thác bình thường ở Biển Đông [Tiền Phong]


[Chính - Xã]

- Đề văn mở "cơ hội", Bộ trưởng Luận lại đăng đàn... [PN Today]
- Từ Nguyễn Bá Thanh đến bản lĩnh "quan" [24h]


[Tiếp tục cập nhật... ]


Asean ‘thống nhất Quy tắc Biển Đông’



Thủ tướng Hun Sen kêu gọi sớm có
bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông

Campuchia nói 10 nước Đông Nam Á đã đồng ‎ý với nhau về một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông nhưng còn chờ phản ứng của Trung Quốc.

Thỏa thuận được nói là đạt được tại cuộc họp của các ngoại trưởng Asean, những người đã tập trung bàn về những căng thẳng gần đây trên biển.

Trong diễn văn khai mạc tại cuộc họp Asean, Thủ tướng Campuchia Hun Sen thúc giục các nước trong vùng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hợp tác an ninh.
Ông cũng kêu gọi sớm thi hành một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.

Thứ hai, ngày 09 tháng bảy năm 2012

Điểm tin ngày thứ hai - 09/07/2012

09/07/2012 - 8h09'
[Biển Đảo]
- Dân mạng sôi sục với tin tàu Trung Quốc chìm gần Hoàng Sa [Pn Today].  Mỹ muốn giảm căng thẳng ở Biển Đông [BBC] - Một quan chức Hoa Kỳ cho biết nước này sẽ nhấn mạnh việc giảm căng thẳng về chủ quyền ở Biển Đông trong diễn đàn ở Campuchia tuần tới. Trung Quốc:  Không ai được phép mua bán đảo ở Trung Quốc [BBC] - Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng mạnh mẽ trước thông tin phía Nhật Bản định quốc hữu hóa các hòn đảo thuộc một quan đảo đang có tranh chấp trên biển Hoa Đông. Biển Đông là chủ đề chính tại Đối thoại an ninh Á Châu [RFA]

[Blogger]

- Một tuần sau cuộc biểu tình phản đối chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông, lại đang có cuộc kêu gọi xuống đường trong nước ngày chủ nhật 07/07/2012 [Blog Xuân Diện]. Tường thuật cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc lần 2 - ngày 08/07/2012 [Blog Kami]. Mô tả việc biểu tình lớn ở Hà Nội phản đối Trung Quốc ngày 08/07/2012 [BBC]. Biểu tình xong rồi lên Facebook thư giản [Blogger Huỳnh Ngọc Chênh] - Lại thêm 1 phiên bản mới của đồng dao? - Thủ phạm đứng sau vụ hành hung Blogger Nguyễn Hữu Vinh là ai? [RFA] Khoảng 9h tối, ngày chủ nhật 08/07/2012 mọi người loan tin trên Facebook vụ blogger JB Nguyễn Hữu Vinh bị côn đồ hành hung.

[Chính - Xã]

- Chủ tịch nước ông Trương Tấn Sang ủy lạo hải quân [BBC] - Chủ tịch nước đến thăm các binh sỹ hải quân vào thời điểm quan hệ Việt - Trung đang căng thẳng. Kinh tết Việt Nam nửa năm nhìn lại: những gì đáng chú ý [RFA]. Cách học dễ ợt của học sinh Mỹ mà Trung Quốc không... theo kịp [PN today] - Động lực đằng sau một cường quốc kinh tế là gì? Rốt cục họ đã có một nền giáo dục như thế nào?


[Tiếp tục cập nhật... bấm
F5]


No comments:

Post a Comment