TỦ SÁCH TUỔI HOA
LOẠI HOA TÍM : dành cho lứa tuổi 16 - 18
LOẠI HOA TÍM : dành cho lứa tuổi 16 - 18
Chương 1
Tôi ngả người trên ghế nhìn qua cửa sổ lớn : ngoài
kia là khu vườn với những bông hoa của riêng tôi, những bông hoa thật
đẹp mà tôi đã tự tay chăm sóc, nhưng tôi cảm thấy không vui, có lẽ vì
tôi muốn đi chơi mà trời lạnh quá.
Đời sống tỉnh lỵ thật êm đềm. Tôi bình lặng đến nỗi nhiều lúc tôi cảm thấy chán nản. Tôi muốn làm một cái gì cho thời giờ bớt trống trải. Nhưng biết làm gì bây giờ đây ? Ngoài việc đàn và hát, hoặc chăm sóc cho những luống hoa hồng tươi mịn trong vườn, trong cái nhà nhiều người làm hơn công việc này đâu có việc gì dành cho tôi.
Đứng ngoài nhìn vào, tôi quả là người con gái diễm phúc. Dù thiếu tình mẫu tử, nhưng tôi như một nàng công chúa trong gia đình, mọi người ai cũng hết sức chiều chuộng tôi. Mọi người tránh tất cả những điều có thể làm tôi phật lòng. Nhưng thật ra, tôi không hoàn toàn sung sướng. Tôi vẫn ước ao được có người bạn thân để tâm sự, mà ba tôi thì làm việc bận rộn suốt ngày. Làm sao hơn khi chính ông phải lo cho tương lai của cô con gái yêu duy nhất. Tôi cảm thông điều đó và chỉ buồn một mình, không dám làm phiền đến ông.
Chung quanh tôi là những tình cảm thật chân thành, từ của bà vú già nuôi tôi từ khi lọt lòng cho đến bạn bè. Để an ủi con gái, ba tôi đã cho tôi được tự do giao thiệp. Ông hay nói : “Ba hy vọng con chọn được một người yêu xứng đáng trong đám bạn bè”. Nhưng tôi vẫn không chọn được ai : Không một người con trai nào khiến tôi cảm thấy rung động, con tim vẫn khép kín. Tôi chưa biết ái tình là gì. Bạn bè thường gọi tôi là Nữ Hoàng băng giá ! Dù gì thì tôi cũng đã 18 tuổi rồi. Ở tuổi đó, bạn bè tôi đã có “bồ” hết cả.
Nhưng tôi không bao giờ bận tâm điều đó. Cái gì nó đến rồi sẽ đến. Ai cấm đoán tôi yêu thương đâu, nếu gặp người vừa ý! Không có gì phải lo nghĩ những chuyện buồn cười như vậy.
Giòng suy tưởng của tôi bị cắt đứt khi vú già hỏi vọng vào:
- Chiều nay vú làm bánh kem cho con tráng miệng nhé Uyên!
Tôi đùa:
- Bộ vú muốn con mập ú sao?
- Mấy hôm nay con có vẻ hơi gầy đi Uyên ạ. Con phải tẩm bổ mới được. Phải để cho vú lo cho sức khỏe của con chứ!
Không muốn làm buồn lòng vú già, tôi nói:
- Tùy vú muốn cho con ăn tráng miệng bằng bánh gì cũng được, nhưng vú nhớ đừng cho chocolat vào nghe, con ớn lắm!
Vú già hài lòng dợm bước ra, nhưng rồi bà ngừng lại, nhìn tôi:
- Sao con không chơi đàn hả Uyên? Âm thanh réo rắt tiếng đàn của con sẽ làm vui nhà hơn.
Tôi sực nhớ đến bạn thân của mình, cây guitare xinh xắn dễ yêu mà ba tôi đã mua cho nhân dịp tôi vừa tròn 16 tuổi. Hơn một năm rồi nó vẫn chưa bị một vết trầy trụa nào, bóng ngời, dễ yêu nằm cạnh bức ảnh mẹ tôi phóng đại treo trên tường. Tôi vẫn hay chơi đàn. Đôi khi, tôi mơ mộng được trở thành một nhạc sĩ danh tiếng. Tôi tưởng tượng ra mình đứng giữa đám đông khán giả, và họ im lặng, để cả tâm hồn vào tiếng nhạc của tôi, rồi từng tràng pháo tay nổi lên vỡ rạp… Có thể… tôi thích được như thế lắm, được nổi tiếng và có nhiều người biết. Nhưng tôi thấy rõ rằng mình không có khiếu về âm nhạc. Đúng hơn là tôi không mấy thích.
Tôi chợt nhận ra rằng giữa lúc mình muốn được nổi tiếng về nhạc, có một niềm thích thú nào đó, về một ước vọng mơ hồ nào đó, chợt lóe lên trong tâm trí tôi như một điểm sáng. Tôi không biết rõ đó là điều gì. Quan điểm nghệ thuật của tôi vẫn là những bài thơ dịu dàng, ủy mị của các nữ thi sĩ trẻ tuổi trên báo, vẫn là những tiểu thuyết tình cảm của những nhà văn tên tuổi… Ừ nhỉ! Đúng rồi! Có lẽ mình hợp với nghề viết văn hơn là đánh đàn. Vậy mà lâu nay mình không nghĩ ra. Một nữ văn sĩ, những tiểu thuyết được nhiều người biết đến! Còn gì hơn nữa?
Tôi thích thú vô cùng với ý nghĩ mới mẻ của mình. Tôi thấy phải thực hành ngay ý định và tôi bắt đầu lục những sách báo cũ, những cuốn Văn Nghệ Tiền Phong mà tôi ưa thích nằm ngổn ngang trong kệ sách được lôi ra, những cuốn Gia Đình Trẻ, Tuổi Hoa v.v… không thiếu! Thừa sức cho tôi nghiên cứu xem nên bắt đầu nghề viết bằng cách nào.
Nhiều quá, nhiều sách, nhiều báo quá! Nhưng tôi cảm thấy phân vân, không biết nên chọn cho mình một tiêu chuẩn nào, một ý hướng nào. Có làm mới thấy khó, nhưng không sao! Vạn sự khởi đầu nan mà!
Sau cùng tôi cầm trên tay tờ tuần báo mà mình ưa thích: tờ Văn Nghệ Tiền Phong, vừa lật một vài trang vừa đi qua phòng khách. Thốt nhiên tôi đứng lại, qua khung cửa kính tôi nhìn qua khu nhà hàng xóm: người làm vườn đã đứng đấy tự bao giờ.
Tôi không lạ gì ông ta, tên là Sỹ, đã đến ở ngôi nhà hoang trống đó từ hồi cuối năm. Ông ta bảo rằng, chủ ông, bác sĩ Long nào đó, quá bận với công việc ở Sàigòn nên không có thì giờ coi sóc vườn tược.
Khổ người cao dong dỏng, gương mặt hơi dài, xương xương, miệng lúc nào cũng như cười và ánh mắt sáng thật cương nghị, chú Sỹ cho tôi cái cảm giác rằng ông ta có nhiều quyền lực che chở. Và mỗi khi đang làm gì mà nhìn thấy Sỹ, tôi thường đứng lại nhìn ông ta như thế. Nhưng hôm nay trời mưa mà ông ta vẫn làm? Sao ông ta siêng năng thế nhỉ?
Những câu hỏi được tôi đặt ra rồi chính mình không trả lời được. Tôi thấy rõ người làm vườn đang đi khám xét từng cành cây. Ông ta lấy kéo tỉa bớt những chiếc lá sâu có lẽ… Rồi không nghĩ gì hơn, tôi nhẹ mở cửa bước ra vườn. Tôi đi gần lại hàng giậu và nghe rõ tiếng kéo cắt những ngọn cây. Không dừng được, tôi nhón chân lên nhìn qua vườn chú Sỹ, vừa lúc ấy chú Sỹ nhìn lên: Tôi chào chú Sỹ và chú cũng chào lại… Chú Sỹ hỏi tôi:
- Trời lạnh thế này mà cô ra vườn à? Sao không choàng thêm áo ấm?
Tôi ngắt một lá cây dâm bụt, khẽ nói:
- Còn chú, sao chú lại tìm thấy quá nhiều công việc làm khi trời trở lạnh thế này?
Người làm vườn có vẻ ngạc nhiên. Chú nhìn tôi kỹ hơn một chút, nhưng rồi chú nở một nụ cười trìu mến khẽ đáp:
- Mặt đất cũng cần sự chăm sóc, nếu không nó sẽ khô cằn đi, cũng như mỗi con người trong chúng ta cần tình thương vậy.
- Nhưng ông chủ của chú bằng lòng phương pháp này chứ?
- Ông chủ của tôi? Ai đâu?
- Ông chủ biệt thự này đó, ông Long mà chú vẫn nói với Uyên.
- À… đúng ông ta, dĩ nhiên ông ta bằng lòng chứ!
Tôi nêu thắc mắc:
- Nhưng sao Uyên chưa thấy ông ta bao giờ cả?
- Ồ, ông ấy bận công việc khám bệnh, đâu có thì giờ về đây.
Từ giã chú Sỹ, tôi đi vào phòng học. Tôi lật những trang báo và đọc một đoạn của truyện dài trong đó. Ông văn sĩ đã mô tả về sự rung động của người con gái trong truyện :
“Khi Phan đến gần Thu, tất cả những sợi dây thần kinh của nàng như căng ra, đến nỗi nàng run rẩy và không biết nói gì trước mắt chàng. Nàng cảm thấy hai má nóng bừng, và nàng cúi mặt để tránh ánh mắt người tình một cách thật vụng về”.
Tôi đặt cuốn báo xuống, nghĩ thầm “như thế là viết văn, như thế là viết tiểu thuyết đó sao? Nếu vậy mình cũng có thể viết được!”
Để mở đầu cho sự nghiệp của mình, tôi quyết định chọn cho mình một biệt hiệu. “Dĩ nhiên là không thể viết văn với tên thật của mình rồi. Phải chọn một bút hiệu, một bút hiệu thật đẹp mới được, và nhất định là bút hiệu đó phải mang lại may mắn cho mình. Nhiều người đã nhờ bút hiệu “hên” mà khá thì sao?”
Tôi đắn đo, ngần ngại tìm trong những cái tên đẹp nhất để chọn một cái tên đẹp cho mình. Nhưng suy nghĩ mãi vẫn không sao tự mình định được giá trị của một cái tên hay. Nhưng rồi tôi cũng chọn được một cái tên : Ý YÊN.
Kể như là qua được một cái gút đầu tiên, tôi nghĩ như thế và mỉm cười với chính mình.
Đời sống tỉnh lỵ thật êm đềm. Tôi bình lặng đến nỗi nhiều lúc tôi cảm thấy chán nản. Tôi muốn làm một cái gì cho thời giờ bớt trống trải. Nhưng biết làm gì bây giờ đây ? Ngoài việc đàn và hát, hoặc chăm sóc cho những luống hoa hồng tươi mịn trong vườn, trong cái nhà nhiều người làm hơn công việc này đâu có việc gì dành cho tôi.
Đứng ngoài nhìn vào, tôi quả là người con gái diễm phúc. Dù thiếu tình mẫu tử, nhưng tôi như một nàng công chúa trong gia đình, mọi người ai cũng hết sức chiều chuộng tôi. Mọi người tránh tất cả những điều có thể làm tôi phật lòng. Nhưng thật ra, tôi không hoàn toàn sung sướng. Tôi vẫn ước ao được có người bạn thân để tâm sự, mà ba tôi thì làm việc bận rộn suốt ngày. Làm sao hơn khi chính ông phải lo cho tương lai của cô con gái yêu duy nhất. Tôi cảm thông điều đó và chỉ buồn một mình, không dám làm phiền đến ông.
Chung quanh tôi là những tình cảm thật chân thành, từ của bà vú già nuôi tôi từ khi lọt lòng cho đến bạn bè. Để an ủi con gái, ba tôi đã cho tôi được tự do giao thiệp. Ông hay nói : “Ba hy vọng con chọn được một người yêu xứng đáng trong đám bạn bè”. Nhưng tôi vẫn không chọn được ai : Không một người con trai nào khiến tôi cảm thấy rung động, con tim vẫn khép kín. Tôi chưa biết ái tình là gì. Bạn bè thường gọi tôi là Nữ Hoàng băng giá ! Dù gì thì tôi cũng đã 18 tuổi rồi. Ở tuổi đó, bạn bè tôi đã có “bồ” hết cả.
Nhưng tôi không bao giờ bận tâm điều đó. Cái gì nó đến rồi sẽ đến. Ai cấm đoán tôi yêu thương đâu, nếu gặp người vừa ý! Không có gì phải lo nghĩ những chuyện buồn cười như vậy.
Giòng suy tưởng của tôi bị cắt đứt khi vú già hỏi vọng vào:
- Chiều nay vú làm bánh kem cho con tráng miệng nhé Uyên!
Tôi đùa:
- Bộ vú muốn con mập ú sao?
- Mấy hôm nay con có vẻ hơi gầy đi Uyên ạ. Con phải tẩm bổ mới được. Phải để cho vú lo cho sức khỏe của con chứ!
Không muốn làm buồn lòng vú già, tôi nói:
- Tùy vú muốn cho con ăn tráng miệng bằng bánh gì cũng được, nhưng vú nhớ đừng cho chocolat vào nghe, con ớn lắm!
Vú già hài lòng dợm bước ra, nhưng rồi bà ngừng lại, nhìn tôi:
- Sao con không chơi đàn hả Uyên? Âm thanh réo rắt tiếng đàn của con sẽ làm vui nhà hơn.
Tôi sực nhớ đến bạn thân của mình, cây guitare xinh xắn dễ yêu mà ba tôi đã mua cho nhân dịp tôi vừa tròn 16 tuổi. Hơn một năm rồi nó vẫn chưa bị một vết trầy trụa nào, bóng ngời, dễ yêu nằm cạnh bức ảnh mẹ tôi phóng đại treo trên tường. Tôi vẫn hay chơi đàn. Đôi khi, tôi mơ mộng được trở thành một nhạc sĩ danh tiếng. Tôi tưởng tượng ra mình đứng giữa đám đông khán giả, và họ im lặng, để cả tâm hồn vào tiếng nhạc của tôi, rồi từng tràng pháo tay nổi lên vỡ rạp… Có thể… tôi thích được như thế lắm, được nổi tiếng và có nhiều người biết. Nhưng tôi thấy rõ rằng mình không có khiếu về âm nhạc. Đúng hơn là tôi không mấy thích.
Tôi chợt nhận ra rằng giữa lúc mình muốn được nổi tiếng về nhạc, có một niềm thích thú nào đó, về một ước vọng mơ hồ nào đó, chợt lóe lên trong tâm trí tôi như một điểm sáng. Tôi không biết rõ đó là điều gì. Quan điểm nghệ thuật của tôi vẫn là những bài thơ dịu dàng, ủy mị của các nữ thi sĩ trẻ tuổi trên báo, vẫn là những tiểu thuyết tình cảm của những nhà văn tên tuổi… Ừ nhỉ! Đúng rồi! Có lẽ mình hợp với nghề viết văn hơn là đánh đàn. Vậy mà lâu nay mình không nghĩ ra. Một nữ văn sĩ, những tiểu thuyết được nhiều người biết đến! Còn gì hơn nữa?
Tôi thích thú vô cùng với ý nghĩ mới mẻ của mình. Tôi thấy phải thực hành ngay ý định và tôi bắt đầu lục những sách báo cũ, những cuốn Văn Nghệ Tiền Phong mà tôi ưa thích nằm ngổn ngang trong kệ sách được lôi ra, những cuốn Gia Đình Trẻ, Tuổi Hoa v.v… không thiếu! Thừa sức cho tôi nghiên cứu xem nên bắt đầu nghề viết bằng cách nào.
Nhiều quá, nhiều sách, nhiều báo quá! Nhưng tôi cảm thấy phân vân, không biết nên chọn cho mình một tiêu chuẩn nào, một ý hướng nào. Có làm mới thấy khó, nhưng không sao! Vạn sự khởi đầu nan mà!
Sau cùng tôi cầm trên tay tờ tuần báo mà mình ưa thích: tờ Văn Nghệ Tiền Phong, vừa lật một vài trang vừa đi qua phòng khách. Thốt nhiên tôi đứng lại, qua khung cửa kính tôi nhìn qua khu nhà hàng xóm: người làm vườn đã đứng đấy tự bao giờ.
Tôi không lạ gì ông ta, tên là Sỹ, đã đến ở ngôi nhà hoang trống đó từ hồi cuối năm. Ông ta bảo rằng, chủ ông, bác sĩ Long nào đó, quá bận với công việc ở Sàigòn nên không có thì giờ coi sóc vườn tược.
Khổ người cao dong dỏng, gương mặt hơi dài, xương xương, miệng lúc nào cũng như cười và ánh mắt sáng thật cương nghị, chú Sỹ cho tôi cái cảm giác rằng ông ta có nhiều quyền lực che chở. Và mỗi khi đang làm gì mà nhìn thấy Sỹ, tôi thường đứng lại nhìn ông ta như thế. Nhưng hôm nay trời mưa mà ông ta vẫn làm? Sao ông ta siêng năng thế nhỉ?
Những câu hỏi được tôi đặt ra rồi chính mình không trả lời được. Tôi thấy rõ người làm vườn đang đi khám xét từng cành cây. Ông ta lấy kéo tỉa bớt những chiếc lá sâu có lẽ… Rồi không nghĩ gì hơn, tôi nhẹ mở cửa bước ra vườn. Tôi đi gần lại hàng giậu và nghe rõ tiếng kéo cắt những ngọn cây. Không dừng được, tôi nhón chân lên nhìn qua vườn chú Sỹ, vừa lúc ấy chú Sỹ nhìn lên: Tôi chào chú Sỹ và chú cũng chào lại… Chú Sỹ hỏi tôi:
- Trời lạnh thế này mà cô ra vườn à? Sao không choàng thêm áo ấm?
Tôi ngắt một lá cây dâm bụt, khẽ nói:
- Còn chú, sao chú lại tìm thấy quá nhiều công việc làm khi trời trở lạnh thế này?
Người làm vườn có vẻ ngạc nhiên. Chú nhìn tôi kỹ hơn một chút, nhưng rồi chú nở một nụ cười trìu mến khẽ đáp:
- Mặt đất cũng cần sự chăm sóc, nếu không nó sẽ khô cằn đi, cũng như mỗi con người trong chúng ta cần tình thương vậy.
- Nhưng ông chủ của chú bằng lòng phương pháp này chứ?
- Ông chủ của tôi? Ai đâu?
- Ông chủ biệt thự này đó, ông Long mà chú vẫn nói với Uyên.
- À… đúng ông ta, dĩ nhiên ông ta bằng lòng chứ!
Tôi nêu thắc mắc:
- Nhưng sao Uyên chưa thấy ông ta bao giờ cả?
- Ồ, ông ấy bận công việc khám bệnh, đâu có thì giờ về đây.
Từ giã chú Sỹ, tôi đi vào phòng học. Tôi lật những trang báo và đọc một đoạn của truyện dài trong đó. Ông văn sĩ đã mô tả về sự rung động của người con gái trong truyện :
“Khi Phan đến gần Thu, tất cả những sợi dây thần kinh của nàng như căng ra, đến nỗi nàng run rẩy và không biết nói gì trước mắt chàng. Nàng cảm thấy hai má nóng bừng, và nàng cúi mặt để tránh ánh mắt người tình một cách thật vụng về”.
Tôi đặt cuốn báo xuống, nghĩ thầm “như thế là viết văn, như thế là viết tiểu thuyết đó sao? Nếu vậy mình cũng có thể viết được!”
Để mở đầu cho sự nghiệp của mình, tôi quyết định chọn cho mình một biệt hiệu. “Dĩ nhiên là không thể viết văn với tên thật của mình rồi. Phải chọn một bút hiệu, một bút hiệu thật đẹp mới được, và nhất định là bút hiệu đó phải mang lại may mắn cho mình. Nhiều người đã nhờ bút hiệu “hên” mà khá thì sao?”
Tôi đắn đo, ngần ngại tìm trong những cái tên đẹp nhất để chọn một cái tên đẹp cho mình. Nhưng suy nghĩ mãi vẫn không sao tự mình định được giá trị của một cái tên hay. Nhưng rồi tôi cũng chọn được một cái tên : Ý YÊN.
Kể như là qua được một cái gút đầu tiên, tôi nghĩ như thế và mỉm cười với chính mình.
Chương 2
- Chào cô bé, hôm nay cô vui chứ?
Tôi quay lại và nhận ra chú Sỹ. Tôi khẽ nghiêng đầu chào:
- Uyên cũng vui như những đóa hoa của chú vậy.
Và dựa người vào hàng giậu, tôi kể cho chú Sỹ nghe những điều mình nghĩ. Người làm vườn thỉnh thoảng gật đầu như để chứng tỏ ông ta đang nghe tôi nói. Tôi đặt câu hỏi nửa quan trọng nửa tinh nghịch:
- Chú Sỹ, chú có biết Uyên đang định làm gì không?
Người đàn ông lắc đầu nhè nhẹ, mái tóc biếng chải bồng bềnh phủ một phần xuống chiếc trán rộng.
- Cô định làm gì nào cô bé?
Tôi liến thoắng:
- Uyên sẽ không bao giờ còn buồn chán nữa chú Sỹ ạ, Uyên sắp có chuyện để làm. À! Hay là chú thử đoán xem nào!
Nhưng thật nhanh, tôi cảm thấy thương hại người đàn ông, vì chú Sỹ làm sao biết được tôi sắp làm gì để trả lời câu hỏi như thế. Tôi vội nói:
- Thôi, không cần chú đoán nữa. Uyên muốn nói là Uyên sắp trở thành một nữ văn sĩ.
Tôi thấy rõ người đàn ông đứng bất động sau câu nói của mình. “Ông ta hẳn phục mình ghê lắm”, tôi nghĩ và lấy làm hãnh diện. Tôi nghe tiếng chú Sỹ thoảng bên tai:
- Cô sắp trở thành…
- Vâng, nhưng mà tôi chưa hề viết. Đó chỉ là một dự định. Tôi giả thử rằng có thể học hỏi được điều đó ở những người đi trước.
- Vậy ra cô đã làm được điều gì rồi sao?
Tôi nhìn chú Sỹ và nhận thấy một nụ cười là lạ trên môi ông. Tôi hỏi nhanh:
- Chú nói cái gì vậy?
- Không, tôi không nói gì cả, tôi nghe cô đấy chứ!
- Uyên nghĩ rằng đã có những trường học để học cái nghề viết văn như bất cứ một nghề nào khác.
- Cô có thể kể cho tôi nghe những diễn tiến để trở nên một nhà văn của cô không?
Tôi nói:
- Uyên đã thử viết thư đến một tuần báo và hy vọng là họ sẽ trả lời nay mai. Được những lời khuyên vô cùng hữu ích, chú có nghĩ như thế không chú Sỹ?
- Ồ có chứ! chắc chắn là người ta phải trả lời cho cô rồi. Thế nào cô cũng cho tôi biết về lá thư ấy nhé!
- Dĩ nhiên, chú sẽ là người đầu tiên Uyên nói điều đó.
Chú Sỹ gật gù rồi bỏ bình tưới trên tay xuống. Ông ta lấy điếu thuốc lá trong túi và đánh diêm châm hút. Tôi thấy cần phải tâm sự với ông ta nhiều hơn:
- Uyên làm thơ hồi 12 tuổi, những bài thơ thật ngô nghê, nhưng giờ thì khá hơn rồi. Tuần trước Uyên đã làm được một bài… Chú có muốn nghe Uyên đọc không?
Chú Sỹ sốt sắng:
- Có chứ! Đâu cô đọc đi nào!
Một chút khó khăn khi mở đầu, rồi tôi khẽ ngâm:
Tôi thu hẹp niềm mơ trong mắt biếc
Nghe tâm hồn bàng bạc giữa ngàn sao
Đời con gái nên nhận nhiều thua thiệt
Tiễn người đi tôi cúi mặt nghẹn ngào…
Chú Sỹ mỉm cười:
- Cô làm thơ hay lắm Uyên ạ.
Tôi sáng rỡ đôi mắt:
- Thật chứ chú? Chú không dối Uyên phải không?
- Không, tôi nói thật.
- Chú có biết làm thơ không? Chú có thích viết văn không?
Trong mắt chú Sỹ, một vẻ khác lạ mà tôi không nhận ra. Chú lắc đầu:
- Tôi không có khiếu về văn chương cô bé ạ!
Tôi cảm thấy hãnh diện về mình:
- Chú Sỹ biết không, Uyên mê văn chương vì văn chương là một cái gì thật cao đẹp, thật tuyệt vời. Uyên cảm thấy nó là một phần lẽ sống của mình.
Vừa lúc đó, tiếng vú già vọng sang:
- Uyên ơi, con có thư đây!
Tôi rối rít:
- Ồ, thư của Uyên. Chú Sỹ, chắc nhà báo họ trả lời. Thôi để Uyên về xem thử nhé chú!
Tôi chạy đi bỏ lại sau lưng người đàn ông làm vườn với cái lắc đầu nhè nhẹ và ánh mắt đầy khoan dung.
Bức thư trong tay vú già thật quyến rũ đối với tôi lúc đó. Tôi cười với vú già và nhanh nhẹn xé phong bì.
“Cô thân mến,
Chúng tôi rất sung sướng nếu có thể giúp cô hoàn thành những dự định tốt đẹp của cô. Mặt khác, với lời văn trong sáng và thật dễ thương trong thư cô khuyến khích chúng tôi nghĩ rằng nên có những lời khuyên để giúp cô đạt được thành công.
Điều đầu tiên mà tôi nhận thấy sau khi đọc đoạn tùy bút của cô là một lối bố cục rời rạc, và những sơ hở nặng nề về kỹ thuật…
Không cần đọc hết bức thư, tôi bậm môi xé nát. Tôi cắn hai hàm răng vào nhau để khỏi trào nước mắt. Tính nóng nảy khiến tôi muốn bốc thành lửa. Tôi dằn mạnh tay lên bàn. Những lời cay độc trong bức thư được ký tên là Quốc Sơn, một tên đáng ghét nào đó trong tờ báo mà tôi đã gửi bài tùy bút đã khiến tôi chán nản. Tôi cảm thấy bứt rứt nghĩ đến chuyện báo thù. Mình phải làm cho hắn ta biết mặt, hắn sẽ thấy rằng mình có tài, và có một ngày nào đó, nếu tờ báo của hắn mời mình cộng tác, mình sẽ không thèm nhận lời cho coi.
Quanh quẩn hoài trong những ý nghĩ thù hận trẻ con đó, đến buổi cơm trưa, tôi vẫn không nuốt nổi hai chén cơm. Chợt tôi nhớ đến chú Sỹ và lời hứa sẽ cho chú biết về bức thư, nhưng… bức thư đã khiến mình bực tức và xấu hổ làm sao mà khoe với chú Sỹ được? Rồi tôi lại nghĩ, biết đâu người đàn ông trầm tĩnh đó lại không cho mình những lời khuyên hữu ích?
Buổi chiều tôi thờ thẫn dạo trong vườn, ngắt những cọng cỏ úa và nhận thấy những chồi non đã trở thành những bông hoa tuyệt đẹp. Tôi chợt giật mình nghe hai tiếng “Chào cô” và quay đầu nhìn lại. Tôi reo lên:
- Chú Sỹ!
Nhưng mắt tôi đã lại trĩu xuống, sa sầm khi nhớ đến những giòng chữ không dễ thương chút nào. Tôi buồn bã:
- Chú Sỹ ạ! Người ta đã trả lời Uyên về bức thư và bài tùy bút đó.
- Sao? Thành công chứ?
Giọng tôi càng chậm và nhỏ hơn:
- Không… chỉ là những giòng chữ kỳ quái mà Uyên không thể ngờ… Có lẽ ông ta đã viết trong lúc không bình thường.
Chú Sỹ bật cười:
- Cô bé nóng nảy quá! Cô nên biết rằng bước đầu bao giờ cũng khó khăn.
- Nhưng người ta làm Uyên nản chí. Họ phải biết là không nên làm cho một người trẻ tuổi phải mất tin tưởng.
- Với tất cả những người khác, họ cũng làm như vậy.
Tôi im lặng. Tôi thấy chú Sỹ có lý. Nhưng tôi quyết không chịu thua. Tôi hậm hực:
- Rồi họ biết tay tôi khi tôi đã gặp được bà Mai Văn!
- Ai vậy ?
Ánh mắt tôi nhìn người đàn ông đầy vẻ thương hại. Trời ơi ! Bà Mai Văn mà chú cũng không biết nữa! Một nữ văn sĩ nổi tiếng, hầu hết trên các báo đều có tiểu thuyết của bà ta. Và tôi trả lời chú Sỹ với một chút kiêu hãnh vì sự hiểu biết của mình:
- Chú không biết bà Mai Văn? Bộ chú không xem báo sao? Bà ấy là một nữ tiểu thuyết gia nổi tiếng…
Chú Sỹ gật gù, nhưng không nói gì. Chú xới đất cẩn thận, nhát cuốc bé nhỏ làm tung lên một con vật bé nhỏ. Tôi kêu lên:
- Kìa, con trùng đất.
Chú Sỹ nhặt lấy con vật bỏ vào cái giỏ bên cạnh đường đi. Tôi tiếp tục câu chuyện văn chương của mình:
- Chú nghĩ sao về ý định của Uyên hở chú Sỹ?
Nhưng tôi đã nôn nóng nói tiếp không đợi người đàn ông trả lời:
- Uyên sẽ đi Saigon ngày mai để gặp bà Mai Văn.
Tôi quay lại và nhận ra chú Sỹ. Tôi khẽ nghiêng đầu chào:
- Uyên cũng vui như những đóa hoa của chú vậy.
Và dựa người vào hàng giậu, tôi kể cho chú Sỹ nghe những điều mình nghĩ. Người làm vườn thỉnh thoảng gật đầu như để chứng tỏ ông ta đang nghe tôi nói. Tôi đặt câu hỏi nửa quan trọng nửa tinh nghịch:
- Chú Sỹ, chú có biết Uyên đang định làm gì không?
Người đàn ông lắc đầu nhè nhẹ, mái tóc biếng chải bồng bềnh phủ một phần xuống chiếc trán rộng.
- Cô định làm gì nào cô bé?
Tôi liến thoắng:
- Uyên sẽ không bao giờ còn buồn chán nữa chú Sỹ ạ, Uyên sắp có chuyện để làm. À! Hay là chú thử đoán xem nào!
Nhưng thật nhanh, tôi cảm thấy thương hại người đàn ông, vì chú Sỹ làm sao biết được tôi sắp làm gì để trả lời câu hỏi như thế. Tôi vội nói:
- Thôi, không cần chú đoán nữa. Uyên muốn nói là Uyên sắp trở thành một nữ văn sĩ.
Tôi thấy rõ người đàn ông đứng bất động sau câu nói của mình. “Ông ta hẳn phục mình ghê lắm”, tôi nghĩ và lấy làm hãnh diện. Tôi nghe tiếng chú Sỹ thoảng bên tai:
- Cô sắp trở thành…
- Vâng, nhưng mà tôi chưa hề viết. Đó chỉ là một dự định. Tôi giả thử rằng có thể học hỏi được điều đó ở những người đi trước.
- Vậy ra cô đã làm được điều gì rồi sao?
Tôi nhìn chú Sỹ và nhận thấy một nụ cười là lạ trên môi ông. Tôi hỏi nhanh:
- Chú nói cái gì vậy?
- Không, tôi không nói gì cả, tôi nghe cô đấy chứ!
- Uyên nghĩ rằng đã có những trường học để học cái nghề viết văn như bất cứ một nghề nào khác.
- Cô có thể kể cho tôi nghe những diễn tiến để trở nên một nhà văn của cô không?
Tôi nói:
- Uyên đã thử viết thư đến một tuần báo và hy vọng là họ sẽ trả lời nay mai. Được những lời khuyên vô cùng hữu ích, chú có nghĩ như thế không chú Sỹ?
- Ồ có chứ! chắc chắn là người ta phải trả lời cho cô rồi. Thế nào cô cũng cho tôi biết về lá thư ấy nhé!
- Dĩ nhiên, chú sẽ là người đầu tiên Uyên nói điều đó.
Chú Sỹ gật gù rồi bỏ bình tưới trên tay xuống. Ông ta lấy điếu thuốc lá trong túi và đánh diêm châm hút. Tôi thấy cần phải tâm sự với ông ta nhiều hơn:
- Uyên làm thơ hồi 12 tuổi, những bài thơ thật ngô nghê, nhưng giờ thì khá hơn rồi. Tuần trước Uyên đã làm được một bài… Chú có muốn nghe Uyên đọc không?
Chú Sỹ sốt sắng:
- Có chứ! Đâu cô đọc đi nào!
Một chút khó khăn khi mở đầu, rồi tôi khẽ ngâm:
Tôi thu hẹp niềm mơ trong mắt biếc
Nghe tâm hồn bàng bạc giữa ngàn sao
Đời con gái nên nhận nhiều thua thiệt
Tiễn người đi tôi cúi mặt nghẹn ngào…
Chú Sỹ mỉm cười:
- Cô làm thơ hay lắm Uyên ạ.
Tôi sáng rỡ đôi mắt:
- Thật chứ chú? Chú không dối Uyên phải không?
- Không, tôi nói thật.
- Chú có biết làm thơ không? Chú có thích viết văn không?
Trong mắt chú Sỹ, một vẻ khác lạ mà tôi không nhận ra. Chú lắc đầu:
- Tôi không có khiếu về văn chương cô bé ạ!
Tôi cảm thấy hãnh diện về mình:
- Chú Sỹ biết không, Uyên mê văn chương vì văn chương là một cái gì thật cao đẹp, thật tuyệt vời. Uyên cảm thấy nó là một phần lẽ sống của mình.
Vừa lúc đó, tiếng vú già vọng sang:
- Uyên ơi, con có thư đây!
Tôi rối rít:
- Ồ, thư của Uyên. Chú Sỹ, chắc nhà báo họ trả lời. Thôi để Uyên về xem thử nhé chú!
Tôi chạy đi bỏ lại sau lưng người đàn ông làm vườn với cái lắc đầu nhè nhẹ và ánh mắt đầy khoan dung.
Bức thư trong tay vú già thật quyến rũ đối với tôi lúc đó. Tôi cười với vú già và nhanh nhẹn xé phong bì.
“Cô thân mến,
Chúng tôi rất sung sướng nếu có thể giúp cô hoàn thành những dự định tốt đẹp của cô. Mặt khác, với lời văn trong sáng và thật dễ thương trong thư cô khuyến khích chúng tôi nghĩ rằng nên có những lời khuyên để giúp cô đạt được thành công.
Điều đầu tiên mà tôi nhận thấy sau khi đọc đoạn tùy bút của cô là một lối bố cục rời rạc, và những sơ hở nặng nề về kỹ thuật…
Không cần đọc hết bức thư, tôi bậm môi xé nát. Tôi cắn hai hàm răng vào nhau để khỏi trào nước mắt. Tính nóng nảy khiến tôi muốn bốc thành lửa. Tôi dằn mạnh tay lên bàn. Những lời cay độc trong bức thư được ký tên là Quốc Sơn, một tên đáng ghét nào đó trong tờ báo mà tôi đã gửi bài tùy bút đã khiến tôi chán nản. Tôi cảm thấy bứt rứt nghĩ đến chuyện báo thù. Mình phải làm cho hắn ta biết mặt, hắn sẽ thấy rằng mình có tài, và có một ngày nào đó, nếu tờ báo của hắn mời mình cộng tác, mình sẽ không thèm nhận lời cho coi.
Quanh quẩn hoài trong những ý nghĩ thù hận trẻ con đó, đến buổi cơm trưa, tôi vẫn không nuốt nổi hai chén cơm. Chợt tôi nhớ đến chú Sỹ và lời hứa sẽ cho chú biết về bức thư, nhưng… bức thư đã khiến mình bực tức và xấu hổ làm sao mà khoe với chú Sỹ được? Rồi tôi lại nghĩ, biết đâu người đàn ông trầm tĩnh đó lại không cho mình những lời khuyên hữu ích?
Buổi chiều tôi thờ thẫn dạo trong vườn, ngắt những cọng cỏ úa và nhận thấy những chồi non đã trở thành những bông hoa tuyệt đẹp. Tôi chợt giật mình nghe hai tiếng “Chào cô” và quay đầu nhìn lại. Tôi reo lên:
- Chú Sỹ!
Nhưng mắt tôi đã lại trĩu xuống, sa sầm khi nhớ đến những giòng chữ không dễ thương chút nào. Tôi buồn bã:
- Chú Sỹ ạ! Người ta đã trả lời Uyên về bức thư và bài tùy bút đó.
- Sao? Thành công chứ?
Giọng tôi càng chậm và nhỏ hơn:
- Không… chỉ là những giòng chữ kỳ quái mà Uyên không thể ngờ… Có lẽ ông ta đã viết trong lúc không bình thường.
Chú Sỹ bật cười:
- Cô bé nóng nảy quá! Cô nên biết rằng bước đầu bao giờ cũng khó khăn.
- Nhưng người ta làm Uyên nản chí. Họ phải biết là không nên làm cho một người trẻ tuổi phải mất tin tưởng.
- Với tất cả những người khác, họ cũng làm như vậy.
Tôi im lặng. Tôi thấy chú Sỹ có lý. Nhưng tôi quyết không chịu thua. Tôi hậm hực:
- Rồi họ biết tay tôi khi tôi đã gặp được bà Mai Văn!
- Ai vậy ?
Ánh mắt tôi nhìn người đàn ông đầy vẻ thương hại. Trời ơi ! Bà Mai Văn mà chú cũng không biết nữa! Một nữ văn sĩ nổi tiếng, hầu hết trên các báo đều có tiểu thuyết của bà ta. Và tôi trả lời chú Sỹ với một chút kiêu hãnh vì sự hiểu biết của mình:
- Chú không biết bà Mai Văn? Bộ chú không xem báo sao? Bà ấy là một nữ tiểu thuyết gia nổi tiếng…
Chú Sỹ gật gù, nhưng không nói gì. Chú xới đất cẩn thận, nhát cuốc bé nhỏ làm tung lên một con vật bé nhỏ. Tôi kêu lên:
- Kìa, con trùng đất.
Chú Sỹ nhặt lấy con vật bỏ vào cái giỏ bên cạnh đường đi. Tôi tiếp tục câu chuyện văn chương của mình:
- Chú nghĩ sao về ý định của Uyên hở chú Sỹ?
Nhưng tôi đã nôn nóng nói tiếp không đợi người đàn ông trả lời:
- Uyên sẽ đi Saigon ngày mai để gặp bà Mai Văn.
Chương 3
Trằn trọc hoài, tôi vẫn không sao chợp mắt được.
Những ý nghĩ xoay quanh đầu óc: “Mình sẽ đi tìm nữ sĩ Mai Văn”. Ba tôi
đã chấp thuận điều đó. Về Sàigòn, tôi sẽ ở nhà dì Tân, và tôi sẽ thực
hiện những mộng ước của mình. Điều khiến tôi lo lắng là những lời tôi
sắp nói với bà Mai Văn. Chắc chắn là bà ta phải dễ thương lắm, dễ thương
như lời văn bà đã viết. Tôi sắp xếp những câu nói sao cho suôn sẻ để
giới thiệu mình. Tôi đã nói dối chú Sỹ khi bảo rằng đã đọc hết những tác
phẩm của bà Mai Văn. Thật tình thì tôi chỉ mới đọc có vài cuốn. Tôi
muốn bắt chước lối viết văn của bà ta. Gần sáng tôi mới chợp mắt thiếp
đi vì quá mỏi mệt.
Vú già nhìn đồng hồ: đã gần mười giờ sáng. Bà hấp tấp bước vào phòng Uyên:
- Dậy đi Uyên, trễ rồi con.
Tôi mở đôi mắt còn ngái ngủ, hỏi:
- Mấy giờ rồi vú?
Và tôi nhảy xuống giường thật lẹ khi nghe câu trả lời.
Để được tươi tỉnh hơn, tôi cố gắng ăn hết hai hột gà ốp la và khúc bánh mì nhỏ. Tôi chọn một chiếc áo màu hồng vằn nâu thật dễ thương để mặc, và mười một giờ trưa, tôi đã ngồi trên xe đò Sàigòn – Đà Lạt.
- Kìa chị Uyên, má ơi, chị Uyên về má ơi!
Tôi mỉm cười nhìn cô em họ:
- Dì có nhà hả Thủy?
Vừa lúc đó, dì Tân từ nhà sau đi lên:
- Cháu.
- Thưa dì con mới đến.
Tôi để cái xắc nhỏ lên bàn và ngồi vào ghế.
- Con về có chuyện gì không? Ba con vẫn mạnh chứ?
- Thưa dì ba con vẫn thường. Con về có chút việc.
- Việc của ba con phải không?
Tôi lắc đầu, hơi ngập ngừng khi nói mục đích của mình:
- Việc của con dì ạ.
Dì Tân không hỏi thêm, nhưng tôi nhìn Thủy, đứa em họ của mình. Thủy cũng trạc tuổi tôi, và ánh mắt tò mò của Thủy khuyến khích tôi tỏ lộ ý định:
- Con về để lo việc xuất bản.
Tôi đã nói dối, nhưng không có cách nào hơn khi nói đến chuyện đó. Và câu nói đã có hiệu lực gây sự tò mò cho Thủy, cô bé hỏi vội:
- Xuất bản gì đó chị?
Tôi cố giữ khiêm nhượng :
- Một cuốn sách của chị.
- Ồ!
Hai người đối diện tôi đều kêu lên một lượt. Thủy nói:
- Chị viết sách à?
- Ừ, chị viết sách.
- Đã đăng ở báo nào chưa chị Uyên?
Tôi thoáng bối rối. Thật tình tôi không nghĩ đến câu hỏi này để sửa soạn câu trả lời. Nhưng tôi cũng nói:
- Chưa… chị viết xong và in sách ngay. Nhưng ý kiến em rất hay! Đăng lên báo! Có lẽ chị sẽ làm.
Giọng Thủy vui vẻ và đầy khâm phục:
- Em không ngờ chị lại thích văn chương. Chị viết sách tức là trở thành một nữ văn sĩ rồi còn gì?
Dì Tân chen vào:
- Ba con lo việc in hả?
- Dạ… một người bạn của ba con. Ngày mai con sẽ đi gặp ông ta, và sẽ gặp nữ sĩ Mai Văn nữa.
- Ồ, chị quen cả với bà Mai Văn?
Cô bé Thủy đầy kinh ngạc và thán phục, đã hỏi tôi như thế. Tôi thấy mình tự dưng “quan trọng” hẳn lên, và có cảm tưởng như mình là một nhà văn chính cống, một thần tượng vĩ đại rồi vậy. Tôi gật đầu:
- Có, viết văn là phải quen với những người trong giới chứ.
Thủy tò mò:
- Chị quen bà ta lâu chưa?
Tôi moi óc tìm kiếm một thời gian thích hợp:
- Cũng khoảng nửa năm thôi, đúng rồi, mùa hè năm ngoái bà ta đi nghỉ mát ở Đà Lạt. Bà ta có mở cuộc họp mặt với những nhà văn trẻ, trong đó có chị.
- Bà ta ra sao chị?
- Rất tốt.
Tôi làm như mình đã hiểu thật nhiều về bà Mai văn.
- Tuy bà ta có hơi già, nhưng tâm hồn bà rất trẻ trung…
Thủy biểu đồng tình:
- Các nhà văn đều thế cả. Già khú đế mà vẫn như con nít. Nhưng chị Uyên nè, chị kể cho Thủy nghe làm thế nào chị trở thành văn sĩ đi!
Dì Tân gạt đi:
- Con để chị Uyên nghỉ đã, nó mới về chắc là mệt lắm.
Nhưng tôi đã nói:
- Dì đừng lo cho con, để con kể cho em Thủy nghe những gì con biết.
Và tôi bắt đầu thao thao về những đề tài văn chương, những vấn đề mà mình chỉ biết qua lý thuyết chứ không có một chút thực tiễn nào. Thủy chăm chú nghe, thỉnh thoảng lại gật đầu đầy vẻ hiểu biết và khâm phục.
Dừng trước một biệt thự xinh xắn, tôi đưa tay bấm chuông và chờ đợi. Một người đàn bà độ ngoài bốn mươi ra mở cửa. Bà ta hơi ngạc nhiên nghe tôi bảo muốn gặp nữ sĩ Mai Văn.
- Cô đã hẹn trước với bà ấy rồi chứ?
- Không! Nhưng phiền bà vào nói với bà nữ sĩ là có Ý Yên… một nữ văn sĩ…
Tôi bỏ dở câu nói, hơi bối rối vì người đàn bà vẫn dửng dưng trước tên của mình. Bà ta không biểu lộ chút kính trọng nào khi nghe tôi giới thiệu.
Sau cùng bà ta nói:
- Cô làm ơn viết cho vài chữ để tôi mang vào cho bà chủ.
Tôi vội nói:
- Nhưng việc này cần lắm, xin bà cho tôi được gặp nữ sĩ.
Người đàn bà tỏ vẻ ngần ngại:
- Cô đợi tôi nói chuyện này với cô Bích Ngọc xem sao.
Tôi nhìn theo người đàn bà trở gót vô phòng. Không đầy hai phút sau, một người đàn bà nhỏ con, khuôn mặt hơi ngắn, bước ra. Bà ta hỏi:
- Có chuyện gì ồn ào thế?
- Bà… có phải bà là nữ sĩ Mai Văn?
- Không, tôi là thư ký riêng. Nhưng hôm nay bà Mai Văn đâu có cái hẹn nào!
Tôi cố thu hết can đảm:
- Vâng, thưa bà, tôi biết mình thật táo bạo, nhưng xin bà cảm thông dùm. Tôi từ Đà Lạt về đây và chỉ có mong ước là gặp được nữ sĩ. Tôi rất ngưỡng mộ những tác phẩm của nữ sĩ. Tôi nghĩ là nữ sĩ không bao giờ từ chối giúp đỡ những người trẻ muốn theo nghiệp văn chương…
“Cô Bích Ngọc”, tức nữ thư ký riêng của bà Mai Văn, hơi nhún vai:
- Thiết tưởng đó không phải là công việc của chúng tôi. Tôi không có nhiều thì giờ.
Bà ta đặt tay lên chốt cửa. Vừa lúc ấy có tiếng lanh lảnh cất lên:
- Cô Bích Ngọc đâu rồi?
Sự phách lối biến mất trên gương mặt người đàn bà ; bà ta chực chạy đến, nhưng cánh cửa đã mở.
Giọng nói đầy uy quyền:
- Gì thế cô Bích Ngọc?
- Thưa bà…
Tôi biết ngay đó là bà Mai Văn. Tia sáng lóe lên trong mắt và tôi nhận thấy giọng mình lạc đi:
- Thưa bà tôi muốn…
Tôi cảm thấy khó khăn khi nói lên ước muốn của mình. Những ý nghĩ đảo lộn trong đầu óc. Trước kia tôi đã tưởng tượng ra nữ sĩ Mai Văn như một vóc dáng mảnh mai, dịu dàng và nghiêm nghị, thanh nhã nhưng hiền lành. Đằng này, đứng trước tôi, Mai Văn là một người đàn bà lực lưỡng, có dáng dấp đàn ông với hai vai rộng và khuôn mặt vuông.
- Cái gì thế? Bà ta hất hàm về phía cô nữ thư ký.
Thêm một lần, tôi cố thu can đảm:
- Thưa bà, tôi rất sung sướng được gặp bà…
Bích Ngọc ngắt lời:
- Không có gì là quan trọng, tôi đã nói với cô ta rằng bà không có thời giờ…
Ba Mai Văn nói:
- Thôi được, chờ tôi một phút.
Rồi bà quay sang nói với tôi:
- Muốn gì cô cứ nói.
- Thưa bà, tôi mến mộ bà thật nhiều… Tôi muốn viết một quyển tiểu thuyết nhưng tôi hơi ngại. Bà có thể giúp tôi bằng cách chỉ dẫn được không?
Bà Mai Văn cười phá lên:
- Cô bé ơi, tôi đâu có thì giờ để dạy bảo, tôi còn nhiều chuyện khác để làm, tôi sắp đi xa.
Tôi cảm thấy thất vọng cùng cực. Tôi cúi đầu nói nhỏ:
- Nhưng thưa bà… một nghệ sĩ đại tài như bà không thể từ chối…
Bà Mai Văn có vẻ thương hại:
- Lẽ dĩ nhiên cô có thể thổi phồng những điều tôi làm. Nhưng trong mọi trường hợp người ta đều có sự bắt đầu. Cô đã viết được gì rồi nào?
- Ơ… chưa, tôi chưa viết gì ngoài những bài thơ và một vài tùy bút.
- Như thế chưa đủ, cô phải viết thêm. Nếu tôi có thì giờ, tôi sẽ nói với cô thật rõ ràng… hãy viết đi, viết thật nhiều, rồi cô sẽ thấy tôi nói có lý.
Lần này bà Mai Văn thật sự rời tôi, nhưng tiếng nói của bà vẫn còn vang đâu đây: “Hãy viết đi, hãy viết đi cô bé”… Người đàn bà giúp việc hiện ra. Không nói một lời, bà ta mở cửa và tôi bước ra như một cái máy.
Trên đường về tôi lan man trong muôn ngàn ý nghĩ. Mình sẽ viết vào chiều nay, phải bắt đầu ngay để khỏi mất cảm hứng. “Nó” sẽ là một thiên tiểu thuyết tuyệt vời, làm say sưa độc giả nhiều ngày ; những cuộc mạo hiểm ly kỳ, ma quái làm giao động người đọc. Tôi đứng đón xe về nhà dì mà có cảm tưởng mình đang đi trên những cụm mây hồng. Chung quanh tôi, mọi vật hình như đẹp đẽ hơn, dễ thương hơn…
Chương 4
Tôi đứng tựa vào hàng giậu. Bên cạnh, chú Sỹ ngắt những cành cây nhỏ, xếp lại thành một giỏ hoa và ngước nhìn tôi.
- Cô Uyên biết cái này gọi là gì không ? Gọi là một “giỏ bạc” đấy.
- Nhưng Uyên có nhiều chuyện quan trọng để nói với chú hơn, chú Sỹ.
Người đàn ông như sực nhớ ra:
- À, chuyện chuyến đi Sàigòn của cô phải không? Chắc là nhiều chuyện kỳ thú lắm.
- Uyên đã đi gặp nữ sĩ Mai Văn. Bà ta hứa sẽ giúp đỡ Uyên xuất bản quyển tiểu thuyết.
Chú Sỹ nghiêng đầu:
- Quyển tiểu thuyết nào ?
- Chưa có bây giờ, nhưng Uyên sẽ viết. Uyên đã tìm ra cái tựa, một cái tựa khủng khiếp : “Cái vạc của con quỷ”. Câu chuyện xảy ra ở tận Phi Châu, với những cảnh vật khác thường, những khung cảnh hoang dã, những người thổ dân…
- Cô biết Phi Châu à?
- Không, lẽ dĩ nhiên là Uyên chưa từng đến đó. Nhưng chú cũng phải biết rằng viết văn cần nhiều tưởng tượng, chỉ cần tưởng tượng là đủ. Uyên cũng đã đọc nhiều sách và chắc cũng không khó khăn gì.
- Cô đã nói dự định này với ai chưa?
- Chưa, chỉ mới một mình bà Mai Văn biết, người thứ hai là chú. Uyên thích nói với chú, vì chú hiểu Uyên và chịu nghe Uyên nói, chú Sỹ ạ…
- Uyên, dạo này ba thấy con đổi khác nhiều lắm đó. Ba có cảm tưởng là ba không hiểu con…
Ba tôi vừa nói vừa nhìn chăm vào con gái. Tôi mỉm cười khẽ đáp:
- Thưa ba, con có gì thay đổi đâu!
- Ồ, có lẽ con cố ý khi nói thế, hay con đã quá vô tình? Con đã xa lánh tất cả bạn bè, kể cả những đứa thân nhất của con để vùi đầu vào góc nhà vắng, cặm cụi viết lách. Con sống như một ẩn sĩ và bí mật như người làm vườn bên hàng xóm… Con có nghĩ đến việc lập gia đình không?
Tôi vội đáp:
- Chưa, thưa ba con chưa có ý nghĩ đó. Con muốn sống bên cạnh ba…
- Nhưng nếu con nghĩ đến việc đi làm có lẽ tốt hơn. Con sẽ bận rộn, sẽ không có thì giờ để lo nghĩ vẩn vơ nữa. Chung quanh con bao nhiêu việc chờ đón, con muốn làm một việc gì cũng được. Ba nghĩ rằng con không hợp với nếp sống nghệ sĩ đâu… Khi có những thử thách, con sẽ chán.
- Thưa ba, con không chán đâu!
Tôi phản đối. Tôi sẽ không chán, nhưng tôi không muốn giải thích cho ba biết nguyên do của sự thay đổi. Tôi sẽ nói cho ông biết khi đã thành công.
Ba tôi hỏi tiếp:
- Ba thấy con thích người làm vườn hàng xóm lắm thì phải? Bà vú nói với ba rằng đôi khi con nói chuyện với hắn hàng giờ…
Tôi cười mỉm:
- Ông ấy là người tốt. Câu nói nào của con cũng được ông ta nghe chăm chú và không bao giờ phản đối… Có khi con kể cho ông ta nghe cả những sự dại dột và “hắn” không hề chế nhạo con.
“Ông già” gật gù:
- Nếu con nhận thấy là ông ta dễ mến, ba không cấm con làm bạn.
Dứt lời, ba tôi đứng dậy, luồn bàn tay ông qua tóc tôi, như ông đã đoán biết những ý nghĩ thầm kín của con gái.
- Cô Uyên biết cái này gọi là gì không ? Gọi là một “giỏ bạc” đấy.
- Nhưng Uyên có nhiều chuyện quan trọng để nói với chú hơn, chú Sỹ.
Người đàn ông như sực nhớ ra:
- À, chuyện chuyến đi Sàigòn của cô phải không? Chắc là nhiều chuyện kỳ thú lắm.
- Uyên đã đi gặp nữ sĩ Mai Văn. Bà ta hứa sẽ giúp đỡ Uyên xuất bản quyển tiểu thuyết.
Chú Sỹ nghiêng đầu:
- Quyển tiểu thuyết nào ?
- Chưa có bây giờ, nhưng Uyên sẽ viết. Uyên đã tìm ra cái tựa, một cái tựa khủng khiếp : “Cái vạc của con quỷ”. Câu chuyện xảy ra ở tận Phi Châu, với những cảnh vật khác thường, những khung cảnh hoang dã, những người thổ dân…
- Cô biết Phi Châu à?
- Không, lẽ dĩ nhiên là Uyên chưa từng đến đó. Nhưng chú cũng phải biết rằng viết văn cần nhiều tưởng tượng, chỉ cần tưởng tượng là đủ. Uyên cũng đã đọc nhiều sách và chắc cũng không khó khăn gì.
- Cô đã nói dự định này với ai chưa?
- Chưa, chỉ mới một mình bà Mai Văn biết, người thứ hai là chú. Uyên thích nói với chú, vì chú hiểu Uyên và chịu nghe Uyên nói, chú Sỹ ạ…
- Uyên, dạo này ba thấy con đổi khác nhiều lắm đó. Ba có cảm tưởng là ba không hiểu con…
Ba tôi vừa nói vừa nhìn chăm vào con gái. Tôi mỉm cười khẽ đáp:
- Thưa ba, con có gì thay đổi đâu!
- Ồ, có lẽ con cố ý khi nói thế, hay con đã quá vô tình? Con đã xa lánh tất cả bạn bè, kể cả những đứa thân nhất của con để vùi đầu vào góc nhà vắng, cặm cụi viết lách. Con sống như một ẩn sĩ và bí mật như người làm vườn bên hàng xóm… Con có nghĩ đến việc lập gia đình không?
Tôi vội đáp:
- Chưa, thưa ba con chưa có ý nghĩ đó. Con muốn sống bên cạnh ba…
- Nhưng nếu con nghĩ đến việc đi làm có lẽ tốt hơn. Con sẽ bận rộn, sẽ không có thì giờ để lo nghĩ vẩn vơ nữa. Chung quanh con bao nhiêu việc chờ đón, con muốn làm một việc gì cũng được. Ba nghĩ rằng con không hợp với nếp sống nghệ sĩ đâu… Khi có những thử thách, con sẽ chán.
- Thưa ba, con không chán đâu!
Tôi phản đối. Tôi sẽ không chán, nhưng tôi không muốn giải thích cho ba biết nguyên do của sự thay đổi. Tôi sẽ nói cho ông biết khi đã thành công.
Ba tôi hỏi tiếp:
- Ba thấy con thích người làm vườn hàng xóm lắm thì phải? Bà vú nói với ba rằng đôi khi con nói chuyện với hắn hàng giờ…
Tôi cười mỉm:
- Ông ấy là người tốt. Câu nói nào của con cũng được ông ta nghe chăm chú và không bao giờ phản đối… Có khi con kể cho ông ta nghe cả những sự dại dột và “hắn” không hề chế nhạo con.
“Ông già” gật gù:
- Nếu con nhận thấy là ông ta dễ mến, ba không cấm con làm bạn.
Dứt lời, ba tôi đứng dậy, luồn bàn tay ông qua tóc tôi, như ông đã đoán biết những ý nghĩ thầm kín của con gái.
Tôi ngước nhìn lên trần nhà, hết cắn móng tay rồi đến ngậm cán bút, đầu óc suy nghĩ mông lung. Tôi viết được khoảng mươi trang giấy học trò. Chừng đó đâu có bao nhiêu. Nhưng luôn luôn tôi bị căng thẳng, bị khó khăn vì phải bịa ra những nhân vật, và những nơi mà người ta sống. Tất cả là sản phẩm của tưởng tượng, và trí óc tôi bị căng thẳng trong sự tưởng tượng đó. Tôi lục lọi hết quyển sách này đến quyển sách khác, tìm kiếm những sự thật về Phi Châu, cũng như tôi thường xuyên nói với chú Sỹ về “cái vạc của con quỷ”. Có lần tôi nói với chú:
- Chú biết rằng câu chuyện xảy ra gần một con sông, giữa Phi Châu. Ở đấy có những thác nước dập dồn đổ xuống. Có một chỗ đất trũng làm thành một nơi nước xoáy và ở đó, thổ dân họ kêu là “cái vạc của con quỷ” vì người ta đã biết rằng có một con quỷ trốn ở đó, và thường gây tai họa cho dân quanh vùng. Uyên đã tìm thấy những chi tiết và nó giúp Uyên xây dựng cốt chuyện…
Chú Sỹ đã gật đầu xác nhận là câu chuyện rất hay, nhưng tuyệt nhiên chú không góp ý kiến gì về việc đó.
Suy nghĩ mãi, tôi vẫn không tìm ra được một chút hứng thú nào để viết. Sự háo hức vẫn còn trong tôi, nhưng kiên nhẫn hình như vơi đi phần nào. Tôi không bằng lòng với những lời đối thoại đã viết. Phải làm sao cho gọn hơn… Tôi vừa mới dựng thêm một nhân vật tên là Hà, cô con gái của ông kỹ sư, người xây cái đập ngăn nước. Tôi cố lột tả được nỗi khổ của cô ta khi phải sống ở một nơi hoang vu với ông bố già và chờ đợi một chiếc phi cơ hạ cánh…
Nhưng tôi cắn xây xát cả đầu bút mà không thể nào viết tiếp được đoạn đó… Bây giờ thì không phải là cô Hà đi trong hoang vu nữa, mà chính tôi, tôi mới là người đi trong hoang vu.
Bực tức, tôi bỏ viết đi ra vườn. Chú Sỹ đã đứng đó tự bao giờ. Chú như có ý chờ tôi. Tôi đọc thấy điều đó trong đôi mắt sáng dịu dàng cửa người đàn ông. Chú hỏi :
- Có gì lạ không cô bé?
- Không, chú Sỹ. Một vài khó khăn Uyên đã gặp phải trong khi viết truyện, thế thôi. Thật khó mà diễn tả được hết ý mình… Uyên có cảm tưởng mọi người đang chế nhạo Uyên…
- Ai chế nhạo Uyên đâu?
Vẫn giọng hết sức dịu dàng, chú Sỹ hỏi tôi như thế. Nỗi bực tức vì “cụt hứng” bất ngờ vẫn còn khiến tôi hậm hực. Tôi nói:
- Những nhân vật trong truyện đó chú. Như anh chàng phi công Luận chẳng hạn, anh ta không có vẻ thích thú chút nào mặc dù anh ta là nhà trinh thám. Anh ta đến đó để phá hoại.
- Đó là con quỷ phải không?
- Hắn là người đàn ông đẹp trai. Một tai nạn phi cơ bị rớt, và hắn được cô Hà, con gái ông kỹ sư săn sóc… và rồi…
Tôi hơi ngập ngừng, cảm thấy khó nói trước người đàn ông.
- Cô ta bị tiếng sét ái tình… nhưng nàng không nghĩ ra những điều đó. Nàng giấu anh ta trong một cái hang để băng bó. Nàng muốn đưa anh ta về nhà, nhưng anh ta không chịu.
Chú Sỹ có vẻ chăm chú hơn:
- Sao anh ta không muốn về nhà?
Tôi cảm thấy hứng khởi vì câu chuyện của mình:
- Bởi vì anh ta đến đó với ác ý. Anh ta muốn phá vỡ cái đập và anh ta không muốn ai thấy mình để dễ bề hành động…
- Rắc rối quá nhỉ!
- Cuối cùng cô Hà đã giúp anh phi công thay đổi chỗ ẩn núp. Nàng để anh ta nằm trên một tấm nệm ở trong hốc đá.
- Bộ cô ta không sợ những con bò cạp à ? Chú nghĩ rằng ở Phi Châu có rất nhiều bò cạp.
Tôi nói :
- Uyên nghĩ là trung tâm Phi Châu không có bò cạp.
Chú Sỹ kêu lên :
- Trung tâm Phi Châu? Ồ, vậy thì cô đã dựng khung cảnh ở nơi hùng vĩ quá.
Tôi cảm thấy hãnh diện:
- Thế hở chú? Uyên đã lúng túng nhiều lắm khi chọn một cảnh như vậy. Uyên đã không còn thắc mắc đến nó nữa. Uyên nói chú nghe về những người da đen.
- Và cái đập?
- Dạ, và cái đập. Khi toán thợ da đen đi xe cam-nhông chạy đến “cái vạc của con quỷ”, và chuyến xe đã gặp nạn làm chết mấy người. Và anh chàng phi công Luận đã nói cho họ tin là chính con quỷ đã ngăn cản, không cho họ xúc tiến công việc.
Chú Sỹ đứng thẳng người nhìn tôi. Lần này, tôi cảm thấy chú đã khâm phục tôi vô cùng. Chú nói :
- Nhưng Luận đang bị thương mà!
- Chưa, Uyên chưa nghĩ đến sẽ viết như thế nào. Bây giờ mới đến chỗ tai nạn thôi…
- Chú hy vọng Uyên sẽ thành công. Uyên làm chú nghĩ đến những thứ cây ở Phi Châu mà chú muốn trồng ở đây.
Chú Sỹ có vẻ thân mật hơn, nhưng chú đã làm tự ái tôi bị thương tổn khi ngắt ngang những ý tưởng nghệ thuật bằng câu chuyện làm vườn. Tôi nói:
- Thôi Uyên không kể cho chú nghe những câu chuyện tiếp nữa…
Và tôi quay đi. Tôi nghe tiếng chú Sỹ đuổi theo:
- Cô bé giận tôi rồi hở?
- Không. Nhưng chú sẽ không biết tiếp câu chuyện.
- Chú thích nghe lắm mà!
Tôi không nghe tiếp nữa, đi một mạch về nhà. Tóc tôi tung vì gió, bay phất ngang mặt. Tôi đưa tay khẽ hất ra sau lưng, hồn miên man nghĩ đến cách tiếp nối câu chuyện.
Cuối cùng rồi cuốn tiểu thuyết của tôi cũng xong. Tôi sung sướng chấm một chấm lớn sau câu kết luận và thở phào nhẹ nhõm. Tôi ký tên : Ý-Yên một cách thận trọng, nắn nót. Nỗi sung sướng len vào hồn tôi tràn ngập. Tôi cầm cuốn truyện trong tay và cảm thấy mình trở thành quan trọng hơn, ít ra thì cũng đã hoàn thành được một cuốn tiểu thuyết. Và như thế là mình đã trở thành nhà văn rồi còn gì nữa… Tôi cầm cuốn truyện chạy vội ra phòng khách. Ba tôi đang ngồi hút xì-gà trên salon. Tôi sà vào lòng “ông già” nũng nịu :
- Ba, con muốn thành một nữ văn sĩ.
Tôi có cảm tưởng ba tôi giật bắn người:
- Sao? Con nói gì? Con bệnh phải không? Ba tôi nói, ngạc nhiên xen lẫn lo ngại. Ông đặt điếu thuốc xuống cái gạt tàn, chăm chú nhìn tôi:
- Con nói thật hở Uyên? Con muốn làm văn sĩ? Ba tưởng đó chỉ là một lời nói đùa…
- Không ba ạ ! – Tôi thấy có bổn phận làm cho ba tôi tin tưởng hơn. – Đó là một sở thích của con, đúng hơn là con say mê. Con đã có năng lực để trở thành một nữ văn sĩ !
Tôi nhìn ba tôi, giọng tha thiết hơn:
- Ba không hãnh diện vì con nổi tiếng sao?
- Dĩ nhiên ba rất hãnh diện nếu con nổi tiếng. Nhưng đó là chuyện giả sử thôi. Người ta không thể dễ dàng tự đặt mình là một văn sĩ. Ai đã gieo cho con ý nghĩ đó?
- Con đã suy nghĩ kỹ trước khi làm điều đó. Con đã gặp bà Mai Văn.
- Ai vậy?
Tôi thoáng bực tức. Tại sao cả ba tôi lẫn chú Sỹ đều không ai biết gì về bà Mai Văn hết vậy? Quả thật là cả hai người không ai chịu tìm hiểu văn chương! Tuy vậy, tôi không dại dột gì mà làm tổn thương đến “ông già” bằng cách nói lên những ý nghĩ đó. Tôi đưa tập bản thảo trước mặt ba tôi:
- Con đố ba, cái gì đây?
- Một xấp giấy. Con định dùng xấp giấy này để trở thành nữ văn sĩ đó phải không?
Giọng ba tôi thoáng một chút âu yếm lẫn diễu cợt. Tôi nghiêm giọng:
- Ba nói đúng, đây là một xấp giấy, nhưng không phải là con “định” dùng mà con dùng rồi. Nó chứa đựng trọn vẹn những ý tưởng của con, những ham thích và niềm đam mê lớn của con. Con đã viết, thật đầy những trang giấy này. Một câu chuyện thật ly kỳ, lồng trong một khung cảnh hùng vĩ. Ba, có phải viết một cuốn tiểu thuyết là trở thành văn sĩ không hả ba?
Ba tôi chống tay lên cằm, vẻ suy nghĩ. Lát sau ông thở dài bảo tôi:
- Tùy ý con, nếu đó là niềm đam mê lớn của con như con vừa nói. Nhưng ba nghĩ con sẽ còn phải vượt qua nhiều trở lực nữa. Ba không biết con có tài năng của một văn sĩ không, nhưng ba chúc con thành công.
Sự thuận ý của “ông già” khiến tôi cảm thấy hăng hái:
- Con sẽ gởi vài chương sách của con cho bà Mai Văn, rồi con sẽ đưa bản thảo cho nhà xuất bản. Có thể con sẽ đến những nhà xuất bản ở Sàigòn.
- Tuổi trẻ nhiệt thành, việc gì cũng muốn nhanh chóng. Nếu con cần, ba sẽ giúp con vài thứ.
Tôi lựa những tờ giấy trắng tinh hảo và những tờ carbone đen tuyền lồng vào nhau để vào máy đánh chữ. Tôi đánh làm năm bản, để có thể đưa cho nhiều nhà xuất bản một lúc. Những tờ giấy bản thảo bị để dần sang một bên. Mấy trang giấy được đánh máy lại sạch sẽ. Mực in đen nổi hẳn trên nền giấy trắng. Một vài câu văn hơi vụng về được tôi sửa lại gẫy gọn hơn. Mười ngón tay tôi gõ đều lên máy chữ. Tôi bắt đầu cảm thấy mỏi lưng và tê rần ở hai chân thật nặng nề. Nhưng những tờ giấy mang giòng chữ của tôi đã giúp tôi thêm can đảm. Tôi nghĩ đến khi cuốn tiểu thuyết được xuất bản… Tôi nghĩ đến khi tên tuổi mình được báo chí nhắc nhở tới. Tôi nghĩ đến lúc người ta, nhất là lớp người trẻ tuổi, những đứa con trai, con gái trạc tuổi tôi, hay lớn hơn hoặc bé hơn tôi đều đọc văn của tôi, thích văn của tôi và coi cái tên Ý Yên như một thần tượng. Mỗi lần nhắc đến tên tôi, người ta sẽ không ngớt trầm trồ khen ngợi… Tôi chợt nhớ đến tên một vài văn sĩ hiện đại, nổi tiếng như cồn, mỗi khi báo chí nhắc đến họ là một vầng hào quang chói lòa bao quanh. Những lời ca tụng, những số tiền kếch sù được đổi bằng những tác phẩm viết vội. Họ là văn sĩ, họ có quyền đó và tôi cũng sắp là văn sĩ, tôi cũng sẽ được những quyền đó.
Chương 5
Gần ba ngày trôi qua tôi miệt mài vùi đầu vào công
việc đánh máy. Chú Sỹ sang nhà thăm tôi, đôi khi chú ngồi đọc dùm tôi
những đoạn trong bản thảo. Chú vẫn không xao động gì đối với niềm hứng
khởi của tôi. Quá lắm, chú chỉ bảo “hay lắm”… để trả lời cho câu hỏi
“chuyện này có làm cho chú thích không?”, thế thôi.
Tôi nhìn vào bản thảo, nói với chú Sỹ:
- Sắp xong rồi chú. Đến đoạn viên phi công Luận và cô Hà yêu nhau rồi.
Chú chêm vào:
- Sao cô không nghĩ đến những cây nấm ở Phi Châu?
Nữa, lại cũng cái giọng sặc mùi vườn tược. Tôi khẽ nhún vai:
- Chuyện ấy có quan trọng đâu? Những bông hoa là những bông hoa – nhưng bông hoa không phải là cây nấm. Uyên sẽ để cả những câu thơ vào đây nữa… Chú không thích thơ phải không ?
- Chắc chắn rồi.
Tôi vênh mặt, muốn tỏ cho chú Sỹ biết là chú “quê” lắm trong lãnh vực văn chương.
- Chú nên nhớ đây là một câu chuyện tình thật lâm ly. Tại sao chú cứ để ý đến những tiểu tiết như vậy ? Những cây nấm của chú nhỏ nhặt không đáng gì cả!
Cuộc cãi vã giữa tôi và chú Sỹ, kể như đã tạm yên. Tôi chấm dứt những giòng chữ cuối cùng trên máy chữ một cách đầy hân hoan. Và cũng như lần viết bản thảo, tôi lựa những mẫu tự lớn nhất để đánh máy bốn mẫu tự thành chữ Ý YÊN.
Bây giờ là đợt cố gắng thứ nhì: Tôi phải lựa riêng năm bản và lấy vài chương trong mỗi bản để gửi đi các nhà xuất bản và cho bà Mai Văn. Để đủ kiên nhẫn, tôi đã tìm một cuốn bán nguyệt san và đọc lại một đoạn của mục “nghệ thuật”, trong đó giới thiệu sáng tác mới của một nhà văn tên tuổi :
“CHIỀU CHƯA XUỐNG” của nhà văn Mặc Uy vừa hoàn thành. Đây là tác phẩm thứ 80 của văn sĩ nổi danh và được mến chuộng nhất hiện nay. Nghe đâu Mặc Uy chưa có ý định viết tiếp cuốn sách mới nào. Ông muốn dành thì giời để nghỉ ngơi một thời gian.
Tôi mơ màng theo từng lời giới thiệu trên sách. “Mặc Uy”, tên tuổi đó tôi không lạ gì. Chàng là nhà văn quá lớn mà tôi không hề dám nghĩ rằng tôi sẽ quen. Dù sao bà Mai Văn cũng là một người đàn bà, dễ dàng hơn. Nếu một ngày nào đó, tôi cũng sẽ được người ta nói đến như đã nói đến Mặc Uy. Có thể lắm chứ, tại sao không? Tôi đang bước lên nấc thang thứ nhất mà…
Tôi nhìn vào bản thảo, nói với chú Sỹ:
- Sắp xong rồi chú. Đến đoạn viên phi công Luận và cô Hà yêu nhau rồi.
Chú chêm vào:
- Sao cô không nghĩ đến những cây nấm ở Phi Châu?
Nữa, lại cũng cái giọng sặc mùi vườn tược. Tôi khẽ nhún vai:
- Chuyện ấy có quan trọng đâu? Những bông hoa là những bông hoa – nhưng bông hoa không phải là cây nấm. Uyên sẽ để cả những câu thơ vào đây nữa… Chú không thích thơ phải không ?
- Chắc chắn rồi.
Tôi vênh mặt, muốn tỏ cho chú Sỹ biết là chú “quê” lắm trong lãnh vực văn chương.
- Chú nên nhớ đây là một câu chuyện tình thật lâm ly. Tại sao chú cứ để ý đến những tiểu tiết như vậy ? Những cây nấm của chú nhỏ nhặt không đáng gì cả!
Cuộc cãi vã giữa tôi và chú Sỹ, kể như đã tạm yên. Tôi chấm dứt những giòng chữ cuối cùng trên máy chữ một cách đầy hân hoan. Và cũng như lần viết bản thảo, tôi lựa những mẫu tự lớn nhất để đánh máy bốn mẫu tự thành chữ Ý YÊN.
Bây giờ là đợt cố gắng thứ nhì: Tôi phải lựa riêng năm bản và lấy vài chương trong mỗi bản để gửi đi các nhà xuất bản và cho bà Mai Văn. Để đủ kiên nhẫn, tôi đã tìm một cuốn bán nguyệt san và đọc lại một đoạn của mục “nghệ thuật”, trong đó giới thiệu sáng tác mới của một nhà văn tên tuổi :
“CHIỀU CHƯA XUỐNG” của nhà văn Mặc Uy vừa hoàn thành. Đây là tác phẩm thứ 80 của văn sĩ nổi danh và được mến chuộng nhất hiện nay. Nghe đâu Mặc Uy chưa có ý định viết tiếp cuốn sách mới nào. Ông muốn dành thì giời để nghỉ ngơi một thời gian.
Tôi mơ màng theo từng lời giới thiệu trên sách. “Mặc Uy”, tên tuổi đó tôi không lạ gì. Chàng là nhà văn quá lớn mà tôi không hề dám nghĩ rằng tôi sẽ quen. Dù sao bà Mai Văn cũng là một người đàn bà, dễ dàng hơn. Nếu một ngày nào đó, tôi cũng sẽ được người ta nói đến như đã nói đến Mặc Uy. Có thể lắm chứ, tại sao không? Tôi đang bước lên nấc thang thứ nhất mà…
- Uyên, con có thư này!
Vú già đang đứng nhìn tôi, ánh mắt bà chăm chú, đầy khoan dung và thương yêu. Vú hiểu tôi đang làm gì. Tôi đã nói với vú nhiều về công việc làm của tôi. Vú khác hẳn ba tôi ở điểm chỉ lo ngại cho sức khỏe của tôi, chứ không mảy may lo rằng tôi sẽ không thành công! Vú dư biết tôi đang chuẩn bị xuất bản cuốn tiểu thuyết, mà tôi là tác giả!
Tôi hỏi vú:
- Thư ai thế vú?
Vú già lắc đầu:
- Từ Huế gởi vào. Của bà Mai Văn nào đó!
Tôi sửng người đi rồi tôi reo lên vì nỗi vui mừng đột ngột. Thật ư ? Bà Mai Văn gởi thư cho tôi ? Có nghĩa là bà không hề quên tôi ? Có nghĩa là những chương truyện của tôi đã đến tay bà??? Bàn tay tôi run rẩy, xé vội phong bì. Những giòng chữ lướt nhanh qua mắt tôi :
Em thân mến,
Tôi đã nhận được tác phẩm mà em là tác giả. Tôi cám ơn em hết lòng, đã dành cho tôi sự mến thương mà nhờ nó tôi sẽ trẻ lại. Với sự cảm động, tôi đã đọc bản văn của em. Tương lai đang mở ra trước mặt em, huy hoàng vô cùng…
Sau này, em sẽ đọc lại tác phẩm của em và em sẽ rơi lệ vì sung sướng… Tôi chúc em thành công thật nhiều và sẽ nắm trong tay những gì em muốn.
Thân ái.
Mai Văn
Ngàn ánh sáng nhảy múa trước mặt tôi. Tôi dụi mắt đọc kỹ một lần nữa. Sự thật đây ư? Ồ! Niềm sung sướng khiến tôi muốn bật khóc.
Vú già vẫn còn đứng chờ đợi. Tôi nhảy ra khỏi ghế, bá cổ vú già la lên: “Vú ơi! Bà Mai Văn trả lời cho con rồi. Lá thư đó, bà ta bảo con sẽ thành công! Bà ta đã đọc truyện của con. Vú ơi, con vui lắm!”
Vú già mỉm cười dịu hiền, hôn lên trán tôi. Tôi rời vú chạy nhanh ra vườn. Còn một người nữa cần biết tin vui này : Đó là chú Sỹ. Phải cho chú biết mới được…
- Chú Sỹ đấy phải không?
Người bạn trung thành của tôi đã đứng đó tự bao giờ, như chờ đợi tôi. Hôm nay chú Sỹ đội trên đầu chiếc nón rơm rộng vành.
Trời mưa lất phất.
Tôi đưa bức thư cho chú:
- Uyên sung sướng quá chú Sỹ ơi, bà Mai Văn gửi thư cho Uyên nè… Bà ta đã đọc quyển tiểu thuyết phi thường của Uyên rồi. Bà ta bảo rằng Uyên có đủ khả năng để trở thành một nữ văn sĩ! Để Uyên đọc thư chú nghe nhé!
Tôi đọc thư, thật nhanh với nỗi sung sướng tràn ngập trong tâm hồn. Tôi đọc mà không cần biết người đối diện có nghe không. Tôi đọc đến quên cả mưa.
Tôi thấy chú Sỹ tựa người vào hàng rào. Ánh mắt chú nhìn tôi đăm đăm, ánh mắt khiến tôi phải mất một giây mới tự chủ được để nhìn trả lại chú. Những hạt mưa rơi trên tờ giấy mỏng, tôi cảm thấy xót xa kêu lên:
- Nước mưa làm ướt thư Uyên hết rồi!
Người làm vườn không nói, lẳng lặng lấy khăn trong túi áo đưa cho tôi. Tôi cầm lấy và lau nhẹ lên tờ giấy. Niềm vui của tôi bộc phát, trẻ thơ vô cùng. Tôi nhảy chân sáo vào nhà mà không nhìn thấy ánh mắt lạ lùng của người đàn ông.
Tôi đã quyết định sẽ phải đi Sàigòn thêm chuyến nữa. Tôi xin phép ba tôi, người sung sướng khi thấy tôi vui vẻ. Tôi nói quyết định đó cho chú Sỹ biết. Chú có vẻ buồn rầu :
- Cô đi lâu không?
- Có thể vài tuần, cũng không chừng Uyên sẽ về sớm. Mong sẽ gặp lại chú.
Tôi trở về Sàigòn kỳ này với bao nhiêu sự sung sướng trong tâm hồn. Tôi miên man tưởng đến lúc tôi được nổi danh và bao nhiêu nỗi nhọc mệt quá nhiều trong thời gian qua. Nhưng ăn nhằm gì, tôi cố gắng để được trở thành một nhà văn tăm tiếng và khi đó thì tôi cũng sẽ có thư ký như bà Mai Văn, để lo những công việc thay tôi.
Về đến Sàigòn, tôi ghé nhà dì Tân thay đồ xong là đi tìm ngay đến nhà xuất bản gần nhất ở đường Võ Tánh. Tôi lên hai tầng lầu, vừa mệt lẫn bỡ ngỡ. Tôi hỏi một người ăn mặc lôi thôi vừa đi xuống:
- Ông cho tôi hỏi ông Ngọc.
- Cô tìm ông ta có chuyện gì?
- Tôi muốn hỏi ông ta có bằng lòng xuất bản cuốn tiểu thuyết của tôi không?
Ông ta nhìn tôi từ đầu đến chân như để đánh giá, sau cùng ông ta nói:
- Cô ngồi chờ một lát, tôi đi tìm ông ấy xem sao.
Tôi ngồi xuống ghế, hồi hộp chờ. Một phút trôi qua thật chậm chạp khiến tôi bực tức, nhưng tôi cố dằn. Tôi nhỏm người mấy lượt để trấn áp nỗi lo lắng.
Người đàn ông trạc tuổi chú Sỹ xuất hiện trước mặt tôi. Ông ta đến gần tôi, nghiêng đầu kiểu cách :
- Chào cô… cô gì nhỉ?
Tôi nói nhanh :
- Ý-Yên, tác giả của truyện “Cái vạc của con quỷ”.
Ông ta gật gù như chợt nhớ ra:
- À… à đúng rồi, tôi nhớ thoang thoáng. Sao nào cô bé? Cô gặp tôi có chuyện gì không?
Ông ta đưa mắt nhìn tôi, tiếp ngay:
- Thật hân hạnh khi tôi được quen cô. Cô xinh xắn quá!
Tôi đỏ mặt trước lời khen của người đàn ông, nhưng không quên ý định của mình:
- Thưa ông, tôi đã gởi cho ông mấy chương truyện và tôi đang chờ ông trả lời.
Người đàn ông gãi đầu, cười:
- Thật khó nói, cô Yên à. Tôi… tôi rất muốn giúp cô, nhưng…
- Nhưng ông đã không làm?
- Không phải thế. Thật ra thì… chưa thể được.
Nỗi tuyệt vọng giáng xuống tầm mắt, nhưng tôi không biết gì hơn là nhận lại bản thảo trong tay ông Ngọc và bước ra khỏi phòng.
Tuy nhiên tôi vẫn chưa hết hy vọng. Tôi đã gởi cả thảy bốn bản đi cơ mà, còn những nơi khác. Biết đâu họ lại không đón nhận tôi như một sự khám phá mới đầy khuyến khích? Sự can đảm còn lại giúp tôi tiếp tục.
Tôi đến nhà xuất bản thứ hai và ngồi đợi. Sự chờ đợi thật cần thiết cho tôi trong lúc này. Tôi nửa muốn gặp người ta, nửa ngần ngại. Tôi sợ sẽ thất vọng nếu lại một lần nữa, người ta trả lời tôi như ông Ngọc.
- Chào cô Ý-Yên. Tôi rất sung sướng được biết cô!
Lại vẫn lối nói của ông Ngọc. Tôi hồi hộp, hơi run giọng:
- Ông có thể cho biết số phận những chương tiểu thuyết của tôi ra sao?
Ông ta xoa xoa hai bàn tay chuối mắn vào nhau:
- Vâng, chúng tôi đã đọc qua những chương đó. Và chúng tôi rất mong gặp cô để nói lên sự khó khăn của việc xuất bản. Bây giờ, chỉ có những nhà văn đã nổi tiếng, chúng tôi mới mua sách. Chúng tôi xin lỗi đã phải nói với cô điều đó. Nhưng đó là sự thật. Tuần trước, chúng tôi đã thương lượng một cuốn sách của nhà văn Mặc Uy.
Tôi muốn hét lên :
- Mặc Uy ! Lúc nào cũng Mặc Uy. Sao lắm người thích ông ta thế ? Ông ta cũng như tôi chứ có hơn gì!
Tôi trở mình sau một giấc ngủ dài. Giấc ngủ làm tôi cảm thấy sảng khoái hẳn đi. Tôi chợt nghĩ đến chú Sỹ… Phải chi có chú Sỹ ở đây, tôi sẽ nói cho chú biết tất cả những việc đã xảy ra… nhưng chú đang ở xa tôi, xa quá…
Sài gòn quá nóng, ngủ dậy là tôi muốn tắm ngay. Tôi thực hành điều đó. Nước phun từ trên cao xuống thân thể tôi mát rượi. Tôi nghe cảm giác dễ chịu len vào từng thớ thịt.
Ăn điểm tâm xong, tôi nghĩ đến việc tiếp tục đi đến những nhà xuất bản, nhà xuất bản thứ ba với chút hy vọng còn sót lại.
Ngôi nhà có vẻ như là một cái xưởng chất chứa thật nhiều báo hàng ngày và hàng tuần. Một người đàn ông vừa bước ra, gật đầu chào tôi:
- Mời cô ngồi. Tôi có thể giúp cô điều gì được?
- Thưa ông, tôi đã gởi cho ông một bản tiểu thuyết “Cái vạc của con quỷ”.
Người đàn ông nhíu mày như cố nhớ. Rồi ông ta mở ngăn kéo lớn, lục lạo một lúc rồi lôi ra xấp giấy đánh máy.
- Phải nó đây không cô? Ông ta nói : tôi rất tiếc không thể nhận nó được!
Tôi run giọng:
- Tại sao?...
Người đàn ông ngắt lời :
- Chỉ là một câu chuyện ái tình lăng nhăng, không đủ sức làm độc giả say mê.
Tôi muốn ứa nước mắt. Trời ơi! Công trình tôi xây dựng trong bao nhiêu ngày bằng tất cả những ý nghĩ sâu xa nhất, những xúc động nồng nàn nhất và sự cố gắng vô song đã bị người ta coi rẻ như thế sao? Tôi bậm môi, dằn bước hơi mạnh trên những bậc tam cấp.
Bây giờ tôi có một quyết định mới. Tôi sẽ đưa “Cái vạc của con quỷ” cho một nhà xuất bản lớn, may ra họ sẽ khoan dung hơn, họ sẽ không để ý đến những khuyết điểm nhỏ để nâng đỡ một cây bút trẻ.
Tôi đến nhà xuất bản đó. Gặp ông chủ, tôi đưa quyển sách.
- Thưa ông, tôi có một quyển tiểu thuyết!
- Một quyển tiểu thuyết?
Ông ta cầm lấy cuốn sách, đọc qua cái tựa, gật gù:
- Tên cô đẹp quá, nhưng đây có phải là lần đầu tiên cô viết không?
Tôi rụt rè thú nhận:
- Thưa ông, đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi. Câu chuyện ở trung tâm Phi Châu…
- Ồ, trung tâm Phi Châu ? Sao cô chọn một khung cảnh xa vời mà vĩ đại thế?
Ông ta mở trang giữa đọc thoáng qua vài hàng rồi ngước nhìn tôi:
- Cô biết Phi Châu chứ ?
- Ơ… Cũng như tất cả mọi người, tôi biết qua hình ảnh trên sách vở, phim ảnh hay báo chí thôi.
- Cô đã sai lầm khi viết rằng “nàng đi trong một khu vườn và hái một trái thơm ở dưới gốc cây, để làm món tráng miệng cho bữa ăn tối… Cô không biết rằng, quả thơm mọc ở trên cây chứ làm gì có chuyện mọc dưới đất ?
Tôi đỏ bừng mặt, ấp úng:
- Tôi… tôi sẽ sửa lại. Tôi tin rằng đó là một cuốn tiểu thuyết hay mà nữ sĩ Mai Văn đã khen ngợi.
Ông hơi tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Cô quen bà Mai Văn à?
Rồi ông ta khẽ nhún vai:
- Nhưng đó không phải là chuyện quan trọng! Quen với một văn sĩ không phải là một yếu tố để trở thành văn sĩ!
- Thưa, ông có thể nhận…
- Cô cho tôi một thời gian đã nhé! Phải một thời gian tôi mới có thể trả lời được.
Tôi nài nỉ:
- Ông thông cảm, vì là lần đầu tiên viết truyện nên tôi không thể tránh khỏi những sơ xuất. Nhưng tôi hy vọng ở những cuốn truyện khác…
Ông ta ngắt ngang:
- Ở đây mọi việc đều được sắp đặt và định đoạt theo nguyên tắc. Một cuốn truyện dở sẽ làm mất uy tín…
Dường như chợt nhận ra câu nói quá tàn nhẫn, người đàn ông dừng lại. Tôi rơm rớm nước mắt, cầm tập bản thảo đi ra, không nói thêm tiếng nào.
Chương 6
Chú Sỹ dán mắt vào những thân cây nhỏ trong khi tôi
ngồi tựa hàng rào. Tôi đang kể cho chú nghe tất cả những chuyện trong
chuyến đi Sàigòn. Gương mặt chú đượm một vẻ hững hờ, một chút trìu mến.
Nhưng vẻ hững hờ khiến tôi bực tức:
- Chú Sỹ, chú không thèm nghe Uyên nói…
- Đâu có. Chú đang nghe rất kỹ đây.
- Nhưng chú ngồi xa Uyên quá. Uyên không muốn hét lên cho mọi người nghe.
Chú Sỹ chiều ý, ngồi xích lại gần tôi:
- Nào, cô bé nói đi. Một chuyện bí mật phải không?
- Không… nhưng Uyên muốn nói là Uyên đã có một ý định khác.
- Về việc gì?
Tôi nhăn mặt:
- Sao chú mau quên quá vậy? Chuyện có chút xíu mà chú không nhớ.
- Thật tình… Uyên thử nhắc lại tôi nghe.
Tôi vùng vằng:
- Thôi, chú quên thì thôi.
Thấy tôi giận dỗi, chú Sỹ có vẻ ân hận:
- Uyên đừng giận tôi. Có phải về cuốn truyện đó không?
Tôi cúi đầu lặng yên không đáp. Sự thờ ơ của chú Sỹ làm tôi buồn hơn bất cứ sự thờ ơ nào của những người khác. Chú là người duy nhất mà tôi nghĩ rằng sẵn sàng nghe tôi. Nhưng chú đã không nhớ gì những câu chuyện mà đối với tôi vô cùng quan trọng. Không bao giờ tôi thấy chú Sỹ tỏ ra chú ý đến một chuyện gì. Chú vẫn dửng dưng như thế. Nhưng bây giờ, điều đó khiến tôi cảm thấy tủi thân.
Tiếng chú Sỹ dỗ dành:
- Đừng giận tôi nữa Uyên. Câu chuyện của Uyên tôi đã biết hết rồi. Câu chuyện thật hay, phải vậy không ? Và Uyên đã giao nó cho nhà sách để người ta in.
- Còn hơn thế nữa chú Sỹ à. Nếu chú biết Uyên đã vui như thế nào, khi nhà in đem bản thảo lên máy. Hồi hộp quá chú ạ, ông chủ nhà in là bạn với ba Uyên. Ông ta dễ thương lắm…
- Chú Sỹ, chú không thèm nghe Uyên nói…
- Đâu có. Chú đang nghe rất kỹ đây.
- Nhưng chú ngồi xa Uyên quá. Uyên không muốn hét lên cho mọi người nghe.
Chú Sỹ chiều ý, ngồi xích lại gần tôi:
- Nào, cô bé nói đi. Một chuyện bí mật phải không?
- Không… nhưng Uyên muốn nói là Uyên đã có một ý định khác.
- Về việc gì?
Tôi nhăn mặt:
- Sao chú mau quên quá vậy? Chuyện có chút xíu mà chú không nhớ.
- Thật tình… Uyên thử nhắc lại tôi nghe.
Tôi vùng vằng:
- Thôi, chú quên thì thôi.
Thấy tôi giận dỗi, chú Sỹ có vẻ ân hận:
- Uyên đừng giận tôi. Có phải về cuốn truyện đó không?
Tôi cúi đầu lặng yên không đáp. Sự thờ ơ của chú Sỹ làm tôi buồn hơn bất cứ sự thờ ơ nào của những người khác. Chú là người duy nhất mà tôi nghĩ rằng sẵn sàng nghe tôi. Nhưng chú đã không nhớ gì những câu chuyện mà đối với tôi vô cùng quan trọng. Không bao giờ tôi thấy chú Sỹ tỏ ra chú ý đến một chuyện gì. Chú vẫn dửng dưng như thế. Nhưng bây giờ, điều đó khiến tôi cảm thấy tủi thân.
Tiếng chú Sỹ dỗ dành:
- Đừng giận tôi nữa Uyên. Câu chuyện của Uyên tôi đã biết hết rồi. Câu chuyện thật hay, phải vậy không ? Và Uyên đã giao nó cho nhà sách để người ta in.
- Còn hơn thế nữa chú Sỹ à. Nếu chú biết Uyên đã vui như thế nào, khi nhà in đem bản thảo lên máy. Hồi hộp quá chú ạ, ông chủ nhà in là bạn với ba Uyên. Ông ta dễ thương lắm…
Suốt những ngày in “Cái vạc của con quỷ”, tôi túc trực luôn ở nhà in. Tôi nhìn say mê người thợ sắp chữ từng trang nhỏ, và tôi đứng dựa bên cô “Cò”, để xem cô ta sửa từng “morasse”. Chính tác phẩm của tôi, đã được in lên thành sách, thật là kỳ diệu.
Ông chủ nhà in bảo tôi:
- Cháu phải có một cái bìa, một bức tranh chẳng hạn, như thế mới hợp thời trang.
Tôi cảm thấy bối rối. Quả thật tôi đã không nghĩ đến điều đó. Trong đám bạn bè tôi, cũng có đứa học ngành họa, tôi nhờ chúng nó cũng được. Nhưng như thế tôi phải nói rõ tôi là một nữ văn sĩ hay sao ? Không được, phải để đến khi nào tự dưng tôi nổi tiếng cho chúng nó phục.
Sau cùng tôi đề nghị với ông chủ nhà in, nên tìm những mẫu tự đẹp nhất để làm cái tựa cho quyển sách là được rồi.
Cuối cùng, nỗi sốt ruột của tôi cũng được kết thúc. Những cuốn sách đã được in xong. Tôi có 50 bản đặc biệt để tặng bằng hữu, trên loại giấy trắng mịn đẹp vô cùng. Tôi ôm những quyển sách trong tay như ôm một kho tàng. Thật lạ lùng khi những giòng chữ của mình được in thành sách. Như một phép nhiệm mầu mà tôi không thể nào tưởng được, là có ngày mình trở thành một nữ văn sĩ như bây giờ. Chắc chắn ba tôi sẽ sung sướng lắm. Chắc chắn chú Sỹ sẽ ngạc nhiên lắm. Niềm sung sướng khiến tôi muốn nhảy lên, reo lên, hát lên. Tôi nhìn ông chủ nhà in và thấy ông ta thật dễ thương. Tôi thấy chung quanh mình chỉ toàn một màu hồng, thứ màu hồng của bình minh vô cùng rực rỡ.
Việc đầu tiên của tôi là khoe với ba tôi tác phẩm đầu tay của mình.
- Ba coi, con gái ba đã trở thành một nữ văn sĩ. Thế nào ba cũng để thì giờ xem hết cuốn sách nghe ba!
Ba tôi vuốt tóc tôi âu yếm:
- Lẽ dĩ nhiên, ba sẽ đọc chứ, con gái cưng của ba.
- Ba xem này, ngay trên đầu bìa sách là tên của con…
Phải rồi, tên tôi nằm chễm chệ ngay trên đầu bìa sách. Rồi nó sẽ được tung bán, tên tôi sẽ có ở mọi nhà sách, mọi sạp báo. Tôi nghĩ đến lúc người ta sẽ tìm mua tác phẩm của tôi. “Cái vạc của con quỷ” sẽ gây những tiếng vang lớn, và những món tiền mang đến do “Cái vạc của con quỷ”. Đó là giấc mộng ngày xưa của tôi, nhưng bây giờ không còn là giấc mộng nữa. Nó đã là một sự thật mà tôi không ngờ.
Suốt buổi sáng, tôi ngồi thu mình trong ghế bành để đọc lại tác phẩm của mình. Tôi không thể ngờ mình có thể viết hay đến thế. Đọc trên bản in có một ý nghĩa nào đó làm khác trong bản thảo rất nhiều. Tôi tự mỉm cười, kiêu hãnh với chính mình vì những câu đối thoại bay bướm mà tôi đã nghĩ ra. Tôi hình dung đến sự thán phục của bè bạn, nhất là những đứa học lớp với tôi. Chắc chắn chúng nó không thể ngờ là trong số bạn bè của mình lại có thể có người trở thành nữ văn sĩ ? Chắc chắn điều đó chỉ là tưởng tượng của những đứa con gái còn trong ngưỡng cửa học đường. Tôi đã từng nghe tụi nó thán phục những văn sĩ đương thời mà tôi phát thèm. Có đứa lại còn bày đặt viết thư làm quen, xin chữ ký tùm lum nữa. Biết đâu mai này tôi lại không như thế ? Không trở thành một nữ văn sĩ danh tiếng ? Và trong số độc giả viết thư về, biết đâu lại không có một đứa bạn tôi ?
Tôi cố suy nghĩ để tìm danh sách những người mà mình sẽ tặng sách. Dĩ nhiên là nhiều. Chỉ mỗi bè bạn của tôi, những ông giáo sư của tôi, cũng đã khá nhiều. Họ hàng bên nội, bên ngoại. Nhất định là tôi phải làm cho ba tôi hãnh diện đã có đứa con gái là một nữ tiểu thuyết gia.
Những viễn ảnh huy hoàng khiến tôi náo nức. Tôi cảm thấy tâm hồn lâng lâng. Tôi chợt nghĩ đến chú Sỹ và tôi rời ghế chạy vội ra vườn.
Tôi thấy chú Sỹ đang chăm chú tỉa một cây hoa hồng nhung tuyệt đẹp. Những chiếc lá hơi úa rơi xuống mặt đất. Chú mải miết làm không biết đến sự hiện diện của tôi. Đợi một lát, tôi nóng lòng lên tiếng:
- Chú Sỹ!
Người đàn ông ngước lên:
- A! Cô Uyên. Sao? Công việc đến đâu rồi?
- Chú ham làm vườn quá à!
- Cũng như cô ham viết văn vậy thôi.
Tôi cảm thấy sung sướng vì nhận xét của chú Sỹ. Ít ra thì chú cũng phải hiểu rằng, tôi là con người của văn chương chứ! Chú hỏi tôi:
- Cuốn sách, tôi tin rằng nó đã gần hoàn thành phải không cô Uyên?
Thật ra “Cái vạc của con quỷ” đang nằm trong bàn tay giấu sau lưng tôi. Tôi muốn dành cho chú một sự ngạc nhiên mà. Tôi nói:
- Hơn thế nữa, nó đã xong!
- Thế à? Tuyệt! Chắc cô hài lòng?
- Khỏi nói chú ạ! Bản in sạch sẽ, sáng đẹp không thể tưởng. Chữ lớn, đều. Có điều lạ là khi nó được lên sách, Uyên đọc thấy hay hơn trong bản thảo.
Chú Sỹ gật gù:
- Dĩ nhiên rồi. Bao giờ in rồi nó cũng hay hơn. Có khi mình đọc đến những đoạn mà chính mình không ngờ có thể viết hay như thế.
Tôi nhìn chú Sỹ, ngạc nhiên vì nhận xét tinh tế đó. Quả thật chú nói “không sai một ly ông cụ” nào cả. Đã có khi tôi tự thán phục mình về những điều mình đã nghĩ được và viết ra. Vậy mà chú Sỹ biết điều đó? Chú biết điều đó nhưng chú chả biết viết bao giờ, không thích cả đọc thơ nữa. Tóm lại là chú “chê” văn chương. Với chú, chỉ có mảnh vườn và những bông hoa là đáng kể.
Đây là lần đầu tiên chú Sỹ có một nhận xét về môi trường của tôi. Những lần trước chú chỉ cười một cách lơ đễnh khi tôi kể say mê. Bây giờ thì không thế. Bây giờ chú Sỹ hẳn đã nhận thấy rằng văn chương là một cái gì đẹp và cần cho đời sống như hơi thở. Vì văn chương phản ảnh trung thực nhất con người của mình. Tôi là một nữ văn sĩ, tôi ở trong lãnh vực văn chương, chú Sỹ lại là bạn tôi, ít ra thì cũng phải có ảnh hưởng phần nào chứ!
Tôi đưa cuốn sách ra trước mặt chú Sỹ:
- Uyên tặng chú. Đã có sẵn chữ ký.
Bàn tay chú Sỹ đón vội lấy cuốn sách, tôi thấy mắt chú sáng lên:
- Tốt quá! Cô nhớ cho tôi nữa à?
- Chú nói kỳ. Chú là bạn Uyên mà. Có điều Uyên hơi buồn là chú không mấy ham thích văn chương. Chú phải biết là văn chương nắm một phần cuộc sống của mình.
Chú Sỹ hơi mỉm cười:
- Uyên thử nói rõ hơn?
- Thí dụ ý nghĩ là phần tinh thần cho cuộc sống. Mà khi mình hiểu biết về văn chương, có khiếu về văn chương, mình sẽ có thể dễ dàng diễn đạt ý nghĩ của mình hơn. Đó là chưa kể mình có thể mang tâm sự của chính mình lên sách báo, cho cả hàng vạn người đọc, thú lắm.
Nụ cười trên môi chú Sỹ đượm hờ nét hóm hỉnh:
- À, vậy ra “Cái vạc của con quỷ” cũng có một phần tâm sự của Uyên?
Tôi lắc đầu:
- Đó là truyện mà! Uyên lấy từ một cốt truyện ngoại quốc nên không thể lồng tâm sự mình vào đó nhiều được. Tuy nhiên, nhân vật Hà, con gái ông kỹ sư trong rừng rậm Phi Châu cũng có một vài cá tính giống Uyên.
- Như nhát gan?
Chú Sỹ xen vào, đùa cợt. Tôi vẫn cố tạo vẻ mặt trầm tĩnh:
- Hầu hết con gái đều ít nhiều mang tính đó. Cô Hà giống Uyên vì cô ta yêu không tính toán.
Tôi thấy rõ sự ngạc nhiên trong mắt chú Sỹ. Chú hỏi gần như là vội vàng:
- Uyên… yêu không tính toán?
Tôi chớp mắt. Thật ra tình yêu đối với tôi còn là một thế giới hoàn toàn kỳ bí mà tôi chưa hề bước vào để khám phá ra. Tôi biết chắc như hai với hai là bốn rằng, tình yêu là sự quyến luyến giữa người con trai và người con gái. Khi xa thì nhớ nhau, yêu thương rồi giận hờn… lẩm cẩm như thế. Đã có lần tôi làm “cố vấn” cho con nhỏ bạn về chuyện tình yêu, và tôi đã có nhiều sáng kiến khiến con bạn phục sát đất. Nhưng tôi lại chưa bao giờ yêu ai. Tôi trả lời chú Sỹ vẫn đang chờ đợi:
- Uyên chưa biết yêu. Nhưng Uyên nghĩ nếu yêu thì không nên tính toán. Vì đã tính toán thì sẽ không còn đẹp nữa. Cô Hà đã làm việc đó. Cô ta biết rõ tên phi công là người bất lương mà vẫn yêu.
Tôi chợt im lặng. Tôi thấy tôi đã nói quá nhiều với chú Sỹ về những điều riêng tư. Tôi nói lấp đi :
- Chú đọc đi rồi cho Uyên biết ý kiến nghe!
Chương 7
Tôi đã chạy đến phờ người vì việc phân phối sách của
nhà phát hành. Tôi nhờ ba tôi can thiệp, vì ông quen lớn nhiều, để “Cái
vạc của con quỷ” được bày bán trong nhiều nhà sách, nhất là ở Sàigòn.
Tôi sung sướng thấy tên mình được để ngang hàng với những nhà văn đương thời. Dù không cần biết nội dung cuốn sách thì tên tôi cũng đã có trên bìa một cuốn sách. Tôi đương nhiên là một nữ văn sĩ.
Tôi lại bỏ Đà Lạt, bỏ ba tôi, vú già và chú Sỹ để đi Sàigòn. Chuyến đi này ngắn ngủi nhưng không bận bịu, vì tôi đã hoàn thành xong tác phẩm. Mục đích của tôi là đi ngắm tên mình trên những cuốn sách bày ở quầy.
Những buổi sáng, những buổi chiều tôi lang thang trên vỉa hè Lê Lợi, nhìn vào hàng sách, đôi khi lại vào làm bộ hỏi mua một cuốn sách… tưởng tượng. Sau cùng, tôi nẩy ra ý định thử dò hỏi xem tiểu thuyết của mình bán có chạy không .
Nghĩ là làm, tôi vào một tiệm sách khá lớn. Cô bán hàng đon đả:
- Cô muốn tìm cuốn chi?
- Tôi muốn mua một cuốn tiểu thuyết.
- Thế ạ! Cô chọn nhà văn nào? Mai Thảo? Mặc Uy? Hay Túy Hồng?
- Không! Một cuốn tiểu thuyết mới của một nữ văn sĩ trẻ. Cuốn “Cái vạc của con quỷ” đó.
Người bán hàng nhìn tôi với vẻ nghi ngờ:
- Cô mua cuốn đó à?
Tôi hỏi lại:
- Sao cô hỏi vậy? Mua cuốn sách nào là tùy sở thích của tôi chứ!
Cô bán sách có vẻ bối rối:
- Vâng, thưa cô. Nhưng tôi chỉ hơi ngạc nhiên thấy cô biết tới cuốn đó. Từ hôm tôi bày bán đến nay, chưa thấy ai hỏi đến nó cả.
Tôi thấy mình như bị tạt một gáo nước lạnh vào mặt. Tự ái bị tổn thương, nhưng tôi không tìm ra kẻ thù đã hạ nhục tôi. Cô bán hàng gói cuốn truyện. Tôi hậm hực lấy tiền trả rồi ôm sách bước ra khỏi tiệm.
Tôi ghé Viễn Đông uống một ly nước mía. Chất nước ngọt lịm lan nhanh trong cổ họng khiến tôi cảm thấy tỉnh táo chút đỉnh. Nỗi buồn khổ, tuyệt vọng chợt dưng vơi đi một phần.
“Cũng chưa đến nỗi tuyệt vọng lắm đâu”, tôi nhủ thầm. Đâu phải chỉ có một tiệm này bán. Còn những tiệm khác, nhiều tiệm nữa kìa ! Biết đâu người ta lại không mua rần rần?
Bước chân thả dài trên phố của tôi nhẹ hơn sau ý nghĩ đó. Tôi tự đưa mình vào những niềm hy vọng mới. Dù sao tuổi tôi hãy còn quá trẻ. 18 tuổi đã trở thành một văn sĩ, dù là văn sĩ chưa nổi tiếng, không phải là một niềm kiêu hãnh lớn hay sao?
Buổi chiều hôm đó, trở về nhà dì Tân, tôi nhận được một phong thư của một người lạ ký tên là Nguyên Sinh. Y mời tôi đến dự buổi hội thảo của một nhóm văn nghệ sĩ trẻ về một đề tài thời trang: “Làm thế nào để hiểu được tuổi trẻ?”. Tôi mừng đến suýt nữa thì bật khóc: Như thế là người ta đã nói đến tôi, đã biết đến tôi và đã nhớ đến tôi!!! Sung sướng biết bao khi tôi sẽ đến buổi hội thảo đó và người ta sẽ niềm nở giới thiệu: Đây là nữ sĩ Ý Yên. Tôi sẽ đi trong danh vọng và những tràng pháo tay không ngớt. Tôi mang lá thư đi khoe với dì Tân:
- Dì ơi, người ta mời con đi dự hội thảo nè.
- Hội thảo về vấn đề gì đó Uyên?
Tôi đáp với một chút kiêu hãnh:
- Của một nhóm các nhà văn về đề tài “Làm sao hiểu được tuổi trẻ” dì ạ. Họ mời con vì con là một nữ văn sĩ đầy triển vọng.
Dĩ nhiên đó là những lời do cá nhân tôi chứ ông Nguyên Sinh nào đó không có nói trong thư. Mà ai lại nói lên một nhận xét kém tế nhị như vậy bao giờ? Nhưng lời mời của ông ta đã chứng minh một cách hùng hồn rằng: tôi đã có một chỗ đứng trên văn đàn.
Thủy, cô bé con dì Tân vội xen vô:
- Chị Uyên cho em đi theo với nghe!
Tôi lắc đầu:
- Thủy đi sao được. Em phải là một nhà văn, phải có giấy mời này thì mới đi được chứ.
Cô bé tiu nghỉu:
- Nếu vậy chị đi một mình. Em thích đi để làm quen với các văn sĩ.
Dì Tân cười:
- Thì văn sĩ đang nói chuyện với con đó thôi!
Câu chuyện của chúng tôi xoay quanh môi trường văn nghệ. Tôi là người nói hăng say nhất. Thỉnh thoảng, Thủy chen vào một câu đầy thán phục.
Tối hôm đó, tôi quyết định đi ngủ sớm để giữ sự tươi tỉnh cho ngày hôm sau.
Tôi sung sướng thấy tên mình được để ngang hàng với những nhà văn đương thời. Dù không cần biết nội dung cuốn sách thì tên tôi cũng đã có trên bìa một cuốn sách. Tôi đương nhiên là một nữ văn sĩ.
Tôi lại bỏ Đà Lạt, bỏ ba tôi, vú già và chú Sỹ để đi Sàigòn. Chuyến đi này ngắn ngủi nhưng không bận bịu, vì tôi đã hoàn thành xong tác phẩm. Mục đích của tôi là đi ngắm tên mình trên những cuốn sách bày ở quầy.
Những buổi sáng, những buổi chiều tôi lang thang trên vỉa hè Lê Lợi, nhìn vào hàng sách, đôi khi lại vào làm bộ hỏi mua một cuốn sách… tưởng tượng. Sau cùng, tôi nẩy ra ý định thử dò hỏi xem tiểu thuyết của mình bán có chạy không .
Nghĩ là làm, tôi vào một tiệm sách khá lớn. Cô bán hàng đon đả:
- Cô muốn tìm cuốn chi?
- Tôi muốn mua một cuốn tiểu thuyết.
- Thế ạ! Cô chọn nhà văn nào? Mai Thảo? Mặc Uy? Hay Túy Hồng?
- Không! Một cuốn tiểu thuyết mới của một nữ văn sĩ trẻ. Cuốn “Cái vạc của con quỷ” đó.
Người bán hàng nhìn tôi với vẻ nghi ngờ:
- Cô mua cuốn đó à?
Tôi hỏi lại:
- Sao cô hỏi vậy? Mua cuốn sách nào là tùy sở thích của tôi chứ!
Cô bán sách có vẻ bối rối:
- Vâng, thưa cô. Nhưng tôi chỉ hơi ngạc nhiên thấy cô biết tới cuốn đó. Từ hôm tôi bày bán đến nay, chưa thấy ai hỏi đến nó cả.
Tôi thấy mình như bị tạt một gáo nước lạnh vào mặt. Tự ái bị tổn thương, nhưng tôi không tìm ra kẻ thù đã hạ nhục tôi. Cô bán hàng gói cuốn truyện. Tôi hậm hực lấy tiền trả rồi ôm sách bước ra khỏi tiệm.
Tôi ghé Viễn Đông uống một ly nước mía. Chất nước ngọt lịm lan nhanh trong cổ họng khiến tôi cảm thấy tỉnh táo chút đỉnh. Nỗi buồn khổ, tuyệt vọng chợt dưng vơi đi một phần.
“Cũng chưa đến nỗi tuyệt vọng lắm đâu”, tôi nhủ thầm. Đâu phải chỉ có một tiệm này bán. Còn những tiệm khác, nhiều tiệm nữa kìa ! Biết đâu người ta lại không mua rần rần?
Bước chân thả dài trên phố của tôi nhẹ hơn sau ý nghĩ đó. Tôi tự đưa mình vào những niềm hy vọng mới. Dù sao tuổi tôi hãy còn quá trẻ. 18 tuổi đã trở thành một văn sĩ, dù là văn sĩ chưa nổi tiếng, không phải là một niềm kiêu hãnh lớn hay sao?
Buổi chiều hôm đó, trở về nhà dì Tân, tôi nhận được một phong thư của một người lạ ký tên là Nguyên Sinh. Y mời tôi đến dự buổi hội thảo của một nhóm văn nghệ sĩ trẻ về một đề tài thời trang: “Làm thế nào để hiểu được tuổi trẻ?”. Tôi mừng đến suýt nữa thì bật khóc: Như thế là người ta đã nói đến tôi, đã biết đến tôi và đã nhớ đến tôi!!! Sung sướng biết bao khi tôi sẽ đến buổi hội thảo đó và người ta sẽ niềm nở giới thiệu: Đây là nữ sĩ Ý Yên. Tôi sẽ đi trong danh vọng và những tràng pháo tay không ngớt. Tôi mang lá thư đi khoe với dì Tân:
- Dì ơi, người ta mời con đi dự hội thảo nè.
- Hội thảo về vấn đề gì đó Uyên?
Tôi đáp với một chút kiêu hãnh:
- Của một nhóm các nhà văn về đề tài “Làm sao hiểu được tuổi trẻ” dì ạ. Họ mời con vì con là một nữ văn sĩ đầy triển vọng.
Dĩ nhiên đó là những lời do cá nhân tôi chứ ông Nguyên Sinh nào đó không có nói trong thư. Mà ai lại nói lên một nhận xét kém tế nhị như vậy bao giờ? Nhưng lời mời của ông ta đã chứng minh một cách hùng hồn rằng: tôi đã có một chỗ đứng trên văn đàn.
Thủy, cô bé con dì Tân vội xen vô:
- Chị Uyên cho em đi theo với nghe!
Tôi lắc đầu:
- Thủy đi sao được. Em phải là một nhà văn, phải có giấy mời này thì mới đi được chứ.
Cô bé tiu nghỉu:
- Nếu vậy chị đi một mình. Em thích đi để làm quen với các văn sĩ.
Dì Tân cười:
- Thì văn sĩ đang nói chuyện với con đó thôi!
Câu chuyện của chúng tôi xoay quanh môi trường văn nghệ. Tôi là người nói hăng say nhất. Thỉnh thoảng, Thủy chen vào một câu đầy thán phục.
Tối hôm đó, tôi quyết định đi ngủ sớm để giữ sự tươi tỉnh cho ngày hôm sau.
Tòa nhà tráng lệ trước mắt khiến tôi ngần ngại. Những cánh cổng mở rộng đón mời. Tôi thấy bên trong lố nhố nhiều người, có cả người gác cửa nữa. Tôi lấy hết can đảm, bước những bước nhỏ, cố tạo nét khoan thai trên lối sỏi hồng thật đẹp.
Người gác cửa lễ phép tiến lại:
- Xin cô cho coi giấy.
Tôi chìa tấm “các” mời ra, gã nhìn vào, liếc sơ qua rồi reo lên:
- Cô là nữ sĩ Ý Yên?
Tôi hơi hoảng:
- Vâng… Sao?
Gã tươi cười:
- Thì ra tôi đang đứng trước người tôi hằng hâm mộ mà không biết. Tiểu thuyết của cô hay quá! Tôi không ngờ cô còn trẻ đến thế.
Tôi đỏ bừng mặt trước lời khen tặng đầu tiên mà tôi nhận được. Tôi cảm thấy mình như nhẹ hẫng đi. Tôi lấy giọng khiêm nhường, nhỏ nhẹ:
- Cám ơn ông quá khen. Tôi xin phép vào trong kia kẻo các bạn chờ.
Tôi nói thành thạo, lịch lãm như đã quen với những cuộc tiếp tân như thế này. Tôi bước vào căn phòng rộng tráng lệ. Màu sáng của những ngọn đèn trên trần nhà hắt xuống, ánh lên màu áo hồng của tôi một ánh mờ tuyệt đẹp.
Một người đàn ông tiến lại nghiêng mình:
- Xin hân hạnh được biết quý danh.
Tôi giữ cho giọng khỏi run:
- Ý Yên.
Mắt người đàn ông mở to đầy thán phục:
- Ồ, cô Ý Yên. Cô đẹp quá, cô lộng lẫy quá! Cô trẻ, đẹp và có một chân tài vô biên. Chúng tôi đang chờ cô và trong khi chờ đợi chúng tôi đã mạn phép bàn về cuốn tiểu thuyết của cô.
Tôi nở nụ cười dễ thương nhất:
- Có lẽ là những lời phê bình đầy thương hại?
- Không! Hoàn toàn tốt đẹp. Mọi người đều đồng ý rằng là đang có một khám phá về một ngòi bút mới.
Ông ta nhẹ nắm cánh tay tôi:
- Cô vào đây cho tôi được hân hạnh giới thiệu cô với những người bạn của chúng ta đang có mặt ở đây. Cô sẽ thấy mọi người quý mến và ngưỡng mộ cô đến đâu.
Tôi riu ríu đi theo tay dìu của ông ta. Mọi người đều im lặng khi tôi xuất hiện. Hình như họ đang trầm trồ về tôi. Người đàn ông nói lớn:
- Các bạn, tôi xin được giới thiệu một nữ văn sĩ trẻ tuổi và kiều diễm nhất: Cô Ý Yên.
Câu nói vừa dứt, một tràng pháo tay như cơn mưa rào bất tận nổi lên. Tôi cúi mặt xuống rồi ngẩng mặt lên, tiếng vỗ tay cũng chưa dứt. Sự xúc cảm quá mức khiến tôi trào nước mắt. Tôi bước theo người đàn ông, nhưng hai đầu gối tôi như muốn run theo chiều gió và chúng tôi dẫm chân lên nhau và ngã soài xuống.
Tiếng thét của tôi và của mọi người làm tôi bàng hoàng. Tôi choàng mở mắt và chợt hiểu rằng mình vừa trải qua một giấc mơ tuyệt đẹp. Giấc mơ đầy vinh quang, giấc mơ phát khởi từ lòng ao ước được thành công trong những bước đầu văn nghiệp.
Nhớ lại giấc mơ, tôi mỉm cười sung sướng. Tôi nghĩ biết đâu đó không là sự thật ngay trong buổi hội thảo hôm nay. Ý nghĩ đó giúp tôi hăng hái thêm khi sửa soạn.
Căn nhà tôi tới để dự hội thảo không tráng lệ như căn nhà trong giấc mơ. Đó là một thính đường nhỏ, cũng không có người gác cửa nào để khen tôi. Tôi đành bậm gan vào một mình. Mọi người đã đến khá đông và người ta đang bàn cãi những vấn đề thời sự, kiệm ước, vật giá leo thang v.v…
Tôi tìm được một chiếc ghế ngồi. Không ai chú ý tới tôi cả. Tôi không biết nói chuyện với ai nên chỉ nghe người ta nói. Người ta nói đến thật nhiều vấn đề… chỉ trừ vấn đề văn chương.
Tôi hơi thất vọng nhưng cố gắng chờ đợi. Biết đâu sẽ có những biến chuyển hay hơn. Nhưng rồi những diễn tiến sau đó lại càng tệ hại hơn nữa. Không ai biết tới tôi, không ai nói với tôi một lời. Tôi cũng không biết cả ai là ông Nguyên Sinh, là người đã mời tôi đến. Cuối cùng tôi đành nhìn người đàn bà bên cạnh và mỉm cười với bà ta. Người đàn bà hỏi tôi:
- Cô còn trẻ thế mà cũng viết văn à?
- Vâng. Tôi viết tiểu thuyết.
- Cô đã xuất bản cuốn nào chưa?
- Có. Một cuốn.
Người đàn bà nheo mắt:
- Tựa là gì nhỉ?
- “Cái vạc của con quỷ”.
- Cái tựa nghe lạ quá! Tôi chưa thấy bao giờ. Chắc cô còn đi học?
- Vâng.
Bà ta nhún vai, ngồi im.
Tôi chẳng biết làm sao hơn, đành quay mặt đi. Dĩ nhiên từ phút đó, bà ta không còn là một láng giềng đáng mến của tôi nữa.
Rồi một người đàn ông khoảng gần 50 bước lên micro. Ông ta ăn mặc “không đến nỗi tươm tất lắm”, và tự giới thiệu là Nguyên Sinh, nhà văn Nguyên Sinh.
A, đây rồi ! Chính người đã gởi giấy mời tôi. Tôi nhìn ông ta với ánh mắt biểu lộ sự biết ơn, nhưng chắc ông ta không nhìn thấy ánh mắt đó. Ông ta tự giới thiệu là mình đã sáng tác được bao nhiêu truyện ngắn, thơ, đăng rải rác trên các nhật báo, những tờ báo tôi không tìm thấy chút giá trị nào.
Sau phần giới thiệu tràng giang đại hải, ông ta thao thao về văn chương. Từ lúc tôi bước vào phòng đây là lần đầu tiên người ta nói đến văn chương, nhưng tôi nghĩ giá ông đừng nói còn hơn.
Tôi buồn quá, nhớ đến sự huy hoàng trong giấc mơ ban tối. Giấc mơ đẹp làm sao! Chợt dưng, tôi cảm thấy muốn được sống lại một lần giấc mơ đó.
Chương 8
Tôi quyết định trở về Đà Lạt ngay ngày hôm sau. Tôi
đã không còn cảm thấy háo hức nữa. Tôi nhớ ba tôi, nhớ vú già và mang
mang nghĩ đến chú Sỹ. Vẻ mặt hơi lạnh lùng của chú làm tôi suy nghĩ vẩn
vơ. Niềm suy tư như nung nóng tôi.
Chuyến xe Sàigòn – Đà Lạt đưa tôi đi trở lại con đường quen thuộc. Tôi về không báo trước cho ba tôi đi đón.
Tôi xuống xe. Dốc nắng nghiêng nghiêng màu hồng lên tà áo dài nội hóa màu nâu của tôi. Chiều, tôi thơ thẩn tìm xe về nhà.
Chợt tiếng gọi sau lưng:
- Cô Uyên.
Tôi quay lại và không ngăn được tiếng reo “Chú Sỹ”.
Người đàn ông tiến lại phía tôi:
- Cô mới lên?
- Dạ.
- Ông cụ có đi đón không?
Tôi lắc đầu:
- Uyên về không báo trước.
Chú Sỹ nhìn tôi:
- Cô đưa va-li tôi xách cho.
- Chú đi bằng gì xuống đây? Chú đi chợ hả?
- Tôi đi Honda. Đi mua mấy món lặt vặt.
- Chú cho Uyên về với chứ? Chú mua xong chưa?
- Xong hết rồi. Thôi mình về.
Tôi trao cái va-li nhỏ cho chú. Chú ngẩng cao, xách vali đi một cách vững chãi, và tôi lúp xúp chạy theo. Tôi thấy mình bé nhỏ quá bên cạnh chú Sỹ.
Chú để va-li ở trước, rồ máy xe và tôi ngồi lên. Con đường dốc nghiêng nắng muộn. Thỉnh thoảng, xe thắng bất thần làm tôi ngã mình vào lưng chú Sỹ.
Gió thổi tạt mái tóc tôi ra sau. Tôi mỉm cười đón gió hiền Đà Lạt. Về đến đây tôi cảm thấy yên tâm. Tôi cảm thấy tin tưởng, không lo âu, không chán nản.
- Dạo này cô Uyên hay đi Sài gòn quá hả?
Tôi đáp lời chú Sỹ:
- Có việc mới phải đi chứ chú! Uyên cũng không thích đi xa đâu.
- Vụ cuốn sách đi tới đâu rồi Uyên?
Một vài đợt mây xám lơ lửng trôi trước mắt tôi. Tôi cảm thấy đau nhè nhẹ trong lồng ngực. Tôi đáp nhỏ:
- Buồn lắm chú!
- Sao vậy? Chú Sỹ có vẻ ngạc nhiên – Tôi thấy cô tin tưởng lắm mà!
- Uyên cũng hy vọng thời gian.
- Bây giờ đã tung bán rồi phải không?
- Dạ rồi.
Chú Sỹ gật gù:
- Nếu đã tung bán thì lo gì, rồi sẽ có người mua. Một người mua rồi nhiều người mua. Người ta sẽ truyền miệng nhau nếu cuốn sách hay.
Tôi rụt rè thú nhận:
- Uyên sợ không hay!...
- Ô kìa, sao bi quan thế? Tôi đã đọc rồi, được lắm. Nhưng vì cô mới viết lần đầu nên bố cục chưa được gọn.
Tôi không để ý đến lời phê bình sành sỏi của chú Sỹ. Tôi nói:
- Dù sao, chung quanh Uyên cũng không có người hướng dẫn. Nhưng Uyên sẽ cố gắng. Chú thấy Uyên có thể thành công không?
- Cô mới viết cuốn thứ nhất mà đã ăn chung gì! Cố gắng lên chứ! Khi cô đã có cái đà thì thành công khó gì!
- Uyên đã có gặp bà Mai Văn, thấy nếp sống của bà ấy Uyên mê quá. Không biết đến bao giờ mình mới được như thế!
Chú Sỹ hơi nhếch môi, nụ cười không nở vội:
- Nếp sống như thế nào mà cô mê dữ vậy?
Tôi mơ màng hình dung trở lại cảnh biệt thự lộng lẫy của bà Mai Văn, cảnh bà hiện ra uy quyền giữa những người làm công đầy khép nép. Những câu nói đầy kiêu bạc của bà. Tôi nghĩ đến mỗi bước đi của người nữ sĩ đó sẽ được đón tiếp nồng nhiệt. Tôi nói với chú Sỹ những ý nghĩ mà tôi chắc chưa bao giờ chú có. Tôi diễn tả với chú Sỹ những hình ảnh mà tôi nghĩ chưa bao giờ chú Sỹ tưởng tới:
- Chú chưa bao giờ biết được cuộc sống của bà Mai Văn sang trọng như thế nào. Bà ta có một biệt thự xinh xắn, có những người hầu và đã ra mệnh lệnh một cách oai quyền. Bà ta thật bệ vệ và không ai dám cãi lệnh. Vào gặp được bà, Uyên có cảm tưởng như mình đi gặp một Tổng Thống cũng chỉ khó khăn như thế là cùng. Tất cả những vinh dự đó là văn chương mang đến cho bà ta.
- Như thế, có nghĩa là cô ham thích văn chương vì ham thích những quyền uy, những vật chất đó thôi sao? Tôi nghĩ một người trẻ như cô không nên sớm có những ý nghĩ đó. Theo cô đã nói, thì văn chương là một cái gì cao thượng…
Tôi đỏ mặt. Quả thật chú Sỹ đã nói đúng ý nghĩ của tôi. Nhưng chỉ đúng một phần. Dĩ nhiên là ý tưởng tôi không phải hoàn toàn chỉ có ham thích vì những tiện nghi vật chất mà tôi thấy được ở bà Mai Văn. Tôi nghĩ đó là những phần thưởng mà văn chương đã đem lại cho chủ nó. Trong tôi, tinh thần yêu thích văn chương mạnh vô cùng. Tôi muốn sống với văn chương. Tôi muốn đem tâm sự của chính mình lên văn chương để mọi người cùng đọc, cùng hiểu. Tôi mong mỏi tên tuổi tôi sẽ đi vào lịch sử. Tôi ước ao một ngày nào đó, tôi sẽ được người ta nói đến như đã nói đến Mặc Uy, đã nói đến bà Mai Văn. Những ánh sáng chói lòa của những thần tượng khiến tôi náo nức. Tôi nghĩ đến những phần thưởng tinh thần lẫn vật chất mà sự thành công về văn chương sẽ mang lại cho tôi.
Chiếc xe đang lao trên triền dốc. Một chướng ngại vật đột ngột chắn ngang làm chiếc xe chồm lên. Tôi va đầu vào lưng chú Sỹ. Tôi nghe rõ mùi mồ hôi lạ của người đàn ông thoảng qua. Tôi nói:
- Không hẳn Uyên chỉ nghĩ như chú nói. Uyên cũng có tâm hồn văn nghệ lắm chứ. Nhưng chưa có dịp để tỏ ra như vậy đó thôi. Chú nghĩ xem, bây giờ Uyên chạy đôn chạy đáo để lo cho mỗi cuốn sách còn không xong nữa là…
Chú Sỹ thôi không hỏi nữa. Chú nói lảng sang chuyện khác:
- Sàigòn có gì lạ không cô Uyên? Chắc là vui lắm?
- Chú xa Sàigòn bao lâu rồi?
Tôi hỏi, thêm một chút kiêu hãnh vì sự “quê mùa” của chú Sỹ. Chú nói:
- Cũng khá lâu rồi. Sàigòn quanh quẩn cũng chả có gì vui.
- Chắc chú biết về Sàigòn nhiều lắm?
- Đi xe thì phải thuộc đường. Tôi biết hầu hết những con hẻm nhỏ nhất.
Chiếc xe xuôi xuống con dốc. Nắng nghiêng vào hoàng hôn, nắng nhạt dần trên áo. Tóc tôi bay tạt trên lưng áo chú Sỹ. Bất chợt tôi cười rũ. Chú Sỹ hỏi với giọng thoáng ngạc nhiên:
- Gì mà cười dữ vậy?
- Uyên không biết!
- Sao không biết? Giọng cười của cô có hồn lắm chứ phải rỗng đâu?
- Chú nói kỳ. Giọng cười mà cũng có hồn với không!
- Dĩ nhiên rồi. Khi cô nghe một người cười, tự dưng cô sẽ đoán biết ngay là họ cười thành thật hay miễn cưỡng.
- Uyên cười chú đó chú Sỹ.
- Tôi?
- Dạ.
- Tôi làm gì mà cô cười?
- Lưng chú lớn quá, che mất cả gương mặt Uyên nè. Tóc Uyên cứ đập vào lưng chú như muốn “khiếu nại” vậy đó.
Chú Sỹ cũng bật cười:
- Cô ví von hay quá. Nhưng tóc cô mà đập vào lưng chú, đau lưng chú thì cái lưng nó phải kiện chứ!
Tôi tự dưng tò mò, muốn đi vào đời tư chú Sỹ, đời tư của người đàn ông mà tôi đã quen nhiều nhưng chưa hiểu chút gì:
- Chú Sỹ nè, Uyên hỏi điều này chú đừng giận nha?
- Điều gì cô cứ nói, có gì mà dè dặt quá vậy.
- Tại hơi tò mò, Uyên sợ chú giận.
- Cô cứ hỏi.
Tôi nuốt nước miếng, cảm thấy hơi khó khăn:
- Uyên thấy chú sống… có vẻ lạnh lùng quá. Tại sao chú không mang một người về sống bên cạnh cho có bạn. Một người thân trong gia đình chú chẳng hạn.
- Tôi không còn ai!
- Sao kỳ vậy?
Giọng chú Sỹ nhỏ lại:
- Cha mẹ tôi mất khi tôi còn nhỏ. Sống với ông bà nội, tôi chỉ vừa đủ lớn để biết làm nuôi thân thì ông bà cũng đi luôn.
- Chú có một mình, không có anh chị em hở
- Ừ. Có một mình. Bây giờ tôi không còn ai thân thuộc… ngoại trừ một người.
- Ai vậy chú ? Tôi hỏi một cách nôn nóng – Giọng chú Sỹ thật chậm rãi:
- Người đó là cô, nếu cô cho phép tôi coi cô là bạn. Người bạn nhỏ mà thân thích vô cùng.
Tôi thoáng một chút bối rối:
- Chú nói vậy chứ Uyên đâu đáng gì.
- Hay Uyên nghĩ rằng tôi…
Tôi biết chú Sỹ muốn nói gì. Tôi ngắt lời:
- Kìa chú… thôi Uyên xin nhận.
Xe chạy hơi chậm lại. Chú chùng tay ga quay lại nhìn tôi, trong ánh mắt lạnh lùng của chú như tỏa ra một tia lửa ấm vô cùng.
Chuyến xe Sàigòn – Đà Lạt đưa tôi đi trở lại con đường quen thuộc. Tôi về không báo trước cho ba tôi đi đón.
Tôi xuống xe. Dốc nắng nghiêng nghiêng màu hồng lên tà áo dài nội hóa màu nâu của tôi. Chiều, tôi thơ thẩn tìm xe về nhà.
Chợt tiếng gọi sau lưng:
- Cô Uyên.
Tôi quay lại và không ngăn được tiếng reo “Chú Sỹ”.
Người đàn ông tiến lại phía tôi:
- Cô mới lên?
- Dạ.
- Ông cụ có đi đón không?
Tôi lắc đầu:
- Uyên về không báo trước.
Chú Sỹ nhìn tôi:
- Cô đưa va-li tôi xách cho.
- Chú đi bằng gì xuống đây? Chú đi chợ hả?
- Tôi đi Honda. Đi mua mấy món lặt vặt.
- Chú cho Uyên về với chứ? Chú mua xong chưa?
- Xong hết rồi. Thôi mình về.
Tôi trao cái va-li nhỏ cho chú. Chú ngẩng cao, xách vali đi một cách vững chãi, và tôi lúp xúp chạy theo. Tôi thấy mình bé nhỏ quá bên cạnh chú Sỹ.
Chú để va-li ở trước, rồ máy xe và tôi ngồi lên. Con đường dốc nghiêng nắng muộn. Thỉnh thoảng, xe thắng bất thần làm tôi ngã mình vào lưng chú Sỹ.
Gió thổi tạt mái tóc tôi ra sau. Tôi mỉm cười đón gió hiền Đà Lạt. Về đến đây tôi cảm thấy yên tâm. Tôi cảm thấy tin tưởng, không lo âu, không chán nản.
- Dạo này cô Uyên hay đi Sài gòn quá hả?
Tôi đáp lời chú Sỹ:
- Có việc mới phải đi chứ chú! Uyên cũng không thích đi xa đâu.
- Vụ cuốn sách đi tới đâu rồi Uyên?
Một vài đợt mây xám lơ lửng trôi trước mắt tôi. Tôi cảm thấy đau nhè nhẹ trong lồng ngực. Tôi đáp nhỏ:
- Buồn lắm chú!
- Sao vậy? Chú Sỹ có vẻ ngạc nhiên – Tôi thấy cô tin tưởng lắm mà!
- Uyên cũng hy vọng thời gian.
- Bây giờ đã tung bán rồi phải không?
- Dạ rồi.
Chú Sỹ gật gù:
- Nếu đã tung bán thì lo gì, rồi sẽ có người mua. Một người mua rồi nhiều người mua. Người ta sẽ truyền miệng nhau nếu cuốn sách hay.
Tôi rụt rè thú nhận:
- Uyên sợ không hay!...
- Ô kìa, sao bi quan thế? Tôi đã đọc rồi, được lắm. Nhưng vì cô mới viết lần đầu nên bố cục chưa được gọn.
Tôi không để ý đến lời phê bình sành sỏi của chú Sỹ. Tôi nói:
- Dù sao, chung quanh Uyên cũng không có người hướng dẫn. Nhưng Uyên sẽ cố gắng. Chú thấy Uyên có thể thành công không?
- Cô mới viết cuốn thứ nhất mà đã ăn chung gì! Cố gắng lên chứ! Khi cô đã có cái đà thì thành công khó gì!
- Uyên đã có gặp bà Mai Văn, thấy nếp sống của bà ấy Uyên mê quá. Không biết đến bao giờ mình mới được như thế!
Chú Sỹ hơi nhếch môi, nụ cười không nở vội:
- Nếp sống như thế nào mà cô mê dữ vậy?
Tôi mơ màng hình dung trở lại cảnh biệt thự lộng lẫy của bà Mai Văn, cảnh bà hiện ra uy quyền giữa những người làm công đầy khép nép. Những câu nói đầy kiêu bạc của bà. Tôi nghĩ đến mỗi bước đi của người nữ sĩ đó sẽ được đón tiếp nồng nhiệt. Tôi nói với chú Sỹ những ý nghĩ mà tôi chắc chưa bao giờ chú có. Tôi diễn tả với chú Sỹ những hình ảnh mà tôi nghĩ chưa bao giờ chú Sỹ tưởng tới:
- Chú chưa bao giờ biết được cuộc sống của bà Mai Văn sang trọng như thế nào. Bà ta có một biệt thự xinh xắn, có những người hầu và đã ra mệnh lệnh một cách oai quyền. Bà ta thật bệ vệ và không ai dám cãi lệnh. Vào gặp được bà, Uyên có cảm tưởng như mình đi gặp một Tổng Thống cũng chỉ khó khăn như thế là cùng. Tất cả những vinh dự đó là văn chương mang đến cho bà ta.
- Như thế, có nghĩa là cô ham thích văn chương vì ham thích những quyền uy, những vật chất đó thôi sao? Tôi nghĩ một người trẻ như cô không nên sớm có những ý nghĩ đó. Theo cô đã nói, thì văn chương là một cái gì cao thượng…
Tôi đỏ mặt. Quả thật chú Sỹ đã nói đúng ý nghĩ của tôi. Nhưng chỉ đúng một phần. Dĩ nhiên là ý tưởng tôi không phải hoàn toàn chỉ có ham thích vì những tiện nghi vật chất mà tôi thấy được ở bà Mai Văn. Tôi nghĩ đó là những phần thưởng mà văn chương đã đem lại cho chủ nó. Trong tôi, tinh thần yêu thích văn chương mạnh vô cùng. Tôi muốn sống với văn chương. Tôi muốn đem tâm sự của chính mình lên văn chương để mọi người cùng đọc, cùng hiểu. Tôi mong mỏi tên tuổi tôi sẽ đi vào lịch sử. Tôi ước ao một ngày nào đó, tôi sẽ được người ta nói đến như đã nói đến Mặc Uy, đã nói đến bà Mai Văn. Những ánh sáng chói lòa của những thần tượng khiến tôi náo nức. Tôi nghĩ đến những phần thưởng tinh thần lẫn vật chất mà sự thành công về văn chương sẽ mang lại cho tôi.
Chiếc xe đang lao trên triền dốc. Một chướng ngại vật đột ngột chắn ngang làm chiếc xe chồm lên. Tôi va đầu vào lưng chú Sỹ. Tôi nghe rõ mùi mồ hôi lạ của người đàn ông thoảng qua. Tôi nói:
- Không hẳn Uyên chỉ nghĩ như chú nói. Uyên cũng có tâm hồn văn nghệ lắm chứ. Nhưng chưa có dịp để tỏ ra như vậy đó thôi. Chú nghĩ xem, bây giờ Uyên chạy đôn chạy đáo để lo cho mỗi cuốn sách còn không xong nữa là…
Chú Sỹ thôi không hỏi nữa. Chú nói lảng sang chuyện khác:
- Sàigòn có gì lạ không cô Uyên? Chắc là vui lắm?
- Chú xa Sàigòn bao lâu rồi?
Tôi hỏi, thêm một chút kiêu hãnh vì sự “quê mùa” của chú Sỹ. Chú nói:
- Cũng khá lâu rồi. Sàigòn quanh quẩn cũng chả có gì vui.
- Chắc chú biết về Sàigòn nhiều lắm?
- Đi xe thì phải thuộc đường. Tôi biết hầu hết những con hẻm nhỏ nhất.
Chiếc xe xuôi xuống con dốc. Nắng nghiêng vào hoàng hôn, nắng nhạt dần trên áo. Tóc tôi bay tạt trên lưng áo chú Sỹ. Bất chợt tôi cười rũ. Chú Sỹ hỏi với giọng thoáng ngạc nhiên:
- Gì mà cười dữ vậy?
- Uyên không biết!
- Sao không biết? Giọng cười của cô có hồn lắm chứ phải rỗng đâu?
- Chú nói kỳ. Giọng cười mà cũng có hồn với không!
- Dĩ nhiên rồi. Khi cô nghe một người cười, tự dưng cô sẽ đoán biết ngay là họ cười thành thật hay miễn cưỡng.
- Uyên cười chú đó chú Sỹ.
- Tôi?
- Dạ.
- Tôi làm gì mà cô cười?
- Lưng chú lớn quá, che mất cả gương mặt Uyên nè. Tóc Uyên cứ đập vào lưng chú như muốn “khiếu nại” vậy đó.
Chú Sỹ cũng bật cười:
- Cô ví von hay quá. Nhưng tóc cô mà đập vào lưng chú, đau lưng chú thì cái lưng nó phải kiện chứ!
Tôi tự dưng tò mò, muốn đi vào đời tư chú Sỹ, đời tư của người đàn ông mà tôi đã quen nhiều nhưng chưa hiểu chút gì:
- Chú Sỹ nè, Uyên hỏi điều này chú đừng giận nha?
- Điều gì cô cứ nói, có gì mà dè dặt quá vậy.
- Tại hơi tò mò, Uyên sợ chú giận.
- Cô cứ hỏi.
Tôi nuốt nước miếng, cảm thấy hơi khó khăn:
- Uyên thấy chú sống… có vẻ lạnh lùng quá. Tại sao chú không mang một người về sống bên cạnh cho có bạn. Một người thân trong gia đình chú chẳng hạn.
- Tôi không còn ai!
- Sao kỳ vậy?
Giọng chú Sỹ nhỏ lại:
- Cha mẹ tôi mất khi tôi còn nhỏ. Sống với ông bà nội, tôi chỉ vừa đủ lớn để biết làm nuôi thân thì ông bà cũng đi luôn.
- Chú có một mình, không có anh chị em hở
- Ừ. Có một mình. Bây giờ tôi không còn ai thân thuộc… ngoại trừ một người.
- Ai vậy chú ? Tôi hỏi một cách nôn nóng – Giọng chú Sỹ thật chậm rãi:
- Người đó là cô, nếu cô cho phép tôi coi cô là bạn. Người bạn nhỏ mà thân thích vô cùng.
Tôi thoáng một chút bối rối:
- Chú nói vậy chứ Uyên đâu đáng gì.
- Hay Uyên nghĩ rằng tôi…
Tôi biết chú Sỹ muốn nói gì. Tôi ngắt lời:
- Kìa chú… thôi Uyên xin nhận.
Xe chạy hơi chậm lại. Chú chùng tay ga quay lại nhìn tôi, trong ánh mắt lạnh lùng của chú như tỏa ra một tia lửa ấm vô cùng.
- Chị Uyên !
Tôi ngừng tay ngắt sâu trên lá cây thược dược, ngẩng đầu nhìn ra. Tôi thấy đứa con gái đứng lấp ló ngoài cổng. Cô ta cười cười.
- Cho Nhung vào với chị Uyên. Được không?
Tôi nhận ra cô ta ở biệt thự bên trái nhà tôi, tức nhà tôi nằm giữa nhà cô ta và nhà chú Sỹ. Tôi nói:
- Nhung vào đi. Cửa không đóng.
Cô ta xô nhẹ cánh cổng nặng, tung tăng chân sáo đến gần tôi. Cô ta đi giữa những luống hoa của tôi, những luống hoa mà chú Sỹ đã hết sức tận tâm săn sóc trong những ngày tôi vắng xa Đà Lạt vì công việc xuất bản sách. Cô ta liến thoắng:
- Chị Uyên có một vườn hoa đẹp quá à. Em đi ngang đây luôn thấy hoa đẹp lắm mà tại không quen chị, nên không dám vô xem.
Tôi mỉm cười:
- Đâu có gì mà Nhung ngại. Láng giềng cả mà. Mình ở đây cũng đâu có bạn bè. Nhung bao nhiêu tổi để mình tiện lối xưng hô
- Em 16.
- Vậy là kém mình… hai tuổi.
- Nhung làm em chị, nghe chị Uyên ? Chị Uyên có em gái ruột không ?
Tôi lắc đầu:
- Không, mình có một mình.
Nhung reo lên:
- Thích quá nhỉ ! Em lại có một hơi bốn đứa em, mà em không có chị. Thôi vậy chị Uyên làm chị em nghe?
Tôi nhìn Nhung ngần ngại:
- Làm chị, nghe “lớn” quá hả?
Nhung van nài:
- Đi mà, chị Uyên. Em đi ngang đây hoài, em hay nhìn thấy chị đứng nói chuyện với cái ông vườn nhà bên kia. Em thấy vườn hoa của chị đẹp quá. Em thấy chị dễ thương nữa, em mến chị ghê. Em vẫn ước ao được làm quen với chị.
Cô bé nói một thôi dài. Tôi nhìn cô ta bằng ánh mắt thiện cảm:
- Bộ làm em chị sướng lắm sao mà ham?
Nhung đưa một ngón tay lên môi, suỵt một cái duyên dáng:
- Em còn biết điều này hay lắm nữa nè.
Tôi mở lớn mắt:
- Gì vậy?
Nhung nhìn tôi biểu lộ sự khâm phục:
- Chị viết văn nữa, phải vậy không?
Tôi giật nẩy mình, không hiểu tại sao cô bé này lại biết tới chuyện đó. Ngoài ba tôi, vú già và chú Sỹ, còn ai biết tôi viết văn đâu! Gia đình dì Tân tôi biết, em Thủy biết thì họ ở mãi tận Sàigòn kia mà… Không lẽ chú Sỹ nói? Không lẽ chú Sỹ lại quen với Nhung? Vô lý, nếu hai người quen nhau thì Nhung hẳn phải gọi chú Sỹ bằng tên chứ sao lại gọi “ông vườn nhà bên kia”? Hơn nữa tôi có thấy chú Sỹ quen ai ngoài tôi? Nghĩ thế tôi hỏi:
- Ai nói với Nhung điều đó?
Mắt cô bé tinh ranh:
- Bí mật quân sự. Chị chỉ cần biết là em “biết” chị là một nữ văn sĩ là được.
Tôi cảm thấy nóng bừng ở má. Quả thật, những phát giác của Nhung khiến tôi vừa ngượng nghịu, vừa sung sướng. Chưa bao giờ tôi được một người lạ gọi là “nữ văn sĩ”. Nhung là người đầu tiên nói lên điều đó với tôi. Tự dưng tôi thấy cô ta dễ thương hơn. Tôi làm ra vẻ nhún nhường:
- Đâu có gì, chị chỉ viết lách cho vui vậy thôi!
- Chị khiêm nhượng quá, chị Uyên ạ. Em tưởng một nữ văn sĩ đã từng xuất bản truyện như chị phải đầy kiêu hãnh, người thường sẽ khó mà gặp được và khó mà được tiếp chuyện một cách vui vẻ. Nhưng chị không thế, chị dễ mến quá chị Uyên à. Vú già đã nói với em rằng chị chỉ thích viết văn, và vì sở thích đó, chị đã bỏ một dịp hè để vùi đầu vào công việc viết lách. Chị đã phát hành được một cuốn tiểu thuyết với nhan đề thật hấp dẫn là “Cái vạc của con quỷ”, quyển sách rất đẹp và các tiệm sách đã bày bán…
- Đó chỉ là một sở thích…
Nhung ngắt ngang:
- Nhưng là một sở thích hay, một lý tưởng đẹp. Biết bao nhiêu người ước ao được trở thành văn sĩ mà không được. Bộ chị tưởng dễ lắm sao? Em đã từng thấy có người cố gắng hết truyện này đến truyện khác mà vẫn không xuất bản được. Trở thành một nhà văn là trở thành thần tượng đấy chị. Nhất là với một cô gái trẻ, xinh xắn như chị. Chị sẽ nổi tiếng như những nhà văn hiện đại ở một lớp tuổi quá trẻ. Trời ơi, em ham thích được như chị quá chị Uyên ạ. Sao chị tài thế?
Nhung nói mà không để tôi có thì giờ giải thích sự lầm lẫn của cô ta. Tôi muốn nói với Nhung là tôi không phải, hay chưa phải là một nữ văn sĩ chính hiệu, như cô ta đã ngộ nhận. Tôi muốn nói với Nhung là có những người họ cố gắng mà không thể xuất bản nổi một cuốn sách là vì họ không có phương tiện, nhưng có thể họ có tài. Còn tôi, tôi không có tài thì cũng xuất bản được vì ba tôi lo việc đó.
Nhưng những lời nói muốn thốt ra môi tôi đều nghẹn ngang bởi những lời ca tụng nồng nhiệt và ánh mắt đầy ắp vẻ khâm phục chiêm ngưỡng của Nhung. Tôi chợt cảm thấy mình quan trọng hẳn lên. Tôi chợt cảm thấy mình đang đứng thật vững trên cương vị một nữ văn sĩ nổi tiếng, đang được người ái mộ tán dương bằng tất cả nhiệt thành.
Tôi nghĩ, chấp nhận những lời của Nhung cũng không có hại gì. Chính vú già đã nói ra những điều ấy, thì tôi có im lặng cũng là phải lúc. Giữ được cho mình một niềm sung sướng ảo tưởng thì đâu có gì tai hại?
Nhung nói với vẻ hăng hái:
- Em mà khoe với bạn bè là em quen với một nữ văn sĩ như chị và được chị nhận làm em gái thì tụi nó sẽ phục em sát đất. Tụi nó “mê” các nhà văn lắm chị ạ. Có lần tụi em đã viết thư cho mấy nhà văn lớn, nhưng có lẽ họ bận việc quá nên họ không trả lời tụi em.
Tôi gật gù:
- Có lẽ họ bận việc thật.
- Chị thì chị phải biết điều đó hơn ai hết chứ. Cũng như chị bận viết tối ngày vậy mà!
- Chị cũng đâu có viết nhiều, chỉ viết khi cần.
- Em nghe người ta nói viết văn cũng tùy hứng phải không chị? Và nhất là phải có thiên khiếu nữa!
Tự dưng bị một màn phỏng vấn ghê quá, tôi vừa bối rối, vừa buồn cười mà cũng sung sướng. Tôi cảm thấy mình trở nên một nhà văn thực sự. Tôi nói:
- Thường là như thế Nhung ạ! Viết văn phải có khiếu mới hay được.
- Như cuốn tiểu thuyết của chị, chị viết chắc là lâu lắm?
- Không. Cũng không lâu bao nhiêu.
- Chị viết vào những lúc nào?
Tôi nhớ đến giờ giấc làm việc của mình:
- Bất cứ lúc nào, thấy thích là viết. Có khi vào buổi sáng thức dậy, có khi vào buổi trưa hay tối.
- Hay quá chị nhỉ. Lúc nào mình muốn viết cũng được.
- Dĩ nhiên. Đâu có ai bắt buộc mình đâu.
- Nghề tự do thích quá hả chị? Em cũng mong sau này em sẽ vào được nghề văn như chị. Chắc là khó lắm. Chị dìu dắt em với nghe chị Uyên!
Nhung nói câu đó với tất cả bi thiết van cầu. Tôi cảm động thật sự. Sự cảm động mà tôi không biết là có ở bà Mai Văn không khi tôi đến cầu xin một sự chỉ dẫn của bà. Tôi nghĩ giá như tôi được là một nhà văn có tài như Nhung nói, chắc chắn tôi sẽ không từ chối sự van xin của cô bé. Tôi nói với Nhung:
- Thôi được. Em cứ cố gắng học đi. Bao giờ thành tài rồi, muốn viết văn, chị sẽ chỉ cho. Chị cũng mới chập chững vào nghề, còn phải học hỏi ở các bậc đàn anh, đàn chị nhiều lắm.
Nhung nói một câu mà tôi tin là cô bé thốt ra bằng sự thật tận đáy lòng:
- Chị giỏi quá trời! Em phục chị lắm.
Khi tiễn Nhung ra cổng nhà, tôi đã tặng cho nàng một cuốn tiểu thuyết “Cái vạc của con quỷ”, bản đặc biệt với chữ ký của tôi. Cô bé sung sướng ra mặt. Còn tôi, tôi cũng cảm thấy cõi lòng nao nao khi tự mình được yêu cầu ký tặng một tác phẩm…
Chú Sỹ nói với tôi:
- Như thế là có người biết tài cô rồi đấy nhé!
Tôi hơi cúi mặt:
- Cô bé ấy chưa phải là người mà Uyên mơ ước biết tài mình.
- Thế cô bé muốn ai biết nào?
Tôi mơ màng:
- Những nhà văn lớn.
Giọng chú Sỹ điểm vẻ diễu cợt:
- Ai là những nhà văn lớn, theo cô?
- Như bà Mai Văn, như ông Mặc Uy chẳng hạn.
Chú Sỹ nhìn tôi chăm chú:
- Cô bé biết cả Mặc Uy nữa à?
Tôi vênh mặt:
- Mặc Uy mà không biết thì còn biết ai bây giờ? Ông ta là một nhà văn nổi tiếng nhất hiện nay.
Chú Sỹ nheo mắt:
- Ghê thế cơ à?
Tôi bực tức:
- Chú và Uyên không bao giờ gặp nhau ở ý tưởng. Chú không bao giờ chịu đọc sách, chịu để ý tới văn chương cả.
- Tôi cũng có đọc, thỉnh thoảng, nhưng chắc rằng không siêng năng bằng cô. Tôi tưởng Mặc Uy là một nhà văn xoàng, rất xoàng.
Tôi cảm thấy ấm ách:
- Chú có đọc văn ông ta à?
- Hình như có lần tôi đọc một đoạn văn của hắn. Nhưng tôi đâu thấy gì đặc sắc. Cũng như tất cả những tiểu thuyết đăng trên các nhật báo, tuần báo.
Tôi kêu lên:
- Thế chú còn muốn gì nữa? Trở thành một nhà văn, được hầu hết các báo mời cộng tác, còn vinh hạnh nào hơn không? Biết bao nhiêu người mơ ước được địa vị đó!
- Kể cả cô?
- Uyên sức mấy mà được như ông ta. Mình chỉ mong có một chỗ đứng nhỏ mà cũng không xong nữa là…
- Cô đã biết mặt ông ta chưa?
Tôi phịa đại để chứng tỏ sự hiểu biết của mình:
- Biết chứ sao không?
- Ông ta là người như thế nào?
Tôi diễn tả ngay cái hình ảnh mà tôi vẫn vẽ trong trí về Mặc Uy:
- Ông ta cao lớn, bệ vệ, đẹp và nghiêm khắc. Ông ta đã khá lớn tuổi, ăn mặc sang trọng, đeo kính gọng vàng, ngậm “pipe” và ngồi chễm chệ trên một chiếc xe hơi lộng lẫy. Một tiếng nói của ông ta không biết bao nhiêu người tuân theo.
Chú Sỹ le lưỡi:
- Ghê quá! Cô diễn tả làm tôi hình dung ra được ông ta như một ông giám đốc hạng bự, có vẻ… tài phiệt nữa.
Tôi cãi:
- Nghề nghiệp đã cho ông ta vinh dự đó.
- Tôi thì tôi thấy ông ta cũng chả có gì cao quí cả. Ông ta cũng tầm thường như bao người tầm thường khác, chỉ tại người ta quan trọng hóa thêm thôi.
- Quan trọng hóa sao được? Ông ta là một nhà văn, một thần tượng mà!
Chú Sỹ nhếch môi, nụ cười kiêu bạc khiến tôi tức muốn điên lên. Chú bướng bỉnh như vầng trán rộng của chú. Chú cương quyết như đôi mắt đăm chiêu của chú. Chú không cùng ý tưởng với tôi. Chú không bao giờ hiểu được tôi. Tôi bực tức vò nát những chiếc lá của cây ngọc lan tôi đang tựa. Nước mắt tôi chực ứa ra. Chú Sỹ không nhìn thấy những cử chỉ đó, chú thản nhiên nói tiếp:
- Ở đời không có gì là quan trọng. Một văn sĩ thì cũng như một người làm vườn. Văn sĩ cày xới trí óc để tạo nên những luống hoa văn chương đẹp, thì người làm vườn cũng dùng sức lực đôi tay để cày xới đất đai, gieo những hột giống thành cây và trổ những bông hoa đẹp. Tất cả đều là nghệ sĩ. Nghệ sĩ là tánh tự nhiên trong mỗi con người, không phải là một cố gắng tìm kiếm hay rèn luyện xa xôi.
Tôi uất nghẹn. Nước mắt lăn dài trên má. Tôi gào lên:
- Nhưng chú không phải là một nghệ sĩ. Không bao giờ chú có thể trở thành nghệ sĩ. Chú chỉ là người làm vườn. Chú không thấy sự lố bịch khi tự so sánh với một nhà văn tăm tiếng sao?
Dứt lời, tôi dợm chạy. Nhưng nhanh hơn, chú Sỹ đã dằn tay tôi lại:
- Giận tôi hở cô bé?
- Không! Tôi không giận.
Chú Sỹ cười:
- Đúng là trẻ con. Vừa nói chạm tự ái một chút xíu đã khóc rồi.
Tôi phụng phịu:
- Không thèm nói với chú nữa.
Và tôi vụt chạy. Tiếng chú Sỹ đuổi theo:
- Uyên ! Uyên !
Chương 9
Tôi nằm dài trên bãi cát, bên cạnh Thủy, cô em họ.
Thân thể tôi đón từng đợt nắng hồng tươi mơn man dễ thương một cách lạ
lùng. Hôm nay là ngày thứ bảy chúng tôi ở Vũng Tàu.
Ba tôi đã quyết định cho tôi đi nghỉ mát để lấy lại vẻ khỏe mạnh mà sau hơn nửa tháng miệt mài viết lách, tôi đã xanh xao hẳn đi, hầu như tôi không thấy được ánh sáng mặt trời. Mùa hè vẫn còn trên sóng nước trong xanh, trên những làn cát mịn. Tôi đùa với nắng, với nước như một đứa trẻ vô tư. Tiếng cười của tôi hòa tan trong gió đại dương lồng lộng.
Đôi khi, tôi nằm cả nửa giờ không nói câu nào. Những lúc đó, Thủy thường trêu tôi là nữ sĩ hay mơ mộng. Tôi chỉ mỉm cười, không cải chính mà cũng không xác nhận những ý tưởng của mình.
Thật ra, tôi đang nghĩ đến những thành công mà cuốn sách đã mang lại cho tôi. Sự thành công không phải là vấn đề tiền bạc, mà là về tinh thần. Cuốn tiểu thuyết của tôi đã được gởi biếu bạn bè, những người thân, và tôi đã nhận được những lời khen ngợi hết sức nồng nhiệt. “Uyên, mày đã thành công rồi đó. Mày viết thật hay, thật lôi cuốn. Tao thành thật chúc mừng mày… “ – “Thật mình không ngờ một người bạn học của mình lại có thể trở thành một nữ văn sĩ với tác phẩm đầu tay đang nằm trên bàn mình kia. Uyên, mình đã đọc sách của bồ một cách say mê”… Đại loại đó là những lá thư mà tôi nhận được. Tâm hồn tôi sôi lên trong niềm hạnh phúc triền miên. “Mình đã là một nữ văn sĩ”. Tôi muốn reo lên cho sóng biển nghe được sự sảng khoái của mình. Tôi muốn mọi người chia sớt niềm vui với tôi, và trên bãi biển, tôi là cô gái cười nhiều nhất và cười tươi nhất với… tất cả mọi người.
Nhiều lúc, tôi tha thiết ao ước rằng, vú già có đâu đây để tôi hỏi vú “Có ai đến tìm tôi không, tìm nữ văn sĩ Ý Yên không ?” Tôi muốn được nhiều người biết cái tên mới của tôi. “Ý Yên ! Tên hay đấy chứ ! Hẳn là một cái tên định mệnh ! Định mệnh đã dành cho tôi cái tên đó và định mệnh sẽ làm nổi bật cái tên ấy lên… nhất định thế !”
Sự thành công đã đến mà tôi không ngờ. Trong niềm thoải mái đó, tôi quyết định ở lại Vũng Tàu thêm một tuần lễ nữa.
Khi tôi trở lại Đà Lạt, ba tôi đã có dịp phải đi Quy Nhơn. Chỉ có vú già ở nhà. Vú ôm chầm lấy tôi, mếu máo:
- Con đi lâu quá. Nhà thật hoang vắng, Uyên ạ.
Tôi vỗ về:
- Thôi con không đi nữa. Nhưng con cảm thấy mệt quá. Vú xem, con đã làm việc…
Vú già ngắt lời tôi:
- Vú hiểu. Vú có trách con đâu. Con làm việc nhiều và con cần phải nghỉ ngơi chứ. Nào, đứng yên cho vú ngắm nhìn con chút xíu coi. Chà, da ăn nắng sạm lại rồi, coi con khỏe mạnh lắm. Vú mừng.
Tôi nôn nóng:
- Ở nhà có ai đến tìm con không hở vú?
- Tìm con thì không ai tìm. Nhưng có mấy lá thư.
Tôi reo lên:
- Thế hở vú? Vú để đâu rồi?
- Trong hộc bàn của con.
Tôi buông vú già, chạy nhanh vào phòng bằng tâm trí thật rộn ràng. Hai chiếc phong bì màu xanh nằm trong hộc bàn. Tôi cầm lấy chúng vuốt ve một cách trìu mến. Tôi xé lá thư thứ nhất.
Đó là thư của ông Quý, chủ nhà xuất bản, là ông bạn của ba tôi, người đã xuất bản “Cái vạc của con quỷ” cho tôi. Ông ta tính phí tổn việc in sách. Tôi hơi buồn, gấp bức thư lại quẳng vào hộc và tự nhủ sẽ không đụng đến một đồng nào tiền bán sách.
Tôi xé nốt bức thư thứ hai. Thư ngắn, chỉ năm hàng, nhưng không dễ thương chút nào. Tác giả bức thư phê bình “Cái vạc của con quỷ” là “một truyện dở, từ cốt truyện đến lối hành văn”. Tôi lịm đi trong nỗi bực tức một hồi lâu.
Nhưng rồi tôi gượng dậy được. Tôi vùng đứng lên tự an ủi: “Đây đâu phải là lá thư thứ nhất, và đâu phải cuốn sách của mình chỉ được một người không biết chút gì là văn chương đọc !”
Buổi chiều, khi tôi đang đứng nói chuyện với chú Sỹ bên hàng giậu, thì vú già lại mang đến cho tôi một bức thư nữa. Lần này tôi e dè hơn khi tiếp nhận. Chú Sỹ nhìn tôi:
- Chắc là thư của độc giả?
Tôi chậm chạp xé phong bì. Những giòng chữ mực đen như nhòa nhạt trước mắt tôi…
“Tuần này chúng tôi vô tình đọc được cuốn tiểu thuyết mang tựa đề “Cái vạc của con quỷ” của tác giả Ý Yên. Chúng tôi không hiểu tại sao người ta lại có can đảm xuất bản một cuốn tiểu thuyết tồi tệ như vậy?!..”
Tôi hoa mắt, không đọc tiếp được nữa. Tôi nhìn vú già bằng tia nhìn hằn học:
- Sao vú đưa thư này cho con? Hả? Sao vú ác thế?
Vú già không hiểu gì cả, ấp úng:
- Thư của con…
Tôi gào lên:
- Không, không phải. Người ta sỉ mạ con. Vú cũng thế. Vú…
Vú già hoảng hồn. Chú Sỹ lượm bức thư tôi vừa đánh rơi dưới đất, liếc nhanh rồi bảo vú:
- Thôi vú vào đi. Để tôi dỗ cô ấy cho.
Tôi tựa người vào thân cây ngọc lan quen thuộc, hai tay bưng lấy mặt. Nước mắt đẫm ướt má tôi ; tóc tôi rũ rượi. Chú Sỹ khẽ lắc đầu:
- Tội nghiệp cô bé!
Bất giác tôi gục đầu vào vai chú Sỹ. Chú dang tay ôm nhẹ lấy thân thể tôi. Bàn tay chú mơn trớn tóc tôi. Chú âu yếm dỗ dành:
- Nín đi Uyên! Không có gì phải khóc cả.
Tôi im lặng. Những tiếng nấc nghẹn ngào vẫn thoát ra làm rung đôi bờ vai. Tiếng chú Sỹ vẫn êm đềm:
- Nghe lời chú. Bắt đầu lại hết đi, đừng thất vọng.
Tôi chán nản lắc đầu:
- Hết rồi chú ơi! Uyên khổ quá! Bao nhiêu cố gắng, bao nhiêu tin tưởng đã dồn cả vào đó… bây giờ…
- Bây giờ đã có gì để buồn đâu?
- Họ chê Uyên tàn nhẫn như thế, còn gì mà hy vọng nữa chú? Họ không có một chút thương hại nào dành cho cháu… nhưng… nhưng tại sao những người thân lại khen Uyên dữ vậy? Họ khen vì thương hại? Chú Sỹ, cả chú nữa, chú cũng khen vì thương hại Uyên phải không?
Chú Sỹ lấy khăn tay chặm nhẹ lên mắt, lên má tôi. Chú nâng cằm tôi lên, nhìn vào mắt tôi thật lâu:
- Uyên, nghe chú nói! Tất cả những người thân của Uyên, không ai khen Uyên vì thương hại, cả chú cũng thế. Tất cả là vì cảm tình, là vì thương mến đã dành cho Uyên. Còn những người đã viết cho Uyên những lời phê bình cay độc đó, là những người vô ý thức. Có thể là họ ganh ghét, tị hiềm. Tại sao lại phải tin họ? Chú rất tiếc là không giúp gì cho Uyên trong lúc này. Nếu có thể, chỉ là trong tương lai…
Tôi ngước nhìn chú Sỹ, lời lẽ êm đềm của chú đã xoa dịu những bực tức trong tâm hồn tôi. Tôi dịu đi. Tôi thấy niềm tin trở lại. Tôi thấy ánh mắt chú Sỹ trìu mến vô cùng, và tôi bỗng thấy chú trẻ trung lạ thường, chú không còn mang vẻ lạnh lùng khắc khổ nữa. Tự dưng, tôi mỉm cười với chú Sỹ, nụ cười trong nước mắt. Chú cúi thấp xuống như muốn hôn khiến tôi phải qua một giây bối rối. Nhưng rồi bàn tay chú chỉ lùa nhẹ tóc tôi. Tôi nghe tiếng thở dài rất nhẹ của chú, và chú thì thầm:
- Uyên, nhớ rằng lúc nào cũng có chú bên cạnh Uyên.
Ba tôi đã quyết định cho tôi đi nghỉ mát để lấy lại vẻ khỏe mạnh mà sau hơn nửa tháng miệt mài viết lách, tôi đã xanh xao hẳn đi, hầu như tôi không thấy được ánh sáng mặt trời. Mùa hè vẫn còn trên sóng nước trong xanh, trên những làn cát mịn. Tôi đùa với nắng, với nước như một đứa trẻ vô tư. Tiếng cười của tôi hòa tan trong gió đại dương lồng lộng.
Đôi khi, tôi nằm cả nửa giờ không nói câu nào. Những lúc đó, Thủy thường trêu tôi là nữ sĩ hay mơ mộng. Tôi chỉ mỉm cười, không cải chính mà cũng không xác nhận những ý tưởng của mình.
Thật ra, tôi đang nghĩ đến những thành công mà cuốn sách đã mang lại cho tôi. Sự thành công không phải là vấn đề tiền bạc, mà là về tinh thần. Cuốn tiểu thuyết của tôi đã được gởi biếu bạn bè, những người thân, và tôi đã nhận được những lời khen ngợi hết sức nồng nhiệt. “Uyên, mày đã thành công rồi đó. Mày viết thật hay, thật lôi cuốn. Tao thành thật chúc mừng mày… “ – “Thật mình không ngờ một người bạn học của mình lại có thể trở thành một nữ văn sĩ với tác phẩm đầu tay đang nằm trên bàn mình kia. Uyên, mình đã đọc sách của bồ một cách say mê”… Đại loại đó là những lá thư mà tôi nhận được. Tâm hồn tôi sôi lên trong niềm hạnh phúc triền miên. “Mình đã là một nữ văn sĩ”. Tôi muốn reo lên cho sóng biển nghe được sự sảng khoái của mình. Tôi muốn mọi người chia sớt niềm vui với tôi, và trên bãi biển, tôi là cô gái cười nhiều nhất và cười tươi nhất với… tất cả mọi người.
Nhiều lúc, tôi tha thiết ao ước rằng, vú già có đâu đây để tôi hỏi vú “Có ai đến tìm tôi không, tìm nữ văn sĩ Ý Yên không ?” Tôi muốn được nhiều người biết cái tên mới của tôi. “Ý Yên ! Tên hay đấy chứ ! Hẳn là một cái tên định mệnh ! Định mệnh đã dành cho tôi cái tên đó và định mệnh sẽ làm nổi bật cái tên ấy lên… nhất định thế !”
Sự thành công đã đến mà tôi không ngờ. Trong niềm thoải mái đó, tôi quyết định ở lại Vũng Tàu thêm một tuần lễ nữa.
Khi tôi trở lại Đà Lạt, ba tôi đã có dịp phải đi Quy Nhơn. Chỉ có vú già ở nhà. Vú ôm chầm lấy tôi, mếu máo:
- Con đi lâu quá. Nhà thật hoang vắng, Uyên ạ.
Tôi vỗ về:
- Thôi con không đi nữa. Nhưng con cảm thấy mệt quá. Vú xem, con đã làm việc…
Vú già ngắt lời tôi:
- Vú hiểu. Vú có trách con đâu. Con làm việc nhiều và con cần phải nghỉ ngơi chứ. Nào, đứng yên cho vú ngắm nhìn con chút xíu coi. Chà, da ăn nắng sạm lại rồi, coi con khỏe mạnh lắm. Vú mừng.
Tôi nôn nóng:
- Ở nhà có ai đến tìm con không hở vú?
- Tìm con thì không ai tìm. Nhưng có mấy lá thư.
Tôi reo lên:
- Thế hở vú? Vú để đâu rồi?
- Trong hộc bàn của con.
Tôi buông vú già, chạy nhanh vào phòng bằng tâm trí thật rộn ràng. Hai chiếc phong bì màu xanh nằm trong hộc bàn. Tôi cầm lấy chúng vuốt ve một cách trìu mến. Tôi xé lá thư thứ nhất.
Đó là thư của ông Quý, chủ nhà xuất bản, là ông bạn của ba tôi, người đã xuất bản “Cái vạc của con quỷ” cho tôi. Ông ta tính phí tổn việc in sách. Tôi hơi buồn, gấp bức thư lại quẳng vào hộc và tự nhủ sẽ không đụng đến một đồng nào tiền bán sách.
Tôi xé nốt bức thư thứ hai. Thư ngắn, chỉ năm hàng, nhưng không dễ thương chút nào. Tác giả bức thư phê bình “Cái vạc của con quỷ” là “một truyện dở, từ cốt truyện đến lối hành văn”. Tôi lịm đi trong nỗi bực tức một hồi lâu.
Nhưng rồi tôi gượng dậy được. Tôi vùng đứng lên tự an ủi: “Đây đâu phải là lá thư thứ nhất, và đâu phải cuốn sách của mình chỉ được một người không biết chút gì là văn chương đọc !”
Buổi chiều, khi tôi đang đứng nói chuyện với chú Sỹ bên hàng giậu, thì vú già lại mang đến cho tôi một bức thư nữa. Lần này tôi e dè hơn khi tiếp nhận. Chú Sỹ nhìn tôi:
- Chắc là thư của độc giả?
Tôi chậm chạp xé phong bì. Những giòng chữ mực đen như nhòa nhạt trước mắt tôi…
“Tuần này chúng tôi vô tình đọc được cuốn tiểu thuyết mang tựa đề “Cái vạc của con quỷ” của tác giả Ý Yên. Chúng tôi không hiểu tại sao người ta lại có can đảm xuất bản một cuốn tiểu thuyết tồi tệ như vậy?!..”
Tôi hoa mắt, không đọc tiếp được nữa. Tôi nhìn vú già bằng tia nhìn hằn học:
- Sao vú đưa thư này cho con? Hả? Sao vú ác thế?
Vú già không hiểu gì cả, ấp úng:
- Thư của con…
Tôi gào lên:
- Không, không phải. Người ta sỉ mạ con. Vú cũng thế. Vú…
Vú già hoảng hồn. Chú Sỹ lượm bức thư tôi vừa đánh rơi dưới đất, liếc nhanh rồi bảo vú:
- Thôi vú vào đi. Để tôi dỗ cô ấy cho.
Tôi tựa người vào thân cây ngọc lan quen thuộc, hai tay bưng lấy mặt. Nước mắt đẫm ướt má tôi ; tóc tôi rũ rượi. Chú Sỹ khẽ lắc đầu:
- Tội nghiệp cô bé!
Bất giác tôi gục đầu vào vai chú Sỹ. Chú dang tay ôm nhẹ lấy thân thể tôi. Bàn tay chú mơn trớn tóc tôi. Chú âu yếm dỗ dành:
- Nín đi Uyên! Không có gì phải khóc cả.
Tôi im lặng. Những tiếng nấc nghẹn ngào vẫn thoát ra làm rung đôi bờ vai. Tiếng chú Sỹ vẫn êm đềm:
- Nghe lời chú. Bắt đầu lại hết đi, đừng thất vọng.
Tôi chán nản lắc đầu:
- Hết rồi chú ơi! Uyên khổ quá! Bao nhiêu cố gắng, bao nhiêu tin tưởng đã dồn cả vào đó… bây giờ…
- Bây giờ đã có gì để buồn đâu?
- Họ chê Uyên tàn nhẫn như thế, còn gì mà hy vọng nữa chú? Họ không có một chút thương hại nào dành cho cháu… nhưng… nhưng tại sao những người thân lại khen Uyên dữ vậy? Họ khen vì thương hại? Chú Sỹ, cả chú nữa, chú cũng khen vì thương hại Uyên phải không?
Chú Sỹ lấy khăn tay chặm nhẹ lên mắt, lên má tôi. Chú nâng cằm tôi lên, nhìn vào mắt tôi thật lâu:
- Uyên, nghe chú nói! Tất cả những người thân của Uyên, không ai khen Uyên vì thương hại, cả chú cũng thế. Tất cả là vì cảm tình, là vì thương mến đã dành cho Uyên. Còn những người đã viết cho Uyên những lời phê bình cay độc đó, là những người vô ý thức. Có thể là họ ganh ghét, tị hiềm. Tại sao lại phải tin họ? Chú rất tiếc là không giúp gì cho Uyên trong lúc này. Nếu có thể, chỉ là trong tương lai…
Tôi ngước nhìn chú Sỹ, lời lẽ êm đềm của chú đã xoa dịu những bực tức trong tâm hồn tôi. Tôi dịu đi. Tôi thấy niềm tin trở lại. Tôi thấy ánh mắt chú Sỹ trìu mến vô cùng, và tôi bỗng thấy chú trẻ trung lạ thường, chú không còn mang vẻ lạnh lùng khắc khổ nữa. Tự dưng, tôi mỉm cười với chú Sỹ, nụ cười trong nước mắt. Chú cúi thấp xuống như muốn hôn khiến tôi phải qua một giây bối rối. Nhưng rồi bàn tay chú chỉ lùa nhẹ tóc tôi. Tôi nghe tiếng thở dài rất nhẹ của chú, và chú thì thầm:
- Uyên, nhớ rằng lúc nào cũng có chú bên cạnh Uyên.
Chương 10
Chống hai tay vào cằm, tôi ngồi suy nghĩ hàng giờ khi
quyết định chọn một chiếc áo để đi dự buổi thuyết trình hôm nay. Ông
Quốc Sinh, người mà một thời gian trước đây đã cho rằng tôi khó mà trở
thành một nữ văn sĩ, đã chính thức gởi thư mời tôi đến dự đại hội các
nhà văn, được tổ chức hai ngày liền tại Sàigòn.
Niềm tin tưởng như tàn lụn trong tôi bỗng dưng bùng lên mãnh liệt. Có thế chứ! Rốt cuộc rồi người ta cũng biết đến tôi. Người ta đã không bỏ quên tôi trong dịp đại hội quan trọng này. Có nghĩa là tên tôi đã được sắp ngang hàng với những nhà văn khác?
Tôi quyết định chọn chiếc áo dài màu xanh ngọc. Da tôi trắng, mặc màu xanh hẳn là phải hợp. Tôi thắt tóc bằng hai cái nơ cũng màu xanh. Tôi tô chút phấn hồng lên má, kẻ một đường chì đen lên mắt và cảm thấy mình đẹp, mình “tư cách” hẳn lên.
Tôi đến nơi hẹn. Quốc Sinh nhìn tôi trân trối:
- Trời ơi! Nữ sĩ Ý Yên! Thật tôi không ngờ cô quá kiều diễm như vậy. Cô sẽ là cái đinh của buổi họp mặt hôm nay.
Tôi cười tươi tắn:
- Tôi cũng hy vọng người ta không quá lãnh đạm với tôi.
- Dĩ nhiên. Làm sao lãnh đạm được với một bông hoa tuyệt sắc. Cô cứ tin tôi, mọi người sẽ đổ xô đến chiêm ngưỡng dung nhan cô.
Tôi muốn nói cho Quốc Sinh biết rằng điều tôi hy vọng không phải là làm người ta chú ý đến mình bằng sắc vóc, mà là bằng tài năng của mình trên lãnh vực thi văn kìa. Nhưng tôi thấy không ích gì, nên thôi. Quốc Sinh nói với tôi:
- Trong buổi họp mặt này, người ta sẽ lần lượt giới thiệu những tác phẩm mới và sẽ có cuộc nói chuyện của đại văn sĩ Mặc Uy. Cô biết Mặc Uy chứ?
- Dạ biết.
- Tốt lắm. Ông ta là một nhà văn có tài. Cô ráng thu thập những lời ông ta nói, để có thể thành công sau này.
Tôi đáp nhỏ:
- Tôi sẽ cố gắng.
Quốc Sinh mở cửa xe, đưa tôi vào một thính đường rộng lớn. Tôi đang đi, chợt sựng lại trước một người đàn bà cao lớn, đang hoa múa chân tay diễn tả theo lời nói với hai người đàn ông. Tôi nhận ra bà Mai Văn.
Tim đập thình thịch trong lồng ngực, tôi cảm thấy hồi hộp lạ lùng. Tôi tiến đến trước mặt bà Mai Văn và run giọng:
- Hân hạnh gặp lại bà.
Mắt người đàn bà mở lớn. Bà ta ngập ngừng:
- À, em… cô bé. Em biết tôi à?
- Thưa bà, đã có lần tôi đến nhà bà và tôi cũng đã nhận được những lời khen vô cùng quý giá của bà. Tôi có gởi cho bà cuốn tiểu thuyết “Cái vạc của con quỷ” cách đây nửa tháng.
Bà Mai Văn gật gù:
- A, tôi nhớ rồi. Cô Ý Yên đây mà! Nữ văn sĩ bé nhỏ và xinh xắn của tôi đây mà!
Rồi bà ta phá ra cười. Hai gã đàn ông cũng cất tiếng cười theo. Quốc Sinh kéo tôi đi. Tôi cúi chào bà Mai Văn để đi đến ghế.
Buổi đại hội đầu tiên thật sôi động. Người ta thuyết trình, người ta giới thiệu những sáng tác mới. Người ta giới thiệu nhau một cách nồng nhiệt. Chỉ có tôi và tác phẩm của tôi là không ai nói tới.
Nhưng tôi chưa thất vọng. Còn ngày mai nữa mà. Ngày mai mới là quan trọng, vì có Mặc Uy nói chuyện. Tôi phải biết mặt ông ta để có thể xác nhận lại với chú Sỹ sự hiểu biết của tôi về các tác giả và tác phẩm.
Tôi nhận lời đi ăn cơm với Quốc Sinh. Ăn xong hắn đưa tôi về nhà trọ của hắn, bảo là để bàn bạc lại chương trình giới thiệu tác phẩm tôi vào ngày mai.
Trong căn phòng nhỏ xinh xắn, Quốc Sinh tươi cười bảo tôi:
- Ngồi đó đi cô Uyên. Chúng ta sẽ bàn một vài chuyện.
Tôi ngồi xuống ghế chờ đợi.
- Ngày mai sẽ giới thiệu tác phẩm của cô.
- Ông chắc chắn như thế chứ?
Quốc Sinh gật mạnh đầu:
- Dĩ nhiên. Chính tôi ghi danh sách mà.
Tôi cảm thấy yên tâm. Tôi nhìn Quốc Sinh bằng ánh mắt thiện cảm hơn:
- Ông cố gắng giúp tôi. Tôi sẽ không quên ơn!
Quốc Sinh cười mơn trớn:
- Ơn nghĩa gì! Nếu cô biết tôi mến cô đến ngần nào. Cô đẹp quá cô Ý Yên ạ. Nếu tôi biết cô đẹp như thế này, tôi đã không từ chối đăng bài của cô.
Tôi cố gượng cười:
- Ông nói vậy chứ tôi mà đẹp gì.
Quốc Sinh nham nhở:
- Cô đẹp, cô đẹp thật mà, cô Yên. Bây giờ tôi giúp cô thì đâu đã muộn. Bây giờ tôi trở thành bạn thân của cô thì đâu đã muộn…
Tôi bắt đầu lo ngại. Tôi đứng bật dậy lùi lại một bước:
- Xin ông nói chuyện đứng đắn hơn. Chúng ta nên bàn chương trình để ngày mai có thể giới thiệu…
Quốc Sinh cười hộc lên:
- Thôi, dẹp chuyện đó đi. Chúng ta hãy sang lãnh vực khác. Ý yên, nếu cô biết rằng cô đã làm tôi mê đắm từ phút đầu… cô… tôi… yêu cô.
Tôi biết không yên được với gã đàn ông nham nhở này. Tôi cảnh cáo gã:
- Ông nên thận trọng, ông Sinh. Tôi đến đây vì mục đích gì ông đã biết. Xin ông cho tôi được giữ sự kính trọng ông từ phút đầu.
Gã đàn ông cười gằn:
- Hừ! Kính trọng. Tôi không cần em kính trọng. Tôi chỉ cần em yêu tôi, tôi chỉ cần chừng đó em hiểu chưa?
- Nhưng tôi muốn trở thành một nữ văn sĩ, tôi không muốn trở thành một cô gái hư hỏng. Tôi đến đây để gặp các nhà văn, để giới thiệu tác phẩm của mình.
Quốc Sinh cười hộc lên, cắt ngang:
- Cô mơ ước viển vông quá cô Yên ạ. Tôi nói thật cho cô biết để cô khỏi mơ tưởng, là không ai thèm biết đến cô đâu. Dù cô có nói gì, dù cô có giới thiệu gì đi nữa thì cũng không ai nghe đâu. Tốt hơn cô nên ngoan ngoãn nghe lời tôi, may ra tôi sẽ giúp được cô…
Tôi muốn đấm vào bộ mặt nham nhở của gã. Nhưng tôi không làm thế được. Tôi chỉ biết quắc mắt:
- Im ông đi! Tôi sẽ không cần ông nữa. Ông tồi lắm. Ông lợi dụng lòng tin của tôi. Tự tôi, tôi sẽ đi gặp những người đó. Bà Mai Văn đã biết tôi, và ông Mặc Uy rồi cũng sẽ biết tôi…
- Đừng có hòng, cô bé ơi! Cô còn thơ ngây lắm. Cô nói bà Mai Văn biết cô và bà ta đã khen cô, đã khuyến khích cô chứ gì? Tôi đã thuộc lòng hết những lời lẽ đầy cảm động, đầy chân tình mà bà ta đã từng trả lời. Nhưng bà không đọc một giòng văn nào của cô đâu. Và bức thư bà ta gởi cho cô thì bà ta cũng đã gởi cho hàng ngàn người khác.
Tôi cố cắn môi cho khỏi bật khóc. Sự thật có thể phũ phàng đến thế sao ? Bà Mai Văn, trời ơi! Bao nhiêu là tin tưởng! Tôi tin ai bây giờ đây? Chung quanh tôi là dối trá, lừa lọc. Tôi chỉ còn sự cô đơn bao quanh…
Ánh mắt gã đàn ông bỗng long lên dữ tợn. Tôi sợ hãi thụt lùi gần đến cửa. Hai bàn tay to lớn của gã chờn vờn như muốn chụp lấy tôi. Tôi rú lên:
- Buông tôi ra!!!
Vừa hét tôi vừa đẩy mạnh. Bản năng tự vệ khiến tôi khỏe hẳn lên. Gã đàn ông loạng choạng. Thuận đà, tôi giật mạnh cách cửa và vọt nhanh ra ngoài. Tôi nghe tiếng gã nhào theo cánh cửa. Tôi đâm đầu chạy.
Ra đến lộ, tôi vẫy nhanh chiếc taxi và gieo mình xuống nệm xe. Tôi nói nhanh địa chỉ nhà dì Tân. Chiếc xe chồm lên, lướt nhanh trong sự mệt mỏi, chán nản tột cùng của tôi.
Niềm tin tưởng như tàn lụn trong tôi bỗng dưng bùng lên mãnh liệt. Có thế chứ! Rốt cuộc rồi người ta cũng biết đến tôi. Người ta đã không bỏ quên tôi trong dịp đại hội quan trọng này. Có nghĩa là tên tôi đã được sắp ngang hàng với những nhà văn khác?
Tôi quyết định chọn chiếc áo dài màu xanh ngọc. Da tôi trắng, mặc màu xanh hẳn là phải hợp. Tôi thắt tóc bằng hai cái nơ cũng màu xanh. Tôi tô chút phấn hồng lên má, kẻ một đường chì đen lên mắt và cảm thấy mình đẹp, mình “tư cách” hẳn lên.
Tôi đến nơi hẹn. Quốc Sinh nhìn tôi trân trối:
- Trời ơi! Nữ sĩ Ý Yên! Thật tôi không ngờ cô quá kiều diễm như vậy. Cô sẽ là cái đinh của buổi họp mặt hôm nay.
Tôi cười tươi tắn:
- Tôi cũng hy vọng người ta không quá lãnh đạm với tôi.
- Dĩ nhiên. Làm sao lãnh đạm được với một bông hoa tuyệt sắc. Cô cứ tin tôi, mọi người sẽ đổ xô đến chiêm ngưỡng dung nhan cô.
Tôi muốn nói cho Quốc Sinh biết rằng điều tôi hy vọng không phải là làm người ta chú ý đến mình bằng sắc vóc, mà là bằng tài năng của mình trên lãnh vực thi văn kìa. Nhưng tôi thấy không ích gì, nên thôi. Quốc Sinh nói với tôi:
- Trong buổi họp mặt này, người ta sẽ lần lượt giới thiệu những tác phẩm mới và sẽ có cuộc nói chuyện của đại văn sĩ Mặc Uy. Cô biết Mặc Uy chứ?
- Dạ biết.
- Tốt lắm. Ông ta là một nhà văn có tài. Cô ráng thu thập những lời ông ta nói, để có thể thành công sau này.
Tôi đáp nhỏ:
- Tôi sẽ cố gắng.
Quốc Sinh mở cửa xe, đưa tôi vào một thính đường rộng lớn. Tôi đang đi, chợt sựng lại trước một người đàn bà cao lớn, đang hoa múa chân tay diễn tả theo lời nói với hai người đàn ông. Tôi nhận ra bà Mai Văn.
Tim đập thình thịch trong lồng ngực, tôi cảm thấy hồi hộp lạ lùng. Tôi tiến đến trước mặt bà Mai Văn và run giọng:
- Hân hạnh gặp lại bà.
Mắt người đàn bà mở lớn. Bà ta ngập ngừng:
- À, em… cô bé. Em biết tôi à?
- Thưa bà, đã có lần tôi đến nhà bà và tôi cũng đã nhận được những lời khen vô cùng quý giá của bà. Tôi có gởi cho bà cuốn tiểu thuyết “Cái vạc của con quỷ” cách đây nửa tháng.
Bà Mai Văn gật gù:
- A, tôi nhớ rồi. Cô Ý Yên đây mà! Nữ văn sĩ bé nhỏ và xinh xắn của tôi đây mà!
Rồi bà ta phá ra cười. Hai gã đàn ông cũng cất tiếng cười theo. Quốc Sinh kéo tôi đi. Tôi cúi chào bà Mai Văn để đi đến ghế.
Buổi đại hội đầu tiên thật sôi động. Người ta thuyết trình, người ta giới thiệu những sáng tác mới. Người ta giới thiệu nhau một cách nồng nhiệt. Chỉ có tôi và tác phẩm của tôi là không ai nói tới.
Nhưng tôi chưa thất vọng. Còn ngày mai nữa mà. Ngày mai mới là quan trọng, vì có Mặc Uy nói chuyện. Tôi phải biết mặt ông ta để có thể xác nhận lại với chú Sỹ sự hiểu biết của tôi về các tác giả và tác phẩm.
Tôi nhận lời đi ăn cơm với Quốc Sinh. Ăn xong hắn đưa tôi về nhà trọ của hắn, bảo là để bàn bạc lại chương trình giới thiệu tác phẩm tôi vào ngày mai.
Trong căn phòng nhỏ xinh xắn, Quốc Sinh tươi cười bảo tôi:
- Ngồi đó đi cô Uyên. Chúng ta sẽ bàn một vài chuyện.
Tôi ngồi xuống ghế chờ đợi.
- Ngày mai sẽ giới thiệu tác phẩm của cô.
- Ông chắc chắn như thế chứ?
Quốc Sinh gật mạnh đầu:
- Dĩ nhiên. Chính tôi ghi danh sách mà.
Tôi cảm thấy yên tâm. Tôi nhìn Quốc Sinh bằng ánh mắt thiện cảm hơn:
- Ông cố gắng giúp tôi. Tôi sẽ không quên ơn!
Quốc Sinh cười mơn trớn:
- Ơn nghĩa gì! Nếu cô biết tôi mến cô đến ngần nào. Cô đẹp quá cô Ý Yên ạ. Nếu tôi biết cô đẹp như thế này, tôi đã không từ chối đăng bài của cô.
Tôi cố gượng cười:
- Ông nói vậy chứ tôi mà đẹp gì.
Quốc Sinh nham nhở:
- Cô đẹp, cô đẹp thật mà, cô Yên. Bây giờ tôi giúp cô thì đâu đã muộn. Bây giờ tôi trở thành bạn thân của cô thì đâu đã muộn…
Tôi bắt đầu lo ngại. Tôi đứng bật dậy lùi lại một bước:
- Xin ông nói chuyện đứng đắn hơn. Chúng ta nên bàn chương trình để ngày mai có thể giới thiệu…
Quốc Sinh cười hộc lên:
- Thôi, dẹp chuyện đó đi. Chúng ta hãy sang lãnh vực khác. Ý yên, nếu cô biết rằng cô đã làm tôi mê đắm từ phút đầu… cô… tôi… yêu cô.
Tôi biết không yên được với gã đàn ông nham nhở này. Tôi cảnh cáo gã:
- Ông nên thận trọng, ông Sinh. Tôi đến đây vì mục đích gì ông đã biết. Xin ông cho tôi được giữ sự kính trọng ông từ phút đầu.
Gã đàn ông cười gằn:
- Hừ! Kính trọng. Tôi không cần em kính trọng. Tôi chỉ cần em yêu tôi, tôi chỉ cần chừng đó em hiểu chưa?
- Nhưng tôi muốn trở thành một nữ văn sĩ, tôi không muốn trở thành một cô gái hư hỏng. Tôi đến đây để gặp các nhà văn, để giới thiệu tác phẩm của mình.
Quốc Sinh cười hộc lên, cắt ngang:
- Cô mơ ước viển vông quá cô Yên ạ. Tôi nói thật cho cô biết để cô khỏi mơ tưởng, là không ai thèm biết đến cô đâu. Dù cô có nói gì, dù cô có giới thiệu gì đi nữa thì cũng không ai nghe đâu. Tốt hơn cô nên ngoan ngoãn nghe lời tôi, may ra tôi sẽ giúp được cô…
Tôi muốn đấm vào bộ mặt nham nhở của gã. Nhưng tôi không làm thế được. Tôi chỉ biết quắc mắt:
- Im ông đi! Tôi sẽ không cần ông nữa. Ông tồi lắm. Ông lợi dụng lòng tin của tôi. Tự tôi, tôi sẽ đi gặp những người đó. Bà Mai Văn đã biết tôi, và ông Mặc Uy rồi cũng sẽ biết tôi…
- Đừng có hòng, cô bé ơi! Cô còn thơ ngây lắm. Cô nói bà Mai Văn biết cô và bà ta đã khen cô, đã khuyến khích cô chứ gì? Tôi đã thuộc lòng hết những lời lẽ đầy cảm động, đầy chân tình mà bà ta đã từng trả lời. Nhưng bà không đọc một giòng văn nào của cô đâu. Và bức thư bà ta gởi cho cô thì bà ta cũng đã gởi cho hàng ngàn người khác.
Tôi cố cắn môi cho khỏi bật khóc. Sự thật có thể phũ phàng đến thế sao ? Bà Mai Văn, trời ơi! Bao nhiêu là tin tưởng! Tôi tin ai bây giờ đây? Chung quanh tôi là dối trá, lừa lọc. Tôi chỉ còn sự cô đơn bao quanh…
Ánh mắt gã đàn ông bỗng long lên dữ tợn. Tôi sợ hãi thụt lùi gần đến cửa. Hai bàn tay to lớn của gã chờn vờn như muốn chụp lấy tôi. Tôi rú lên:
- Buông tôi ra!!!
Vừa hét tôi vừa đẩy mạnh. Bản năng tự vệ khiến tôi khỏe hẳn lên. Gã đàn ông loạng choạng. Thuận đà, tôi giật mạnh cách cửa và vọt nhanh ra ngoài. Tôi nghe tiếng gã nhào theo cánh cửa. Tôi đâm đầu chạy.
Ra đến lộ, tôi vẫy nhanh chiếc taxi và gieo mình xuống nệm xe. Tôi nói nhanh địa chỉ nhà dì Tân. Chiếc xe chồm lên, lướt nhanh trong sự mệt mỏi, chán nản tột cùng của tôi.
Sau một giấc ngủ vùi, tôi cảm thấy lấy lại sức khỏe, tươi tỉnh trở lại. Tôi đã có một quyết định. Tôi sẽ không đi dự buổi họp ngày mai nữa. Tôi sẽ trở về Đà Lạt, và tôi sẽ sống trở lại cuộc sống êm ả của mình.
Tôi đã chán chường những cuộc đuổi theo ảo ảnh. Nếu tôi có tài, hẳn là tôi sẽ nổi tiếng. Người ta sẽ biết đến tôi. Nếu không, tốt hơn tôi giữ cuộc sống bình thường của trăm ngàn đứa con gái ở lứa tuổi tôi.
Tôi nhất định không chạy chọt, cầu cạnh ai nữa. Tôi cũng sẽ không tin ai, những lời tán dương cũng như những câu phê bình độc ác. Tôi sẽ là tôi, sống cho tôi, không cần biến mình trở thành thần tượng nữa.
Hơn nữa, từ trong tận cùng tâm khảm tôi, tôi cảm thấy như có một cái gì thay đổi. Sự nhớ nhung, phải rồi. Tôi cảm thấy nhớ chú Sỹ, nhớ thật sự. Tôi chợt lo nếu tôi trở về Đà Lạt mà không gặp chú?
Chợt dưng tim tôi đập rộn ràng khi nhớ đến gương mặt chú Sỹ. Gương mặt khắc khổ và dịu dàng, ánh mắt dửng dưng mà trìu mến. Tôi thèm được nép vào ngực chú, để bàn tay chú dịu dàng vuốt tóc tôi, để nghe giọng chú trầm ấm dỗ dành. Bên người đàn ông đó, tôi tìm thấy trọn vẹn sự bình yên, thoải mái.
Tôi nhớ đến những lần tôi đứng bên hàng giậu, cạnh chú Sỹ. Tôi tâm sự với chú những ước mơ của tôi, và những lần thất vọng làm tôi tràn nước mắt. Chú Sỹ an ủi dỗ dành. Chú cảm thông đến từng nỗi buồn vụn vặt của tôi.
Chắc chắn, mỗi lần tôi vắng mặt, chú Sỹ buồn lắm. Tôi đã đọc được niềm vui dâng tràn trong mắt chú mỗi lần tôi ở Sàigòn lên. Chú như muốn trách tôi, nhưng rồi chú lại dằn được. Tôi đọc rõ sự trách móc trên những cái nhăn mặt nhẹ nhàng của chú.
Mắt chú luôn luôn là một niềm đăm chiêu không dứt. Nhưng chú hay cười, và nụ cười khiến gương mặt hơi dài, dáng quí phái của chú rạng rỡ hẳn lên.
Tôi để ý nghĩ trôi trong hình ảnh chú Sỹ như thế không biết bao lâu. Về Đà Lạt kỳ này, tôi sẽ thành lập một trại chăn nuôi, và tôi sẽ nhờ chú Sỹ trông coi cho tôi. Có được một nếp sống bình thường bên cạnh chú Sỹ, tôi tưởng không còn gì hơn.
Tôi mỉm cười khi nghĩ là mình đã lớn, đã biết rung cảm trước người đàn ông. Chắc chắn đó là một nguồn rung cảm bắt nguồn cho tình yêu. Gương mặt chú Sỹ hiện chập chờn trong trí khiến tôi nao nao chỉ muốn mau đến ngày mai để về Đà Lạt.
- Chị Uyên ơi, ra coi ti vi đi!
Tiếng Thủy gọi lớn. Tôi đáp:
- Thủy coi đi. Chị lười quá.
- Nhưng có trực tiếp truyền hình buổi đại hội các nhà văn nè.
Tôi ngồi bật dậy. Dù không đến đó thì mình cũng nên xem một chút. Tối nay có Mặc Uy nói mà.
Tôi bước ra phòng khách. Thủy nhường ghế cho tôi:
- Ngồi đây đi chị Uyên.
- Thủy để chị.
Tôi ngồi xuống. Tôi nhìn thấy trên màn ảnh nhỏ tất cả những gương mặt mà tôi đã thấy hôm qua. Tôi chợt cảm thấy tâm hồn lạnh băng, không còn một chút háo hức nào nữa. Họ, những người đã tự nhận là những nhà văn, thần tượng của thiên hạ, thật ra chỉ là những con người vị kỷ, tầm thường và đôi lúc hèn hạ. Tôi nhìn bà Mai Văn, phục phịch đi vào, toe toét cười và thấy không có chút thiện cảm nào với gương mặt bị thịt đó. Tôi thấy cả Quốc Sinh, và tôi lợm giọng khi nhớ đến những hành động khốn nạn của hắn.
Tôi nói với Thủy:
- Thủy ạ! Nếu em đã từng hâm mộ một nhà văn nào thì em nên đứng xa mà nhìn, đừng lại gần họ, đừng tìm hiểu họ, đừng nhờ vả họ. Em sẽ thấy một sự thật tàn nhẫn và em sẽ mất đi tất cả những niềm tin. Em cũng không còn có thể nhìn thần tượng của mình bằng ánh mắt ái mộ nữa. Chỉ nên nhìn những nhà văn qua những thiên tiểu thuyết của họ trên báo thôi.
Mắt Thủy mở lớn. Tôi biết con bé đang ngạc nhiên khi nghe tôi đưa ra nhận xét đó. Nó lắp bắp:
- Nhưng chị cũng là một nhà văn?...
Tôi lắc đầu:
- Không. Chị chỉ là một cô gái tầm thường, hiểu văn chương, yêu văn chương, nhưng không phải là nhà văn. Những người mến thương chị sẽ không phải thất vọng khi hiểu rõ con người thật của chị. Và đó là cái hạnh phúc vô giá của con người bình thường. Đừng nên làm người của đám đông khi mình không thể sống cho vừa ý tất cả mọi người.
Vừa lúc đó tiếng xướng ngôn viên trong đài giới thiệu:
- Thưa quý vị, nhà văn Mặc Uy đã đến.
Người đàn ông cao dong dỏng, tướng đi khoan thai, tiến vào thính đường giữa tiếng hoan hô vang dậy. Ông ta đi từ tốn, môi nở nụ cười.
Tôi chợt có cảm tưởng như mình vừa thu nhỏ lại, thật nhỏ để lọt hẳn vào trong chiếc ghế bành. Mắt tôi giương lên gần như muốn nứt khóe, như muốn thu gọn hình ảnh trên ti vi. Tôi dằn nén một tiếng kêu kinh ngạc : Người đàn ông mà xướng ngôn viên vừa giới thiệu là nhà văn Mặc Uy đó, không ai khác hơn là chú Sỹ, người đàn ông làm vườn, người bạn láng giềng ở Đà Lạt của tôi.
Chân tay tôi lạnh buốt. Một cảm giác vừa bâng khuâng vừa náo nức xâm chiếm hồn tôi. Tôi lịm người trong một sự thật ngoài dự tưởng!
Chú Sỹ là nhà văn Mặc Uy? Có thể như thế sao? Tôi như trên trời cao rớt xuống. Nhưng làm sao được, chính chú Sỹ đang hiện diện trước mặt tôi. Chú không thấy tôi, nhưng tôi thấy chú, rất rõ.
Suốt gần bốn mươi phút chú Sỹ thuyết trình, tôi ngồi yên trong tư thế bất động. Tôi nghe như uống từng lời nói dịu dàng, trầm ấm của chú Sỹ. Cử tọa im phăng phắc. Thỉnh thoảng, tràng pháo tay lại nổi lên rồi tất cả lại yên lặng nghe.
Khi Mặc Uy dứt lời, tôi muốn nói lại với Thủy “Những nhà văn thật sự là khi mà họ có lớp vỏ bề ngoài tầm thường, và không tỏ cho người ta biết mình là nhà văn. Họ sống cuộc đời bình dị, và họ không làm thất vọng những người yêu mến họ. Nhưng đó chỉ là một con số rất hiếm, và con số hiếm đó, chị đã được biết”. Nhưng rồi tôi không nói gì cả, sợ con bé lại cho mình lắm lời.
Thủy không ngớt lời khen Mặc Uy duyên dáng, giọng nói dễ thương. Và tôi bỗng dưng ngấm ngầm hãnh diện với chính mình.
Chương 11
Tôi nằm trong “canapé”. Cuốn sách rời khỏi tay tôi không buồn nhặt. Tôi lan man với nhiều ý nghĩ.
Từ hôm về Đà Lạt tới nay, tôi không ra khỏi nhà. Tôi sợ gặp chú Sỹ, đúng hơn là Mặc Uy. Tôi không biết mình nói sao với chàng khi gặp lại. Và tôi trốn luôn trong nhà, không dám ra hàng giậu.
Có tiếng chân người. Tôi quay lại và kêu lên:
- Mặc Uy !
Người đàn ông chùng chân lại, ngạc nhiên vì tiếng kêu của tôi. Nhưng rồi ông ta lại tiến đến.
- Sao lại Mặc Uy? Chú Sỹ đây mà…
Tôi nhìn Sỹ trân trân. Đúng, đây là Sỹ của tôi. Chàng đang đứng trước mặt tôi với chiếc áo sơ mi ngắn tay quen thuộc, mớ tóc bồng bềnh và gương mặt thân yêu. Nỗi nhớ nhung đè nén chỉ muốn tràn ra khỏi cổ họng thành những lời nói say lòng. Nhưng tôi dằn lại. Sỹ nói:
- Uyên! Sao không nói gì với tôi đi?
- Anh Sỹ!
Tôi kêu lên, không còn dối lòng được nữa. Nước mắt ngập mi. Tôi gục đầu trong tay Sỹ. Chàng bàng hoàng rồi dang tay ôm lấy tôi.
- Uyên! Sao em trốn anh mấy hôm nay?
- Em sợ…
- Sợ gì?
- Sợ anh cười em. Em đã coi thường anh trong khi anh mới chính thật là một người đáng quý. Anh là một nhà văn, anh là một nghệ sĩ, một thần tượng không phải chỉ trên báo chí, tiểu thuyết mà cả trong tâm hồn. Khi em cảm thấy nhớ anh, yêu mến tâm hồn anh, thì em chạm trán với sự thật. Anh không phải con người trong ý nghĩ của em lâu nay. Anh là… Mặc Uy. Anh là nhà văn. Bây giờ thì em mới hiểu một nhà văn thật sự phải như thế nào…
Sỹ nâng mặt tôi lên. Giọng chàng nhẹ như hơi thở:
- Anh giấu Uyên chỉ vì nói ra không ích lợi gì. Anh muốn mình hiểu nhau qua con người thật và tâm hồn thật của mình, không bị một lớp vỏ nào bên ngoài… nhưng thôi, bỏ chuyện đó đi. Ở đây chỉ có anh và em, Sỹ và Uyên… Uyên, em có biết anh nhớ em chừng nào không? Anh nhớ muốn điên lên, đến nỗi không dằn được phải sang đây…
Tôi bật khóc vì sung sướng. Tôi nhìn gương mặt Sỹ và thấy chàng trẻ trung hơn bao giờ.
Chuông đồng hồ điểm 10 giờ sáng. Bên ngoài hàng giậu, nắng bắt đầu trải hồng khung trời Đàlạt.
Ý YÊN
Từ hôm về Đà Lạt tới nay, tôi không ra khỏi nhà. Tôi sợ gặp chú Sỹ, đúng hơn là Mặc Uy. Tôi không biết mình nói sao với chàng khi gặp lại. Và tôi trốn luôn trong nhà, không dám ra hàng giậu.
Có tiếng chân người. Tôi quay lại và kêu lên:
- Mặc Uy !
Người đàn ông chùng chân lại, ngạc nhiên vì tiếng kêu của tôi. Nhưng rồi ông ta lại tiến đến.
- Sao lại Mặc Uy? Chú Sỹ đây mà…
Tôi nhìn Sỹ trân trân. Đúng, đây là Sỹ của tôi. Chàng đang đứng trước mặt tôi với chiếc áo sơ mi ngắn tay quen thuộc, mớ tóc bồng bềnh và gương mặt thân yêu. Nỗi nhớ nhung đè nén chỉ muốn tràn ra khỏi cổ họng thành những lời nói say lòng. Nhưng tôi dằn lại. Sỹ nói:
- Uyên! Sao không nói gì với tôi đi?
- Anh Sỹ!
Tôi kêu lên, không còn dối lòng được nữa. Nước mắt ngập mi. Tôi gục đầu trong tay Sỹ. Chàng bàng hoàng rồi dang tay ôm lấy tôi.
- Uyên! Sao em trốn anh mấy hôm nay?
- Em sợ…
- Sợ gì?
- Sợ anh cười em. Em đã coi thường anh trong khi anh mới chính thật là một người đáng quý. Anh là một nhà văn, anh là một nghệ sĩ, một thần tượng không phải chỉ trên báo chí, tiểu thuyết mà cả trong tâm hồn. Khi em cảm thấy nhớ anh, yêu mến tâm hồn anh, thì em chạm trán với sự thật. Anh không phải con người trong ý nghĩ của em lâu nay. Anh là… Mặc Uy. Anh là nhà văn. Bây giờ thì em mới hiểu một nhà văn thật sự phải như thế nào…
Sỹ nâng mặt tôi lên. Giọng chàng nhẹ như hơi thở:
- Anh giấu Uyên chỉ vì nói ra không ích lợi gì. Anh muốn mình hiểu nhau qua con người thật và tâm hồn thật của mình, không bị một lớp vỏ nào bên ngoài… nhưng thôi, bỏ chuyện đó đi. Ở đây chỉ có anh và em, Sỹ và Uyên… Uyên, em có biết anh nhớ em chừng nào không? Anh nhớ muốn điên lên, đến nỗi không dằn được phải sang đây…
Tôi bật khóc vì sung sướng. Tôi nhìn gương mặt Sỹ và thấy chàng trẻ trung hơn bao giờ.
Chuông đồng hồ điểm 10 giờ sáng. Bên ngoài hàng giậu, nắng bắt đầu trải hồng khung trời Đàlạt.
Ý YÊN
No comments:
Post a Comment