TỦ SÁCH TUỔI HOA
LOẠI HOA TÍM : dành cho lứa tuổi 16 - 18.
LOẠI HOA TÍM : dành cho lứa tuổi 16 - 18.
Chương 1
Bây giờ mỗi khi hồi tưởng lại những sự việc đã xảy ra
trong khoảng thời gian ấy, tôi ngỡ như mình vừa trải qua một cơn mơ.
Một cơn mơ được cấu tạo nên bởi bao nhiêu là phức tạp của nội tâm một
đứa con gái bắt đầu bước chân vào tuổi dậy thì .
Năm tôi lên mười tuổi và bắt đầu khôn lớn, ba me tôi quyết định cho tôi vào học nội trú. Chính tôi đã khổ rất nhiều vì quyết định ngày đó của ba me nhưng hình như ông bà có một lý do chính đáng nào đó không muốn cho tôi biết đến. Ở lứa tuổi đó, sự quyến luyến gia đình là điều phải có nơi tôi. Cho nên những ngày đầu tiên sống trong bốn bức tường hầu như bị giam lỏng đối với tôi là một cực hình. Mặc dầu ở nhà tôi không có bạn để chơi thật, tôi là con út, nhưng tôi có sự tự do. Ở nhà, tôi có thể vọc đất, nhảy lò cò hay chơi bán đồ hàng với những đứa trẻ hàng xóm. Nhưng ở đây thì không. Bốn bức tường màu xám lợt đã giam hãm tuổi thơ ấu của tôi một cách muộn phiền và thật thiệt thòi cho tôi. Mỗi buổi sáng được gọi thức giấc bằng một hồi chuông lanh lảnh ở dãy phòng soeur trực, tôi thấy đời sống mình tù túng quá sức. Ở tuổi nhỏ mà tôi đã rất lãng mạn. Tôi muốn thoát ly. Tôi mơ một đời sống phóng túng, một đời sống trong đó con người được tự nhiên ăn, ngủ và thở, theo ý mình. Mỗi ngày 24 giờ, tôi chỉ có được buổi tối là thực sự của riêng tôi thôi. Sau khi học bài và đọc kinh tối, tôi buông người vào giường, là bắt đầu sống cho mình, cho cái thế giới của riêng tôi mà chỉ tôi hiểu được. Tôi thường mơ mộng về tương lai. Ở tuổi nhỏ thì tôi mơ một ngày mình sẽ được nhiều bánh kẹo, mình sẽ trả bài thuộc lòng mà không cần học và mình sẽ được bảng danh dự đều đều. Nhưng những năm sau này, khi tôi bắt đầu nhận thấy mình được để ý đến bởi những người khác phái, có một sự để ý tuy mơ hồ nhưng cũng đã giúp cho tôi hiểu rằng, mình đã lớn, sự mơ mộng của tôi chuyển hướng. Tôi bắt gặp mình biết làm dáng một cách thật đáng yêu. Buổi sáng, tôi không còn dậy thật muộn chờ mãi đến lúc chuông gọi mới mở mắt, mà tôi dậy thật sớm, đứng tì tay trên thành của sổ mơ mộng nhìn xuống hai hàng cây me cao đổ những lá úa xuống vàng cả mặt con đường nhỏ trải đá. Cuộc sống nội trú không cho phép tôi tiếp xúc với bạn trai nhưng tôi vẫn làm dáng cho chính mình. Tôi cũng không hiểu tại sao lại như vậy, nhưng tôi thấy mình thay đổi hẳn từ tâm hồn đến thể chất. Má tôi hồng và làn da căng mịn màng, môi tôi đỏ thắm và nhất là đôi mắt sáng long lanh. Khi nhìn mình trong gương, tôi tự hỏi như thế đã đủ gọi là đẹp để chinh phục được người khác chưa. Tự trong thâm tâm tôi những thay đổi lại càng mãnh liệt hơn. Một cành cây trơ vơ nằm trên bờ sông tượng trưng cho sự cô độc hay một chiếc lá rơi nhẹ nhàng xuống mặt đường cũng làm cho tôi bồi hồi xúc động. Tôi đâm ra ít nói và thích sống một mình. Sự chuyển hướng đột ngột đó của tình cảm đã tạo một bức màn ngăn cách giữa cuộc sống của tôi từ trước cho đến ngày nay và bắt đầu từ bây giờ là một giai đoạn mới.
Trong lần sinh nhật thứ mười bảy của tôi, ba me tôi quyết định cho tôi ra khỏi nếp sống nội trú. Từ trước khi còn ở trong dòng, tôi những tưởng ngày mở hội hoa đăng sẽ là ngày mình được thoát ly nếp sống ràng buộc này. Nhưng sự thực hoàn toàn khác. Tôi hiểu là mình đã lầm lẫn khi nghĩ như vậy. Cuộc sống đó trong sáu năm trời đã tạo nên trong tôi những thói quen rất khuôn khổ không thích hợp với đời sống bên ngoài chút nào. Tôi thấy nhớ nhung những buổi sáng thức dậy tỳ tay trên thành cửa mà mơ mộng đâu đâu. Tôi cố gắng dung hòa với nếp sống gia đình, một nếp sống nếu nhìn vào từ bên ngoài hẳn phải hết sức chán nản vì cái tẻ lạnh của nó. Tôi thui thủi một mình trong căn nhà rộng ngoài giờ học, vì ba tôi đi làm và mẹ tôi thì còn hơn thế nữa, bà bận tối ngày, nào hụi hè, nào hội họp.
Thuở tôi còn ở trường, tôi vẫn thường tự hào với tất cả bạn bè về bà mẹ của mình và bạn hữu tôi chúng cũng thường mơ ước có được một người mẹ như thế. Mẹ tôi không phải là một người đàn bà sống bình thường cho gia đình, cho chồng, cho con – bà còn bị lệ thuộc bởi địa vị của chồng, cha tôi, và của chính bà nữa. Từ nhỏ tôi đối với mẹ có phần nhợt nhạt trong tình mẫu tử. Tôi đã tưởng có lẽ việc đó phát sinh do sự xa cách lâu ngày tạo nên, và tôi vẫn mong rằng ngày tôi trở về sống dưới mái gia đình thì tình yêu thương của tôi và mẹ sẽ hàn gắn mau chóng. Nhưng tôi đã lầm lẫn lớn khi nghĩ như vậy. Tôi đã sống bên mẹ một năm nay, nhưng càng sống gần mẹ tôi càng xa cách mẹ. Mẹ tôi hình như không phải là một người đàn bà của gia đình, một người mẹ của những đứa con. Mẹ tôi không cho người ta cảm tưởng gần gũi mà chỉ làm người ta cảm thấy xa lạ hơn mà thôi. Tôi rất hãnh diện về mẹ tôi nhưng yêu thương mẹ nhiều thì tôi không dám xác nhận điều đó.
Các bạn tôi thường bảo tôi có phước được sinh ra trong một gia đình danh giá. Khi bạn tôi đến nhà chơi, chúng được mẹ tôi tiếp đón một cách lịch sự nếu bà có nhà. Điều đó càng làm tụi nó tin chắc về hạnh phúc mà tôi đang hưởng thụ. Còn gì hơn khi có một ông bố làm lớn và một bà mẹ sống lối sống hết sức trưởng giả quý phái và được tôn xưng bằng nhiều mỹ từ cao trọng.
Mẹ tôi làm chủ tịch một hội từ thiện lớn, làm cố vấn cho một hội khác và còn nhiều chức vụ linh tinh ở nhiều hội đoàn khác nữa. Không phải tôi vị kỷ nhưng đôi lúc nhìn mẹ tôi bỏ mặc tôi trong căn nhà rộng, mặc áo đi chủ tọa một buổi gì đó, tôi đã tự nghĩ là phải chi mẹ tôi bớt chút thời giờ làm phước cho người khác mà ở nhà với đứa con gái của bà, thì có lẽ cuộc sống của chúng tôi đã thay đổi hẳn đi rồi. Những khi nghe bạn bè khen, tôi tủi thân nhiều nhưng dĩ nhiên là không bao giờ tôi nói lên với chúng nó điều đó. Để người ta lầm tưởng mình hạnh phúc vẫn hơn chứ. Các bạn tôi làm sao biết được có những phút tôi mơ ước điên cuồng được như chúng nó, có một người cha tầm thường và một người mẹ càng phải tầm thường hơn để lo cho gia đình, cho con cái. Vậy mà mẹ tôi muôn đời vẫn là người đàn bà của xã hội và đám đông.
Một năm trôi qua, trong cuộc sống gia đình tẻ lạnh, tôi không hấp thụ được gì hơn ở cái nếp sống ngoại trú này. Tôi vẫn đóng khung mình thật kỹ trong những sáo ngữ hằng ngày phải xử dụng và cố gắng cư xử làm sao cho xứng đáng với danh nghĩa là con của ba mẹ tôi. Đôi lúc tôi chỉ muốn làm một cái gì đó, để nói lên được cho mẹ tôi hiểu tôi chỉ là một con người, đừng huấn luyện tôi, giáo dục tôi, đào tạo tôi theo một chiều hướng khuôn khổ nào hết. Hãy để tôi sống theo bản năng và cá tính của tôi. Nhưng tôi không bao giờ nói lên được như vậy hay đúng hơn, tôi không có cơ hội để nói lên, một ngày mẹ tôi gặp tôi được bao nhiêu phút đâu ? Sự lạnh lùng trong cuộc sống du tôi vào cái thế phải tìm cho chính mình một sự giải thoát nào đó. Tôi không thể sống mãi trong không khí nặng nề nhạt nhẽo này. Mặc dù ba mẹ tôi không khó khăn lắm trong vấn đề bạn bè giao thiệp của tôi, nhưng tôi vẫn không thích những cuộc vui chơi của lứa tuổi mình. Bởi thế, thỉnh thoảng tôi nghe chúng bạn chê tôi già trước tuổi. Khi nghe câu đó lần đầu, tôi đã giận lắm và quả quyết phải làm sao cho tụi nó thu hồi lại câu nói. Tôi quyết định phải đi dự cái « bum » do Tuyết mở ra trong ngày sinh nhật nó.
Thoạt đầu cuộc vui còn có vẻ được, tôi cố hoàn mình với chúng bạn bằng cách nói cười vui vẻ. Nhưng đến lúc nhạc trổi lên và những thằng con trai, những đứa con gái lôi nhau ra nhảy thì tôi thấy quả thật là mình nên rút lui có trật tự cho được việc. Khi tôi nói ý định đó với Tuyết, nó đã kêu lên :
- Trời ơi ! Con nầy điên à ? Vi, ở lại, mầy
Câu nói của Tuyết hơi lớn đã lôi kéo sự chú ý của một số đông bạn bè đứng quanh đó. Chúng xúm lại mỗi đứa nói một câu hoặc chỉ trích hoặc khuyến khích tôi nên ở lại. Tuyết cũng phụ họa :
- Coi như bây giờ mới là bắt đầu. Mầy mà về bây giờ thì quê tao lắm.
Tôi hơi bực mình nên cãi :
- Tao về nếu không « quê » tao thì thôi sao lại quê mày ?
Tuyết gật đầu :
- Thật mà. Tại tao giới thiệu mày chì nhất lớp mình. Như vậy là mày đủ hiểu.
Tôi gắt :
- Ai biểu mày giới thiệu ẩu. Tao có chì hồi nào đâu.
Tuy nói vậy, nhưng tôi thừa hiểu tại sao Tuyết lại giới thiệu như vậy. Bạn bè tôi chỉ dựa trên ba mẹ để đánh giá đứa con. Sở dĩ chúng nó đưa tôi ra cũng vì thế. Nếu ba mẹ tôi không làm chức nầy chức kia thì chưa chắc gì tụi nó đã thèm mời tôi nữa, nói chi đến việc giới thiệu nầy nọ. Tôi thấy chua chát cho chính mình. Tuy vậy, hôm đó tôi bắt buộc phải ở lại.
Sau buổi đó, tôi tự hứa với mình là không bao giờ vác mặt tới những cuộc hội họp choai choai như thế nữa. Tôi không chịu đựng được sự kiện những gã con trai tóc tai bù xù như con gái, ăn bận thật lố lăng, ôm những đứa con gái cũng tương tự trong tay uốn éo lắc lư theo điệu nhạc. Đôi lúc tôi nghĩ bạn bè chê tôi « quê » cũng có lý. Có lẽ tại mấy năm tuổi thành niên lớn lên âm thầm trong khung trời nội trú, sống giữa các sœur lạnh lùng suốt ngày chỉ có sách vở nên tôi cằn cỗi trong cách thế đối xử và ngay cả quan niệm sống nữa. Khi có cuộc bàn cãi về « mode » của giới trẻ thì tôi bao giờ cũng thuộc thiểu số bởi vì bạn bè tôi chúng nó đều rất « à la mode ». Tôi công nhận rằng mình không nên sống cổ hũ quá, theo thời trang một tý, nhưng vừa phải thôi. Sự xa cách với bạn bè càng thôi thúc tôi hơn trong ý hướng tìm cho chính mình một lối thoát cho cuộc sống gò bó hiện tại.
Trong một sự tình cờ, tôi quen chú Ngọc.
Một hôm tôi đến chơi nhà Thúy, một đứa bạn cùng lớp. Thúy ở chung với người chú ruột, chú Ngọc đã có vợ hai con. Tôi đến đúng lúc Thúy không có nhà và chú Ngọc vừa từ đâu về đến. Tôi vẫn ít khi gặp chú Ngọc vì tôi và Thúy không thân nhau lắm, chỉ gặp ở trường nói chuyện qua loa, nhưng hôm nay tôi cần mượn Thúy mấy cuốn sách. Thấy chú Ngọc đi vào tay cầm giá vẽ, tay bưng hộp sơn, tôi đã thiếu điều muốn reo lên.
- Chú, chú đi vẽ về sao ?
Tôi vẫn gọi chú bằng chú như Thúy. Chú Ngọc cười, cho giá vẽ vào một góc phòng và cất hộp sơn lên kệ sách. Chú trả lời tôi :
- Ừ ! Không có gì làm xách giá đi vẽ bậy cho vui. Vi đến tìm Thúy, nó đâu rồi ?
Tôi lắc đầu :
- Dạ, Thúy chưa về. Mà chú Ngọc, chú vẽ tranh sơn dầu hả chú ?
Tôi muốn hỏi chú Ngọc nhiều về hội họa. Tự dưng tôi muốn làm quen với nghệ thuật đó. Ừ nhỉ, tại sao không. Thuở ở nội trú, tôi vẫn được tiếng là khéo tay mà, tại sao không nhờ chú Ngọc hướng dẫn dùm, chú thể giúp tôi việc đó lắm chứ ! Tôi thực hiện ý định của mình :
- Vi cũng biết sơ sơ về hội họa.
Mắt chú Ngọc hơi sáng lên :
- Thế à, vậy chắc Vi vẽ khéo lắm nhỉ.
Tôi lắc đầu :
- Dạ đâu có, chú. Biết là tại … thích rồi tìm hiểu vậy thôi, chứ Vi mà vẽ vời gì. Còn chú, chú tốt nghiệp lâu chưa chú ?
Đến lượt chú Ngọc lắc đầu :
- Tốt nghiệp gì đâu. Chú học cho biết vẽ tiêu khiển, bộ Vi không thấy điều đó sao.
Tôi gật :
- Dạ thấy, nhưng ít ra thì chú có học rồi. Còn Vi thì mù tịt. Chú Ngọc …
- Gì Vi ?
- Chú dạy Vi vẽ nha.
Nụ cười nở trên môi chú Ngọc :
- Gì chứ việc đó coi bộ chú chạy làng rồi nghe Vi. Nghe Thúy nó về nhà cứ khen với chú thím là Vi khéo tay, nhiều tài nhất lớp mà. Gì Vi cũng biết thì chú chịu, ai mà dám dạy một cô bé tài hoa thế.
Tôi nhăn mặt :
- Eo ơi ! Thúy ác ghê. Vi chả có gì hết vậy mà Thúy về dám tuyên truyền dữ dội. Mai lên lớp rồi biết tay nhau nhé.
Vừa lúc đó có tiếng xe PC nổ dòn trước hiên nhà. Tôi nghĩ là Thúy đã về đến. Tôi quay ra, quả nhiên cô nàng đang cắm cúi dựng chiếc xe. Thúy vừa nhìn thấy tôi đã kêu lên :
- Ôi trời, người đẹp, đi đâu mà hạ cố đến nhà tôi thế !
Tôi cười đập khẽ tay lên vai Thúy.
- Thôi mà, cho xin. Đi đâu về mà mồ hôi tuôn ướt áo thế này.
Thúy vừa đưa tay lau những giọt mồ hôi tuôn ướt tóc mai và lưng áo, trả lời :
- Lại đàng nhà con Tuyết hỏi nó xem mai có phải đi bum không ?
- Tụi mày thì lúc nào cũng nhảy với nhót hoài, không chán à ?
Thúy trề môi :
- Sức mấy mà chán, còn khuya.
Nói xong con bé ngồi xuống cạnh tôi, vừa cầm cuốn tập quạt lia lịa, miệng than :
- Cái quạt trần phải gió này chạy chậm chi lạ, người ta nóng muốn chết.
Rồi như chợt nhớ ra, nó quay sang tôi :
- Quên chứ, mày đến lâu chưa. Có chuyện gì không ? Quan trọng chứ hả ?
Tôi lắc đầu :
- Mới đến. Cũng chả có gì quan trọng. Mượn mày cuốn sách.
Bây giờ Thúy mới có thời giờ quay sang chào ông chú ruột nãy giờ ngồi nhìn cô cháu chăm chăm với một thái độ không mấy hài lòng.
- Chú ơi, Vi mới tới hả chú ?
Chú Ngọc đáp khẽ và đứng lên :
- Ừ, cũng mới tới thì cháu về. Thôi cháu ngồi nói chuyện với Vi nghe, chú vào.
Chú Ngọc vừa cười với tôi và khuất sau cánh cửa phòng khách. Thúy đã thôi quạt, nó mở một nút áo của chiếc tunique để hở một khoảng da trắng nõn nà trước ngực.
- Nóng quá, tao đi đường mà cứ tưởng mình sắp cháy thành than đến nơi. À, mày đi bum không Vi, tao mời ! Chiều mốt.
Tôi lắc đầu :
- Tao bận.
Thúy cười khẩy :
- Bận, tao thừa biết câu trả lời đó của mày rồi, có điều hỏi là … cho vui vậy thôi mà. Sao mày không nói đại ra là mày không thích có phải hơn không, tao đâu trách mà mày ngại. Chỗ bạn bè hiểu nhau …
Ngừng một lát Thúy tiếp :
- Tuy nhiên điều thắc mắc của tao cũng như của nhiều đứa khác là tại sao mày không sống đúng với lứa tuổi của mày và dung hòa với tụi tao, bạn bè mày. Mày thừa điều kiện để sống cho đáng sống mà …
Tôi cười thầm khi nghe Thúy triết lý. Với nó, sống cho đáng sống có nghĩa là ăn mặc thật hợp thời trang, nhảy đầm thật hay, hâm mộ những thần tượng đang được mọi người hâm mộ. Đôi khi tôi có ý nghĩ so sánh kỳ lạ mà buồn cười, đó là tụi nó sống trong một cái khuôn đã được đúc sẵn và không đứa nào thoát ra được. Bắt buộc phải giống nhau để được coi là biết sống. Tôi không bỏ rơi ý định của mình, ý định nhờ chú Ngọc hướng dẫn trong việc học vẽ. Tôi nghĩ mình có thể nhờ Thúy nói dùm, may ra …
- Thúy nè, tao định nói với mày câu chuyện.
Thúy gật gù :
- Tao biết ngày mà. Mày đến đây là thế nào cũng có chuyện gì đặc biệt lắm đó. Ít khi mày chịu khó bỏ thời giờ bò đi đâu lắm. Vừa vào đến nhà, thấy mày ngồi là tao đã hiểu ngay …
Khiếp, sao con bé này nó dài dòng thế. Mà sự thật có phải như nó nghĩ đâu. Tôi chỉ có ý định nhờ nó giúp khi vừa gặp chú Ngọc đây mà …
Tuy nhiên tôi cũng gắng nói cho nó vui :
- Ừ, mày thì cứ như là thánh. Chuyện gì tao thấy mày cũng suy diễn ra được. Thôi bây giờ tao hỏi thử, mày biết tao định nhờ mày chuyện gì đây không ?
Thúy cắn môi một lát rồi khẽ lắc đầu :
- Chịu, cái gì chứ cái đó thì tao xin đầu hàng. Mày là con người bí mật nhất nước, ai mà hiểu nổi mày. Nói tao nghe đi Vi.
Tôi gật đầu :
- Dĩ nhiên, nhờ mày giúp thì không nói sao được. Nhưng tao đang lo không biết mày giúp tao được không nữa.
Thúy nhún vai rất tây :
- Nếu trong khả năng của tao …
Tôi nói ngay ý định của mình, Thúy kêu lên :
- Eo ơi ! … Tưởng mày thích gì chứ … Tao thật, tao chúa ghét cái vụ đó. Vẽ vời … mất thời giờ.
Tôi ngắt ngang :
- Mày ghét, nhưng tao thích. Mày nhờ chú hộ tao nghe. Đi học ở mấy trường tao không có giờ rảnh. Với lại học chú được cái là tao muốn học sao cũng được. Mà tao chỉ cần học đại khái.
Thúy mỉm cười :
- Rồi, vụ đó tao cố lo. Mày yên tâm, tao năn nỉ ổng thế nào mà chả được. Một lần chưa thành công thì hai ba lần.
Tôi đứng lên cáo từ.
- Thôi tao về nghe. Hẹn mai sáng tại lớp.
Thúy cũng đứng lên theo tôi. Nó đưa tôi ra.
- Mày đến bằng gì ?
- Taxi
Thúy ngạc nhiên :
- Ủa xe đâu ?
Tôi cười :
- Xe hư.
- Tao đưa mày về !
Tôi gạt ngang :
- Thôi, vào nghỉ đi cho được việc để tao đi taxi cho rồi.
Một chiếc xe trống đỗ lại, tôi chui vào dặn với Thúy.
- Nhớ nhé.
Thúy gật đầu vừa đưa tay vẫy vẫy. Bóng Thúy mất hút cuối khúc quanh.
Khi xe chạy ngang công trường Kennedy, tôi chợt nhớ mình cần mua mấy cuốn sách. Bác tài xế ngừng xe trước nhà thờ chánh tòa càu nhàu :
- Lúc nãy sao không nói xuống đây cho tôi ôm cái cua này.
Tôi lẳng lặng trả tiền xe. Nhà sách Liên Châu giờ này còn tương đối vắng. Tôi lựa được cuốn sách mình cần. Tôi vẫn có thói quen đi ngắm sách và lựa sách vào những giờ mà tôi tin là nhà sách còn thật vắng, đỡ đụng đầu với bạn bè mà còn tránh được sự chen lấn. Nhưng Sài Gòn có một giờ cố định nào đó, họ rủ nhau đi bát phố, họ rủ nhau đi mua sách. Cho nên có những khoảng thời gian đường phố, gian hàng quán sách chật ních. Mà thiên hạ đi biểu diễn nhiều hơn là mua đồ. Tôi bước ra khỏi Liên Châu, không khí mất đi vẻ oi nồng lúc trưa. Mặt trời bị che khuất sau một đám mây dày đặc, hứa hẹn một cơn mưa nhỏ bất ngờ không ai nghĩ tới. Tự dưng tôi thích bước đi lang thang. Tôi đi bộ rất tài, đi thật lâu và thật xa mà thường không biết mỏi chân. Chính mấy nhỏ bạn chúng nó phục tôi nhất về khoản đó. Tôi đi dọc Thống Nhất để quẹo qua Cường Để. Con đường này tôi ưa nhất. Con đường có hai hàng cây cao vút, đổ những chiếc lá chết nằm bơ vơ cộm đầy mặt đường. Con đường mà tôi tự cho mình cái quyền đi lang thang bất cứ giờ nào.
Khi tôi từ Thống Nhất quẹo qua Cường Để, một chiếc xe Honda bất ngờ từ sau lưng đâm tới. Người tài xế nhanh nhẹn lách tay lái. Nhưng sức va chạm vẫn làm tôi ngã nhoài trên mặt đường. Rất may mà giờ này vắng nên không ai trông thấy. Tôi lồm cồm bò dậy ngượng chín người, đưa tay phủi quần áo trong khi người tài xế lật đật dựng chiếc xe lên, rối rít :
- Cô có sao không ?
Tôi cúi gầm mặt không dám nhìn, tôi biết lỗi tại tôi băng ngang qua đường ẩu.
- Dạ, không sao !
- Tôi vô ý quá. Cô …
Tôi nhìn chủ nhân chiếc xe. Anh ta còn trẻ, khoảng hai ba hai bốn gì đó thôi. Anh ta dắt chiếc xe vô lề theo tôi. Chợt anh nói :
- Cô về đâu, tôi xin phép được đưa về để tạ lỗi vụ đụng xe bất ngờ làm cô hoảng hốt.
Tôi im lặng không đáp. Người con trai tiếp :
- Tôi là Ngạn – Khoa học.
Bắt buộc tôi phải lên tiếng :
- Tôi, Vi. Cám ơn anh Ngạn, nhưng tôi đi bộ được mà. Tôi chưa về nhà nên khỏi phải phiền đến anh.
Ngạn bắt chuyện làm quen thật tài. Anh nói chiều nay định đi đón đứa bạn ở Văn Khoa nhưng bây giờ thì thôi, không còn muốn đón nữa. Hai chúng tôi đi song song. Ngạn dắt xe, tôi bên cạnh. Gió chợt thổi mạnh, những chiếc lá chết nằm dưới đất đột nhiên được cuốn tròn, nâng cao lên rồi xoáy trong không gian.
Ngạn nhìn những cánh lá hỏi bâng quơ :
- Lá chết nhiều quá Vi nhỉ !
Tôi gật đầu. Tự nhiên tôi thấy thật dễ dàng thân quen với Ngạn. Ở Ngạn tôi không bắt gặp được cái dáng vẻ lấc cấc của những anh con trai thời đại vẫn chạy theo tán tỉnh tôi. Ngạn cao dong dỏng và ở anh hình như có một nét đặc biệt nào đó, tôi không thấy rõ nhưng tôi cảm nhận được. Ngang nhà nguyện, cơn mưa chợt dưng trút xuống không một báo trước. Ngạn bảo tôi :
- Vi chạy vào nhà nguyện nấp đi, nhanh lên kẻo ướt hết đó.
Tôi ngần ngừ :
- Còn anh ?
- Tôi dựng xe rồi vào ngay.
Tôi chạy nhanh trên mấy nấc thang, những hạt mưa đập mạnh vào da thịt. Ngạn cũng vào ngay sau đó, áo sơ mi trắng của anh ướt hết một khoảng trên. Hai đứa đứng nhìn nhau, không nói. Bên ngoài, cơn mưa vẫn tiếp tục, tôi nghe sự ấm cúng từ đâu chợt dâng tràn …
Năm tôi lên mười tuổi và bắt đầu khôn lớn, ba me tôi quyết định cho tôi vào học nội trú. Chính tôi đã khổ rất nhiều vì quyết định ngày đó của ba me nhưng hình như ông bà có một lý do chính đáng nào đó không muốn cho tôi biết đến. Ở lứa tuổi đó, sự quyến luyến gia đình là điều phải có nơi tôi. Cho nên những ngày đầu tiên sống trong bốn bức tường hầu như bị giam lỏng đối với tôi là một cực hình. Mặc dầu ở nhà tôi không có bạn để chơi thật, tôi là con út, nhưng tôi có sự tự do. Ở nhà, tôi có thể vọc đất, nhảy lò cò hay chơi bán đồ hàng với những đứa trẻ hàng xóm. Nhưng ở đây thì không. Bốn bức tường màu xám lợt đã giam hãm tuổi thơ ấu của tôi một cách muộn phiền và thật thiệt thòi cho tôi. Mỗi buổi sáng được gọi thức giấc bằng một hồi chuông lanh lảnh ở dãy phòng soeur trực, tôi thấy đời sống mình tù túng quá sức. Ở tuổi nhỏ mà tôi đã rất lãng mạn. Tôi muốn thoát ly. Tôi mơ một đời sống phóng túng, một đời sống trong đó con người được tự nhiên ăn, ngủ và thở, theo ý mình. Mỗi ngày 24 giờ, tôi chỉ có được buổi tối là thực sự của riêng tôi thôi. Sau khi học bài và đọc kinh tối, tôi buông người vào giường, là bắt đầu sống cho mình, cho cái thế giới của riêng tôi mà chỉ tôi hiểu được. Tôi thường mơ mộng về tương lai. Ở tuổi nhỏ thì tôi mơ một ngày mình sẽ được nhiều bánh kẹo, mình sẽ trả bài thuộc lòng mà không cần học và mình sẽ được bảng danh dự đều đều. Nhưng những năm sau này, khi tôi bắt đầu nhận thấy mình được để ý đến bởi những người khác phái, có một sự để ý tuy mơ hồ nhưng cũng đã giúp cho tôi hiểu rằng, mình đã lớn, sự mơ mộng của tôi chuyển hướng. Tôi bắt gặp mình biết làm dáng một cách thật đáng yêu. Buổi sáng, tôi không còn dậy thật muộn chờ mãi đến lúc chuông gọi mới mở mắt, mà tôi dậy thật sớm, đứng tì tay trên thành của sổ mơ mộng nhìn xuống hai hàng cây me cao đổ những lá úa xuống vàng cả mặt con đường nhỏ trải đá. Cuộc sống nội trú không cho phép tôi tiếp xúc với bạn trai nhưng tôi vẫn làm dáng cho chính mình. Tôi cũng không hiểu tại sao lại như vậy, nhưng tôi thấy mình thay đổi hẳn từ tâm hồn đến thể chất. Má tôi hồng và làn da căng mịn màng, môi tôi đỏ thắm và nhất là đôi mắt sáng long lanh. Khi nhìn mình trong gương, tôi tự hỏi như thế đã đủ gọi là đẹp để chinh phục được người khác chưa. Tự trong thâm tâm tôi những thay đổi lại càng mãnh liệt hơn. Một cành cây trơ vơ nằm trên bờ sông tượng trưng cho sự cô độc hay một chiếc lá rơi nhẹ nhàng xuống mặt đường cũng làm cho tôi bồi hồi xúc động. Tôi đâm ra ít nói và thích sống một mình. Sự chuyển hướng đột ngột đó của tình cảm đã tạo một bức màn ngăn cách giữa cuộc sống của tôi từ trước cho đến ngày nay và bắt đầu từ bây giờ là một giai đoạn mới.
Trong lần sinh nhật thứ mười bảy của tôi, ba me tôi quyết định cho tôi ra khỏi nếp sống nội trú. Từ trước khi còn ở trong dòng, tôi những tưởng ngày mở hội hoa đăng sẽ là ngày mình được thoát ly nếp sống ràng buộc này. Nhưng sự thực hoàn toàn khác. Tôi hiểu là mình đã lầm lẫn khi nghĩ như vậy. Cuộc sống đó trong sáu năm trời đã tạo nên trong tôi những thói quen rất khuôn khổ không thích hợp với đời sống bên ngoài chút nào. Tôi thấy nhớ nhung những buổi sáng thức dậy tỳ tay trên thành cửa mà mơ mộng đâu đâu. Tôi cố gắng dung hòa với nếp sống gia đình, một nếp sống nếu nhìn vào từ bên ngoài hẳn phải hết sức chán nản vì cái tẻ lạnh của nó. Tôi thui thủi một mình trong căn nhà rộng ngoài giờ học, vì ba tôi đi làm và mẹ tôi thì còn hơn thế nữa, bà bận tối ngày, nào hụi hè, nào hội họp.
Thuở tôi còn ở trường, tôi vẫn thường tự hào với tất cả bạn bè về bà mẹ của mình và bạn hữu tôi chúng cũng thường mơ ước có được một người mẹ như thế. Mẹ tôi không phải là một người đàn bà sống bình thường cho gia đình, cho chồng, cho con – bà còn bị lệ thuộc bởi địa vị của chồng, cha tôi, và của chính bà nữa. Từ nhỏ tôi đối với mẹ có phần nhợt nhạt trong tình mẫu tử. Tôi đã tưởng có lẽ việc đó phát sinh do sự xa cách lâu ngày tạo nên, và tôi vẫn mong rằng ngày tôi trở về sống dưới mái gia đình thì tình yêu thương của tôi và mẹ sẽ hàn gắn mau chóng. Nhưng tôi đã lầm lẫn lớn khi nghĩ như vậy. Tôi đã sống bên mẹ một năm nay, nhưng càng sống gần mẹ tôi càng xa cách mẹ. Mẹ tôi hình như không phải là một người đàn bà của gia đình, một người mẹ của những đứa con. Mẹ tôi không cho người ta cảm tưởng gần gũi mà chỉ làm người ta cảm thấy xa lạ hơn mà thôi. Tôi rất hãnh diện về mẹ tôi nhưng yêu thương mẹ nhiều thì tôi không dám xác nhận điều đó.
Các bạn tôi thường bảo tôi có phước được sinh ra trong một gia đình danh giá. Khi bạn tôi đến nhà chơi, chúng được mẹ tôi tiếp đón một cách lịch sự nếu bà có nhà. Điều đó càng làm tụi nó tin chắc về hạnh phúc mà tôi đang hưởng thụ. Còn gì hơn khi có một ông bố làm lớn và một bà mẹ sống lối sống hết sức trưởng giả quý phái và được tôn xưng bằng nhiều mỹ từ cao trọng.
Mẹ tôi làm chủ tịch một hội từ thiện lớn, làm cố vấn cho một hội khác và còn nhiều chức vụ linh tinh ở nhiều hội đoàn khác nữa. Không phải tôi vị kỷ nhưng đôi lúc nhìn mẹ tôi bỏ mặc tôi trong căn nhà rộng, mặc áo đi chủ tọa một buổi gì đó, tôi đã tự nghĩ là phải chi mẹ tôi bớt chút thời giờ làm phước cho người khác mà ở nhà với đứa con gái của bà, thì có lẽ cuộc sống của chúng tôi đã thay đổi hẳn đi rồi. Những khi nghe bạn bè khen, tôi tủi thân nhiều nhưng dĩ nhiên là không bao giờ tôi nói lên với chúng nó điều đó. Để người ta lầm tưởng mình hạnh phúc vẫn hơn chứ. Các bạn tôi làm sao biết được có những phút tôi mơ ước điên cuồng được như chúng nó, có một người cha tầm thường và một người mẹ càng phải tầm thường hơn để lo cho gia đình, cho con cái. Vậy mà mẹ tôi muôn đời vẫn là người đàn bà của xã hội và đám đông.
Một năm trôi qua, trong cuộc sống gia đình tẻ lạnh, tôi không hấp thụ được gì hơn ở cái nếp sống ngoại trú này. Tôi vẫn đóng khung mình thật kỹ trong những sáo ngữ hằng ngày phải xử dụng và cố gắng cư xử làm sao cho xứng đáng với danh nghĩa là con của ba mẹ tôi. Đôi lúc tôi chỉ muốn làm một cái gì đó, để nói lên được cho mẹ tôi hiểu tôi chỉ là một con người, đừng huấn luyện tôi, giáo dục tôi, đào tạo tôi theo một chiều hướng khuôn khổ nào hết. Hãy để tôi sống theo bản năng và cá tính của tôi. Nhưng tôi không bao giờ nói lên được như vậy hay đúng hơn, tôi không có cơ hội để nói lên, một ngày mẹ tôi gặp tôi được bao nhiêu phút đâu ? Sự lạnh lùng trong cuộc sống du tôi vào cái thế phải tìm cho chính mình một sự giải thoát nào đó. Tôi không thể sống mãi trong không khí nặng nề nhạt nhẽo này. Mặc dù ba mẹ tôi không khó khăn lắm trong vấn đề bạn bè giao thiệp của tôi, nhưng tôi vẫn không thích những cuộc vui chơi của lứa tuổi mình. Bởi thế, thỉnh thoảng tôi nghe chúng bạn chê tôi già trước tuổi. Khi nghe câu đó lần đầu, tôi đã giận lắm và quả quyết phải làm sao cho tụi nó thu hồi lại câu nói. Tôi quyết định phải đi dự cái « bum » do Tuyết mở ra trong ngày sinh nhật nó.
Thoạt đầu cuộc vui còn có vẻ được, tôi cố hoàn mình với chúng bạn bằng cách nói cười vui vẻ. Nhưng đến lúc nhạc trổi lên và những thằng con trai, những đứa con gái lôi nhau ra nhảy thì tôi thấy quả thật là mình nên rút lui có trật tự cho được việc. Khi tôi nói ý định đó với Tuyết, nó đã kêu lên :
- Trời ơi ! Con nầy điên à ? Vi, ở lại, mầy
Câu nói của Tuyết hơi lớn đã lôi kéo sự chú ý của một số đông bạn bè đứng quanh đó. Chúng xúm lại mỗi đứa nói một câu hoặc chỉ trích hoặc khuyến khích tôi nên ở lại. Tuyết cũng phụ họa :
- Coi như bây giờ mới là bắt đầu. Mầy mà về bây giờ thì quê tao lắm.
Tôi hơi bực mình nên cãi :
- Tao về nếu không « quê » tao thì thôi sao lại quê mày ?
Tuyết gật đầu :
- Thật mà. Tại tao giới thiệu mày chì nhất lớp mình. Như vậy là mày đủ hiểu.
Tôi gắt :
- Ai biểu mày giới thiệu ẩu. Tao có chì hồi nào đâu.
Tuy nói vậy, nhưng tôi thừa hiểu tại sao Tuyết lại giới thiệu như vậy. Bạn bè tôi chỉ dựa trên ba mẹ để đánh giá đứa con. Sở dĩ chúng nó đưa tôi ra cũng vì thế. Nếu ba mẹ tôi không làm chức nầy chức kia thì chưa chắc gì tụi nó đã thèm mời tôi nữa, nói chi đến việc giới thiệu nầy nọ. Tôi thấy chua chát cho chính mình. Tuy vậy, hôm đó tôi bắt buộc phải ở lại.
Sau buổi đó, tôi tự hứa với mình là không bao giờ vác mặt tới những cuộc hội họp choai choai như thế nữa. Tôi không chịu đựng được sự kiện những gã con trai tóc tai bù xù như con gái, ăn bận thật lố lăng, ôm những đứa con gái cũng tương tự trong tay uốn éo lắc lư theo điệu nhạc. Đôi lúc tôi nghĩ bạn bè chê tôi « quê » cũng có lý. Có lẽ tại mấy năm tuổi thành niên lớn lên âm thầm trong khung trời nội trú, sống giữa các sœur lạnh lùng suốt ngày chỉ có sách vở nên tôi cằn cỗi trong cách thế đối xử và ngay cả quan niệm sống nữa. Khi có cuộc bàn cãi về « mode » của giới trẻ thì tôi bao giờ cũng thuộc thiểu số bởi vì bạn bè tôi chúng nó đều rất « à la mode ». Tôi công nhận rằng mình không nên sống cổ hũ quá, theo thời trang một tý, nhưng vừa phải thôi. Sự xa cách với bạn bè càng thôi thúc tôi hơn trong ý hướng tìm cho chính mình một lối thoát cho cuộc sống gò bó hiện tại.
Trong một sự tình cờ, tôi quen chú Ngọc.
Một hôm tôi đến chơi nhà Thúy, một đứa bạn cùng lớp. Thúy ở chung với người chú ruột, chú Ngọc đã có vợ hai con. Tôi đến đúng lúc Thúy không có nhà và chú Ngọc vừa từ đâu về đến. Tôi vẫn ít khi gặp chú Ngọc vì tôi và Thúy không thân nhau lắm, chỉ gặp ở trường nói chuyện qua loa, nhưng hôm nay tôi cần mượn Thúy mấy cuốn sách. Thấy chú Ngọc đi vào tay cầm giá vẽ, tay bưng hộp sơn, tôi đã thiếu điều muốn reo lên.
- Chú, chú đi vẽ về sao ?
Tôi vẫn gọi chú bằng chú như Thúy. Chú Ngọc cười, cho giá vẽ vào một góc phòng và cất hộp sơn lên kệ sách. Chú trả lời tôi :
- Ừ ! Không có gì làm xách giá đi vẽ bậy cho vui. Vi đến tìm Thúy, nó đâu rồi ?
Tôi lắc đầu :
- Dạ, Thúy chưa về. Mà chú Ngọc, chú vẽ tranh sơn dầu hả chú ?
Tôi muốn hỏi chú Ngọc nhiều về hội họa. Tự dưng tôi muốn làm quen với nghệ thuật đó. Ừ nhỉ, tại sao không. Thuở ở nội trú, tôi vẫn được tiếng là khéo tay mà, tại sao không nhờ chú Ngọc hướng dẫn dùm, chú thể giúp tôi việc đó lắm chứ ! Tôi thực hiện ý định của mình :
- Vi cũng biết sơ sơ về hội họa.
Mắt chú Ngọc hơi sáng lên :
- Thế à, vậy chắc Vi vẽ khéo lắm nhỉ.
Tôi lắc đầu :
- Dạ đâu có, chú. Biết là tại … thích rồi tìm hiểu vậy thôi, chứ Vi mà vẽ vời gì. Còn chú, chú tốt nghiệp lâu chưa chú ?
Đến lượt chú Ngọc lắc đầu :
- Tốt nghiệp gì đâu. Chú học cho biết vẽ tiêu khiển, bộ Vi không thấy điều đó sao.
Tôi gật :
- Dạ thấy, nhưng ít ra thì chú có học rồi. Còn Vi thì mù tịt. Chú Ngọc …
- Gì Vi ?
- Chú dạy Vi vẽ nha.
Nụ cười nở trên môi chú Ngọc :
- Gì chứ việc đó coi bộ chú chạy làng rồi nghe Vi. Nghe Thúy nó về nhà cứ khen với chú thím là Vi khéo tay, nhiều tài nhất lớp mà. Gì Vi cũng biết thì chú chịu, ai mà dám dạy một cô bé tài hoa thế.
Tôi nhăn mặt :
- Eo ơi ! Thúy ác ghê. Vi chả có gì hết vậy mà Thúy về dám tuyên truyền dữ dội. Mai lên lớp rồi biết tay nhau nhé.
Vừa lúc đó có tiếng xe PC nổ dòn trước hiên nhà. Tôi nghĩ là Thúy đã về đến. Tôi quay ra, quả nhiên cô nàng đang cắm cúi dựng chiếc xe. Thúy vừa nhìn thấy tôi đã kêu lên :
- Ôi trời, người đẹp, đi đâu mà hạ cố đến nhà tôi thế !
Tôi cười đập khẽ tay lên vai Thúy.
- Thôi mà, cho xin. Đi đâu về mà mồ hôi tuôn ướt áo thế này.
Thúy vừa đưa tay lau những giọt mồ hôi tuôn ướt tóc mai và lưng áo, trả lời :
- Lại đàng nhà con Tuyết hỏi nó xem mai có phải đi bum không ?
- Tụi mày thì lúc nào cũng nhảy với nhót hoài, không chán à ?
Thúy trề môi :
- Sức mấy mà chán, còn khuya.
Nói xong con bé ngồi xuống cạnh tôi, vừa cầm cuốn tập quạt lia lịa, miệng than :
- Cái quạt trần phải gió này chạy chậm chi lạ, người ta nóng muốn chết.
Rồi như chợt nhớ ra, nó quay sang tôi :
- Quên chứ, mày đến lâu chưa. Có chuyện gì không ? Quan trọng chứ hả ?
Tôi lắc đầu :
- Mới đến. Cũng chả có gì quan trọng. Mượn mày cuốn sách.
Bây giờ Thúy mới có thời giờ quay sang chào ông chú ruột nãy giờ ngồi nhìn cô cháu chăm chăm với một thái độ không mấy hài lòng.
- Chú ơi, Vi mới tới hả chú ?
Chú Ngọc đáp khẽ và đứng lên :
- Ừ, cũng mới tới thì cháu về. Thôi cháu ngồi nói chuyện với Vi nghe, chú vào.
Chú Ngọc vừa cười với tôi và khuất sau cánh cửa phòng khách. Thúy đã thôi quạt, nó mở một nút áo của chiếc tunique để hở một khoảng da trắng nõn nà trước ngực.
- Nóng quá, tao đi đường mà cứ tưởng mình sắp cháy thành than đến nơi. À, mày đi bum không Vi, tao mời ! Chiều mốt.
Tôi lắc đầu :
- Tao bận.
Thúy cười khẩy :
- Bận, tao thừa biết câu trả lời đó của mày rồi, có điều hỏi là … cho vui vậy thôi mà. Sao mày không nói đại ra là mày không thích có phải hơn không, tao đâu trách mà mày ngại. Chỗ bạn bè hiểu nhau …
Ngừng một lát Thúy tiếp :
- Tuy nhiên điều thắc mắc của tao cũng như của nhiều đứa khác là tại sao mày không sống đúng với lứa tuổi của mày và dung hòa với tụi tao, bạn bè mày. Mày thừa điều kiện để sống cho đáng sống mà …
Tôi cười thầm khi nghe Thúy triết lý. Với nó, sống cho đáng sống có nghĩa là ăn mặc thật hợp thời trang, nhảy đầm thật hay, hâm mộ những thần tượng đang được mọi người hâm mộ. Đôi khi tôi có ý nghĩ so sánh kỳ lạ mà buồn cười, đó là tụi nó sống trong một cái khuôn đã được đúc sẵn và không đứa nào thoát ra được. Bắt buộc phải giống nhau để được coi là biết sống. Tôi không bỏ rơi ý định của mình, ý định nhờ chú Ngọc hướng dẫn trong việc học vẽ. Tôi nghĩ mình có thể nhờ Thúy nói dùm, may ra …
- Thúy nè, tao định nói với mày câu chuyện.
Thúy gật gù :
- Tao biết ngày mà. Mày đến đây là thế nào cũng có chuyện gì đặc biệt lắm đó. Ít khi mày chịu khó bỏ thời giờ bò đi đâu lắm. Vừa vào đến nhà, thấy mày ngồi là tao đã hiểu ngay …
Khiếp, sao con bé này nó dài dòng thế. Mà sự thật có phải như nó nghĩ đâu. Tôi chỉ có ý định nhờ nó giúp khi vừa gặp chú Ngọc đây mà …
Tuy nhiên tôi cũng gắng nói cho nó vui :
- Ừ, mày thì cứ như là thánh. Chuyện gì tao thấy mày cũng suy diễn ra được. Thôi bây giờ tao hỏi thử, mày biết tao định nhờ mày chuyện gì đây không ?
Thúy cắn môi một lát rồi khẽ lắc đầu :
- Chịu, cái gì chứ cái đó thì tao xin đầu hàng. Mày là con người bí mật nhất nước, ai mà hiểu nổi mày. Nói tao nghe đi Vi.
Tôi gật đầu :
- Dĩ nhiên, nhờ mày giúp thì không nói sao được. Nhưng tao đang lo không biết mày giúp tao được không nữa.
Thúy nhún vai rất tây :
- Nếu trong khả năng của tao …
Tôi nói ngay ý định của mình, Thúy kêu lên :
- Eo ơi ! … Tưởng mày thích gì chứ … Tao thật, tao chúa ghét cái vụ đó. Vẽ vời … mất thời giờ.
Tôi ngắt ngang :
- Mày ghét, nhưng tao thích. Mày nhờ chú hộ tao nghe. Đi học ở mấy trường tao không có giờ rảnh. Với lại học chú được cái là tao muốn học sao cũng được. Mà tao chỉ cần học đại khái.
Thúy mỉm cười :
- Rồi, vụ đó tao cố lo. Mày yên tâm, tao năn nỉ ổng thế nào mà chả được. Một lần chưa thành công thì hai ba lần.
Tôi đứng lên cáo từ.
- Thôi tao về nghe. Hẹn mai sáng tại lớp.
Thúy cũng đứng lên theo tôi. Nó đưa tôi ra.
- Mày đến bằng gì ?
- Taxi
Thúy ngạc nhiên :
- Ủa xe đâu ?
Tôi cười :
- Xe hư.
- Tao đưa mày về !
Tôi gạt ngang :
- Thôi, vào nghỉ đi cho được việc để tao đi taxi cho rồi.
Một chiếc xe trống đỗ lại, tôi chui vào dặn với Thúy.
- Nhớ nhé.
Thúy gật đầu vừa đưa tay vẫy vẫy. Bóng Thúy mất hút cuối khúc quanh.
Khi xe chạy ngang công trường Kennedy, tôi chợt nhớ mình cần mua mấy cuốn sách. Bác tài xế ngừng xe trước nhà thờ chánh tòa càu nhàu :
- Lúc nãy sao không nói xuống đây cho tôi ôm cái cua này.
Tôi lẳng lặng trả tiền xe. Nhà sách Liên Châu giờ này còn tương đối vắng. Tôi lựa được cuốn sách mình cần. Tôi vẫn có thói quen đi ngắm sách và lựa sách vào những giờ mà tôi tin là nhà sách còn thật vắng, đỡ đụng đầu với bạn bè mà còn tránh được sự chen lấn. Nhưng Sài Gòn có một giờ cố định nào đó, họ rủ nhau đi bát phố, họ rủ nhau đi mua sách. Cho nên có những khoảng thời gian đường phố, gian hàng quán sách chật ních. Mà thiên hạ đi biểu diễn nhiều hơn là mua đồ. Tôi bước ra khỏi Liên Châu, không khí mất đi vẻ oi nồng lúc trưa. Mặt trời bị che khuất sau một đám mây dày đặc, hứa hẹn một cơn mưa nhỏ bất ngờ không ai nghĩ tới. Tự dưng tôi thích bước đi lang thang. Tôi đi bộ rất tài, đi thật lâu và thật xa mà thường không biết mỏi chân. Chính mấy nhỏ bạn chúng nó phục tôi nhất về khoản đó. Tôi đi dọc Thống Nhất để quẹo qua Cường Để. Con đường này tôi ưa nhất. Con đường có hai hàng cây cao vút, đổ những chiếc lá chết nằm bơ vơ cộm đầy mặt đường. Con đường mà tôi tự cho mình cái quyền đi lang thang bất cứ giờ nào.
Khi tôi từ Thống Nhất quẹo qua Cường Để, một chiếc xe Honda bất ngờ từ sau lưng đâm tới. Người tài xế nhanh nhẹn lách tay lái. Nhưng sức va chạm vẫn làm tôi ngã nhoài trên mặt đường. Rất may mà giờ này vắng nên không ai trông thấy. Tôi lồm cồm bò dậy ngượng chín người, đưa tay phủi quần áo trong khi người tài xế lật đật dựng chiếc xe lên, rối rít :
- Cô có sao không ?
Tôi cúi gầm mặt không dám nhìn, tôi biết lỗi tại tôi băng ngang qua đường ẩu.
- Dạ, không sao !
- Tôi vô ý quá. Cô …
Tôi nhìn chủ nhân chiếc xe. Anh ta còn trẻ, khoảng hai ba hai bốn gì đó thôi. Anh ta dắt chiếc xe vô lề theo tôi. Chợt anh nói :
- Cô về đâu, tôi xin phép được đưa về để tạ lỗi vụ đụng xe bất ngờ làm cô hoảng hốt.
Tôi im lặng không đáp. Người con trai tiếp :
- Tôi là Ngạn – Khoa học.
Bắt buộc tôi phải lên tiếng :
- Tôi, Vi. Cám ơn anh Ngạn, nhưng tôi đi bộ được mà. Tôi chưa về nhà nên khỏi phải phiền đến anh.
Ngạn bắt chuyện làm quen thật tài. Anh nói chiều nay định đi đón đứa bạn ở Văn Khoa nhưng bây giờ thì thôi, không còn muốn đón nữa. Hai chúng tôi đi song song. Ngạn dắt xe, tôi bên cạnh. Gió chợt thổi mạnh, những chiếc lá chết nằm dưới đất đột nhiên được cuốn tròn, nâng cao lên rồi xoáy trong không gian.
Ngạn nhìn những cánh lá hỏi bâng quơ :
- Lá chết nhiều quá Vi nhỉ !
Tôi gật đầu. Tự nhiên tôi thấy thật dễ dàng thân quen với Ngạn. Ở Ngạn tôi không bắt gặp được cái dáng vẻ lấc cấc của những anh con trai thời đại vẫn chạy theo tán tỉnh tôi. Ngạn cao dong dỏng và ở anh hình như có một nét đặc biệt nào đó, tôi không thấy rõ nhưng tôi cảm nhận được. Ngang nhà nguyện, cơn mưa chợt dưng trút xuống không một báo trước. Ngạn bảo tôi :
- Vi chạy vào nhà nguyện nấp đi, nhanh lên kẻo ướt hết đó.
Tôi ngần ngừ :
- Còn anh ?
- Tôi dựng xe rồi vào ngay.
Tôi chạy nhanh trên mấy nấc thang, những hạt mưa đập mạnh vào da thịt. Ngạn cũng vào ngay sau đó, áo sơ mi trắng của anh ướt hết một khoảng trên. Hai đứa đứng nhìn nhau, không nói. Bên ngoài, cơn mưa vẫn tiếp tục, tôi nghe sự ấm cúng từ đâu chợt dâng tràn …
Chương 2
Khi dứt cơn mưa và tôi về được đến nhà thì trời đã
tối. Chính mẹ tôi ra mở cửa. Bà nhìn tôi bằng ánh mắt hỏi tội mà ít khi
nào tôi tiếp nhận được nó từ bà. Hai mẹ con đi vào nhà, mẹ tôi vẫn chưa
nói gì, và trở lại bàn ngồi với chồng giấy tờ cao ngất. Đó chính là thế
giới riêng của bà. Ở đó, mẹ tôi sống cho bà và danh phận xã hội. Ở đó là
bức tường thành ngăn tôi đến gần bà. Mẹ tôi muôn đời vẫn cách xa con
cái bằng con đường ngắn nhất và không ai trách phiền bà được. Khi tôi
thay áo ngắn trở ra nhà ngoài, tôi đến bên canapé. Tôi phải ngồi xuống
đó vì tôi biết mẹ sắp sửa hỏi tôi những gì. Quả nhiên, mẹ buông mục kỉnh
và quay sang ngay khi tôi vừa đặt mình xuống ghế.
- Sao hôm nay con về trễ ? Con đi những đâu.
Tôi đan hai bàn tay vào nhau. Bao giờ cũng vậy. Cử chỉ đó thường giúp tôi thêm can đảm và trước mặt mẹ thì bao giờ tôi cũng cần phải có can đảm, thật nhiều, thật nhiều càng tốt, vì đôi khi chuyện chẳng có gì quan trọng. Ở mẹ toát ra một uy quyền nào đó làm hãi sợ cho kẻ đến gần. Tôi trả lời mẹ :
- Dạ, con lại nhà Thúy …
- Mẹ biết, nhưng con đến lúc bốn giờ kìa.
Tôi biết mình không thể nói với bà mẹ rằng mình đi lang thang, không thể nói về cuộc gặp gỡ Ngạn ngoài phố. Với mẹ tôi không bao giờ bà chấp nhận những sự kiện như vậy. Đời sống của bà quy tắc quá, đôi khi bà bỏ quên chính bà nữa thì làm sao có thể sống được cho người khác và như người khác, dù người đó có thể là con gái bà đi nữa. Mẹ tôi sẽ nghĩ sao khi biết tôi đã dễ dàng làm quen với Ngạn, mặc dù bà không phải quá khe khắt đối với vấn đề bạn bè của tôi. Bà rất nguyên tắc. Và vì thế, lần đầu tiên trong đời, tôi nói dối mẹ tôi.
- Thưa mẹ, con lại nhà Thúy, ở lại đánh domino với Thúy và mấy đứa em. Rồi trời mưa, nên con ở lại chờ hết mưa.
Giọng mẹ tôi chậm rãi :
- Con chưa dùng cơm tối đấy chứ ?
- Da thưa chưa, mẹ.
Im lặng rơi xuống giữa hai mẹ con, tôi biết buổi nói chuyện đã kết thúc. Mẹ tôi tin hay không tin những lời tôi vừa nói, tôi không thể biết được. Có điều tôi hiểu là mẹ đã chấp nhận sự việc tôi trình bày đủ rồi. Và bây giờ, sự im lặng tiếp theo của bà xác nhận với tôi rằng, bà đang cần làm việc một mình, thật yên tĩnh và tôi lặng lẽ rút lui.
Sáng hôm sau Thúy vào lớp trễ hơn thường lệ. Tôi đón nó ngay cửa lớp.
- Sao hôm nay đi trễ vậy mày.
Thúy cười cười.
- Có việc.
Hai đứa ngồi xuống bàn. Thúy nói :
- Tại hồi tối tao thức khuya.
- Cha, mầy gạo dữ hả.
- Sức mấy mà tao gạo. Tại mày đó chớ.
Tôi mở to mắt :
- Gì mà tại tao.
Thúy nhíu mày.
- Con này sao mau quên. Hôm qua chính mày nhờ tao mà.
Tôi vẫn không quên là tôi có nhờ Thúy nói với chú Ngọc cho tôi được học vẽ, nhưng tôi không ngờ Thúy lại giúp mau mắn đến như vậy. Tôi mừng rỡ nắm tay Thúy.
- Ừ, tao nhớ chứ, nhưng tao tưởng mày chưa nói dùm.
Thúy bĩu môi :
- Mày thì cái gì cũng không ngờ hết. Mày nhờ là tao lo liền. Hồi tối tao phải thức đấu lý với ổng mãi đó.
Tôi sốt ruột :
- Khiếp, sao mày vô đề dài dòng thế. Thì mày nói đại cho tao nghe là kết quả như thế nào, chú mày có chịu dạy cho không. Mày nói vòng vòng làm tao nóng ruột.
Thúy giọng kẻ cả :
- Mày vẫn còn tính bộp chộp. Chuyện đâu còn đó. Rồi tao cũng đi đến kết luận chứ. Này nhé, chú Ngọc bảo tao là chú bận lắm, chú không có giờ rảnh, tao bèn đi một đường…
Tôi cắt ngang :
- Thì mày cứ nói là tao học vào giờ nào chú rảnh.
Thúy gắt :
- Mày im tao nói. Thì tất nhiên là tao đi một đường bảo lại rằng mày học chiều chiều cũng được. Ông lại nói tại sao mày không đi học ở mấy trường hội họa vẫn mở ra nhiều nơi. Tao nói mày không thích đi. Cuối cùng ông gật đầu đại.
Tôi reo lên :
- Thật há !
- Không lẽ tao nói láo.
Hai đứa nói chuyện tới đó thì chuông vào lớp reo lên. Câu chuyện bị cắt đứt nhưng tôi hiểu là mình sắp được thỏa mãn nguyện vọng.
Kể từ hôm đó, mỗi buổi chiều sau giờ tan sở của chú Ngọc, tôi đến nhà chú. Dĩ nhiên tôi đã phải trình bày với mẹ tôi sở nguyện đó. Khi nghe, mẹ tôi không tỏ ý chỉ trích, nhưng sự bằng lòng của bà không khuyến khích tôi được tý nào. Thôi kệ, miễn mẹ bằng lòng là được rồi. Tôi thừa hiểu là mẹ tôi không thích cho tôi đam mê một nghệ thuật như vậy. Một nghệ thuật mà những kẻ làm nghệ thuật đó được coi như tượng trưng cho giới bừa bãi. Mấy ông họa sĩ, danh từ có pha một chút mỉa mai nào đó mà người đời thường dùng để ám chỉ mỗi khi nghe ai nhắc đến người cầm cọ. Mẹ tôi, một người đàn bà mẫu mực và nguyên tắc. Một người đàn bà lý tưởng trong xã hội nhưng hết sức xa lạ và lạnh nhạt trong gia đình. Tôi bắt đầu học nơi chú Ngọc những nét chấm phá đầu tiên trên khung vải. Từ những hình vẽ phối cảnh, cho đến lúc tôi cầm cây cọ pha mầu, tôi đã tưởng như mình không còn là riêng mình nữa mà đã lệ thuộc rất nhiều vào một người đã đưa tôi đến những hiểu biết hôm nay về ngành hội họa. Chú Ngọc, chú đối với tôi thật tốt, chú thật thương tôi. Buổi chiều nào, hai chú cháu cũng ngồi trong vườn bên nhau. Nhà chú Ngọc ở ngoại ô nên rộng. Bên hiên nhà chú có một cây vú sữa rất già. Tôi thích nhất là ngồi dưới gốc cây vú sữa đó, để thỉnh thoảng nghe một vài chiếc lá khô rụng trên tóc, trên áo. Thỉnh thoảng khi rỗi rảnh, chú Ngọc kể chuyện cho tôi nghe, những mẩu chuyện nho nhỏ về thời ấu thơ của chú. Chú Ngọc cũng thường hay nói về mối tình của hai chú thím. Vợ chú Ngọc, tôi vẫn quen kêu bằng dì. Đó là một người đàn bà thật duyên dáng, tôi đước biết bà tên là Thương. Thuở còn đi học, dì Thương được coi như hoa khôi của lớp. Thật ra nhìn kỹ và phân tách từng nét thì dì Thương không đẹp. Nhưng nhìn chung chung và khi nói chuyện với dì, hầu như khó ai thoát khỏi sự lôi cuốn của dì. Chú Ngọc kể những ngày đầu hai người quen nhau. Chú Ngọc nói miên man về dì Thương. Tôi tế nhận được một điều là chú Ngọc yêu thương vợ, quá yêu thương là đàng khác. Trái lại dì Thương luôn luôn có một nét hơi xa lạ nào đó. Chính tôi cũng nhận thấy điều đó. Hình như chú Ngọc càng âu yếm săn sóc vợ bao nhiêu thì dì Thương càng cách xa chú chừng đó. Và điều đó đã làm nảy sinh trong tâm hồn con gái của tôi một niềm ưu ái với chú Ngọc mà chính tôi không hay. Cho đến khi nó bộc phát quá mãnh liệt, thì tôi không còn kìm hãm được nữa.
Có lần hai chú cháu ngồi chơi dưới cây vú sữa, chú Ngọc hỏi tôi :
- Vi thấy thím như thế nào ?
Tôi đáp :
- Vi thấy thím thật duyên dáng. Có một người vợ như thím là điều đáng hãnh diện lắm.
Chú Ngọc thở dài :
- Vi nói thật sao ?
- Dạ.
Chú Ngọc cúi xuống nhặt một chiếc lá khô vo vo trong lòng bàn tay. Chú tiếp :
- Đáng lẽ chẳng bao giờ chú nói cho Vi nghe. Nhưng bởi vì Vi đối với gia đình của chú còn thân thiết hơn cả cô cháu ruột, nên chú không ngần ngại nói thật với Vi. Bộ Vi không nhận thấy gì nơi thím sao ?
Tôi làm bộ lắc đầu :
- Đâu có, chú. Vi đâu có nhận thấy điều gì khác lạ.
Chú Ngọc buông chiếc lá cầm trong tay xuống đất, giọng chú lạc đi :
- Thím không thương chú.
Tôi mở to mắt suýt kêu lên. Không phải là tôi không biết mảy may gì về điều đó. Tôi đã lờ mờ nhận thấy một sự bất an nào trong cuộc sống vợ chồng chú Ngọc, nhưng tôi không ngờ chú Ngọc biết được điều đó. Tôi cứ tưởng người trong cuộc thì mù quáng không nhận được gì. Chú Ngọc quay nhìn tôi.
- Gì mà Vi trợn mắt lên thế ?
Tôi lúng túng :
- Vi … Vi không nghĩ như vậy, không thể như vậy. Chú Ngọc, sao chú nói lạ thế ?
Chú Ngọc cười buồn :
- Có gì là lạ đâu Vi. Sự thật đấy.
Tôi lắc đầu :
- Không, Vi không tin đâu chú Ngọc.
- Vi không tin là tại Vi còn ngây thơ không biết gì. Chú thương Vi như Thúy, nhưng ở Vi có một sự gì làm chú yên tâm nên chú mới nói cho Vi nghe. Chú chưa tìm ra được nguyên nhân vì sao dạo này thím tỏ ra hơi khác thường với chú, nhưng chú tin là chú sẽ tìm ra không muộn lắm.
Chú Ngọc cúi xuống cầm một viên đá nhỏ ném ra xa.
- Cuộc đời không bao giờ chịu dừng lại ở những giới hạn êm đẹp mà nó nên dừng cả. Không bao giờ thỏa mãn với những gì mình có. Không bao giờ chịu ổn định trong khuôn khổ.
Chú quay sang tôi, giọng buồn thật buồn :
- Có thể bây giờ Vi nghe chú nói chuyện gia đình chú, Vi không hiểu gì, Vi sẽ cho là chú bi quan. Nhưng một mai khi Vi lớn lên, Vi sẽ thấy tại sao chú chưa nắm được trong tay một dữ kiện nào mà chú lại vội vàng kết luận. Trong tình cảm, ai cũng có một linh giác bén nhạy Vi ạ !
Chú ngừng nói, mắt vẫn dõi xa xa.
Từ đó, tôi thấy chú Ngọc thay đổi hẳn nếp sống. Ban đầu, sự thay đổi còn rất dè dặt và được ngụy trang dưới nhiều hình thức, nhưng sau đó nó được bộc phát không cần dấu diếm. Dì Thương thì hầu như không thèm chú ý đến những thay đổi nơi chồng. Có lẽ với dì bây giờ, chỉ cần chú Ngọc đi làm tháng tháng đưa tiền về đầy đủ là được. Tôi không nghĩ là mình hồ đồ khi kết án người đàn bà đó như thế, bởi vì đó chính là sự thực. Chú Ngọc đâm ra chơi bời, chú xao lãng tất cả mọi việc, trừ việc dạy tôi học vẽ vào buổi chiều.
Đối với tôi, mỗi ngày qua đi như ghi đậm thêm một chút ưu ái tôi dành cho chú Ngọc. Tôi thương chú lúc nào chính tôi cũng không biết nữa. Chỉ biết mỗi tối ngồi một mình bên bàn học, đầu óc tôi trống rỗng khi nghĩ đến chú Ngọc giờ đó đang lao đầu vào những cuộc ăn chơi. Chắc hẳn chú đang vùi say bên men rượu hay ngây ngất trong vòng tay người đàn bà lạ lẫm nào đó. Bài vở đối với tôi như vô nghĩa. Tôi nhớ đến chú Ngọc cả trên hai mươi bốn giờ của một ngày. Có lúc tôi đứng tựa bên cửa sổ nhìn ra con đường phía dưới. Buổi đêm, con đường mang màu xám nhờ nhờ nổi bật trong bóng đêm đen. Mấy ánh đèn đường vàng nhạt hắt những tia sáng yếu ớt soi mấy hàng lá xanh rì rào của những thân cây cao hai bên vệ đường làm tăng thêm vẻ đìu hiu. Thỉnh thoảng mới có một chiết taxi đêm chạy ngang, hai ngọn đèn pha quét một vệt vàng như hai con mắt mỏi mệt của một người vừa trở về sau cuộc ăn chơi. Tôi nhìn những bóng cây đen ngòm, nhớ da diết đến cây vú sữa bên hiên nhà chú Ngọc. Gió đêm lành lạnh thổi vờn lên da thịt một cảm giác mơn man, nhột nhạt. Tôi nhắm nghiền mắt lại và tự trong tâm thức, hình ảnh chú Ngọc chợt dưng hiện ra, thân yêu gần gũi. Tôi úp mặt vào hai lòng bàn tay. Chú Ngọc ! Tại sao chú lại dịu dàng với Vi như thế. Tại sao chú lại gần gũi với Vi như thế. Chú làm Vi thương chú mất rồi chú Ngọc ơi !
Tôi không thể tự mình phân tích được cảm tình mình để hiểu tại sao lại thương chú Ngọc một cách mù quáng như vậy. Chú đã là một người chồng, một người cha trong gia đình. Chú có bổn phận và có trách nhiệm. Tôi đâu được quyền yêu thương chú dù chỉ là yêu thương trong ý tưởng âm thầm. Dù là tôi thương đơn phương, tôi cũng không được phép như thế. Chính tôi tự hiểu được những điều đó, nhưng tôi biết làm sao hơn ? Con tim có những lý lẽ riêng của nó mà ta không thể xen vào. Tôi là một đứa con gái cô đơn, phải nói là quá cô đơn. Tôi không thể tự dối mình điều đó. Tôi có thể tự mình đi tìm cho mình một lối thoát nào thôi. Tôi sống trong gia đình như một cái bóng âm thầm. Các anh chị lớn ở ngoại quốc một năm chưa về đến một lần. Ba tôi bận cả ngày. Mẹ tôi lại càng hơn thế nữa.
Đôi khi tôi tự nghĩ, phải chi mẹ tôi săn sóc yêu thương tôi thêm một tí thì có lẽ sẽ chẳng có những phức tạp tình cảm xảy đến cho tôi như ngày hôm nay đâu. Tôi nhìn qua nhìn lại, tôi thấy tôi lẻ loi cô độc. Tôi đưa tay ra vịn vào một ai đó đứng bên cạnh, tôi tìm một người để tôi nương tựa, nhưng mọi người trong gia đình phủi tay. Không phải gia đình cố tình như vậy, nhưng gia đình vô tình và hời hợt, gia đình cách xa tầm tay mà tôi tìm tới. Đối với tuổi dậy thì của tôi, lại cô đơn, đôi lúc làm tôi muốn ngạt thở, muốn đập phá một cái gì đó để may ra nhờ tiếng khua động của âm thanh một chất vụn vỡ, tôi dựa vào đó mà tìm cho mình một sự an bình. Nhưng tôi không thể làm vậy. Tiếng động, bất cứ một tiếng động nào cũng làm cho mẹ tôi chú ý và phá rối công việc của bà. Tôi không muốn làm phiền mẹ tôi. Tôi đứng nghĩ ngợi lan man mà mẹ tôi đến bên cạnh lúc nào tôi cũng không hay. Bà đằng hắng cho tôi biết là có sự hiện diện của bà. Tôi tự hỏi tại sao mẹ tôi lại không đặt một tay lên vai tôi để báo hiệu sự có mặt của mẹ. Cử chỉ đó quá dễ dàng, quá tự nhiên, nhưng hình như mẹ lại không muốn thế, vì tôi chưa hề thấy mẹ làm. Mẹ tôi hỏi :
- Con không vào học ?
Tôi nhìn mẹ, lúc nào cũng vậy, với mẹ tôi, tôi chỉ có hai con đường : hoặc là đi chơi hoặc là học. Đó là hai con đường của một đứa con nít. Tôi, tôi đã lớn. Tại sao mẹ tôi lại không nhìn thấy và nghĩ ra điều đó ? Tại sao mẹ tôi không chịu hiểu là tôi cũng cần phải có những giờ phút suy tư ? Nếu mẹ tôi đọc thấy được trong tâm can tôi, không biết mẹ tôi sẽ nghĩ sao ? Nghĩ sao khi biết đứa con gái mà mẹ ngỡ còn vòi kẹo đã biết thương nhớ. Tôi đáp lời mẹ :
- Con đang không muốn làm gì cả.
- Tại sao ?
Giọng của mẹ tôi như một nhà chủ khảo đang đứng trước một thí sinh. Tự dưng bao nhiêu ý muốn tâm sự với mẹ tôi vụt chắp cánh bay vèo. Không, tôi không thể tâm sự với mẹ được. Tôi không thể gục đầu vào vai mẹ yêu thương được. Tôi lại sẽ phải giấu mình lại trong cái vỏ cố hữu.
- Con cũng không hiểu nữa.
Gió đêm thổi những sợi tóc tôi bay lòa xòa. Mẹ vẫn im lặng đứng cạnh tôi. Hai tay mẹ, một tay cầm cuốn sách còn tay kia buông xuôi, thừa thãi. Phải chi chú Ngọc đứng cạnh tôi giờ này chắc chú đã đưa tay vuốt những sợi tóc lòa xòa hai bên má và trên vầng trán tôi rồi. Chú Ngọc dịu dàng quá, ưu ái trìu mến quá. Ở bên chú chẳng những tôi cảm thấy được che chở mà còn cả sự trìu mến của một người mẹ nữa, sự trìu mến mà tôi cần thiết nhất.
Giọng mẹ tôi cất lên, âm vang giữa khuya như những lời buộc tội đã cắt ngang cảm nghĩ tôi :
- Dạo này mẹ thấy con hơi khác đấy nghe, Vi.
Tôi quay phắt người nhìn ra bóng đêm. Tự dưng tôi không dám nhìn thẳng vào mặt mẹ. Tôi tưởng như chỉ trong một khoảng khắc đứng bên tôi, mà mẹ đọc được chuỗi dài ý tưởng tôi. Giọng tôi tuy cố đè nén mà âm thanh vẫn run run :
- Thưa mẹ, không có gì.
Tôi nghĩ giá lúc đó mà mẹ tôi chỉ đứng thêm một phút nữa, đặt bàn tay lên vai tôi mà han hỏi thì chắc tôi đã gục vào ngực mẹ kể lể tình thương đơn phương của mình, kể lể những nhớ nhung đau xót của mình. Nhưng mẹ tôi đã bỏ đi về phía cửa, câu nói sau cùng của bà như đọng lại trong không gian căn phòng :
- Năm nay con thi đó, hãy tự liệu.
Tôi gục đầu vào thành cửa sổ khi ngoài kia, tiếng dép mẹ tôi gõ đều và nhẹ trên mấy bực thang lầu. Tại sao tôi không có một người mẹ tầm thường như tất cả những người đàn bà khác, suốt ngày chỉ biết lo lắng cho chồng con ? Tại sao mẹ tôi lại có một lớp vỏ rất kỹ và hào nhoáng bên ngoài để đứa con gái nhỏ của bà không thể nào đến gần bà được. Tại sao mẹ tôi lại không chịu chỉ cho tôi một lối ngõ nào hầu giúp tôi tìm đến mẹ dễ dàng hơn. Với mẹ tôi, hình như việc biểu lộ tình thương là một điều phi lý hết sức và không thể xảy ra được. Cho nên tôi thành một đứa con cô đơn bất đắc dĩ lúc ban đầu và mãi sau này thì nỗi cô đơn đó trở thành một ám ảnh nặng nề trong tôi đến nỗi tôi không thể bôi xóa bằng bất cứ cách bôi xóa nào.
- Sao hôm nay con về trễ ? Con đi những đâu.
Tôi đan hai bàn tay vào nhau. Bao giờ cũng vậy. Cử chỉ đó thường giúp tôi thêm can đảm và trước mặt mẹ thì bao giờ tôi cũng cần phải có can đảm, thật nhiều, thật nhiều càng tốt, vì đôi khi chuyện chẳng có gì quan trọng. Ở mẹ toát ra một uy quyền nào đó làm hãi sợ cho kẻ đến gần. Tôi trả lời mẹ :
- Dạ, con lại nhà Thúy …
- Mẹ biết, nhưng con đến lúc bốn giờ kìa.
Tôi biết mình không thể nói với bà mẹ rằng mình đi lang thang, không thể nói về cuộc gặp gỡ Ngạn ngoài phố. Với mẹ tôi không bao giờ bà chấp nhận những sự kiện như vậy. Đời sống của bà quy tắc quá, đôi khi bà bỏ quên chính bà nữa thì làm sao có thể sống được cho người khác và như người khác, dù người đó có thể là con gái bà đi nữa. Mẹ tôi sẽ nghĩ sao khi biết tôi đã dễ dàng làm quen với Ngạn, mặc dù bà không phải quá khe khắt đối với vấn đề bạn bè của tôi. Bà rất nguyên tắc. Và vì thế, lần đầu tiên trong đời, tôi nói dối mẹ tôi.
- Thưa mẹ, con lại nhà Thúy, ở lại đánh domino với Thúy và mấy đứa em. Rồi trời mưa, nên con ở lại chờ hết mưa.
Giọng mẹ tôi chậm rãi :
- Con chưa dùng cơm tối đấy chứ ?
- Da thưa chưa, mẹ.
Im lặng rơi xuống giữa hai mẹ con, tôi biết buổi nói chuyện đã kết thúc. Mẹ tôi tin hay không tin những lời tôi vừa nói, tôi không thể biết được. Có điều tôi hiểu là mẹ đã chấp nhận sự việc tôi trình bày đủ rồi. Và bây giờ, sự im lặng tiếp theo của bà xác nhận với tôi rằng, bà đang cần làm việc một mình, thật yên tĩnh và tôi lặng lẽ rút lui.
Sáng hôm sau Thúy vào lớp trễ hơn thường lệ. Tôi đón nó ngay cửa lớp.
- Sao hôm nay đi trễ vậy mày.
Thúy cười cười.
- Có việc.
Hai đứa ngồi xuống bàn. Thúy nói :
- Tại hồi tối tao thức khuya.
- Cha, mầy gạo dữ hả.
- Sức mấy mà tao gạo. Tại mày đó chớ.
Tôi mở to mắt :
- Gì mà tại tao.
Thúy nhíu mày.
- Con này sao mau quên. Hôm qua chính mày nhờ tao mà.
Tôi vẫn không quên là tôi có nhờ Thúy nói với chú Ngọc cho tôi được học vẽ, nhưng tôi không ngờ Thúy lại giúp mau mắn đến như vậy. Tôi mừng rỡ nắm tay Thúy.
- Ừ, tao nhớ chứ, nhưng tao tưởng mày chưa nói dùm.
Thúy bĩu môi :
- Mày thì cái gì cũng không ngờ hết. Mày nhờ là tao lo liền. Hồi tối tao phải thức đấu lý với ổng mãi đó.
Tôi sốt ruột :
- Khiếp, sao mày vô đề dài dòng thế. Thì mày nói đại cho tao nghe là kết quả như thế nào, chú mày có chịu dạy cho không. Mày nói vòng vòng làm tao nóng ruột.
Thúy giọng kẻ cả :
- Mày vẫn còn tính bộp chộp. Chuyện đâu còn đó. Rồi tao cũng đi đến kết luận chứ. Này nhé, chú Ngọc bảo tao là chú bận lắm, chú không có giờ rảnh, tao bèn đi một đường…
Tôi cắt ngang :
- Thì mày cứ nói là tao học vào giờ nào chú rảnh.
Thúy gắt :
- Mày im tao nói. Thì tất nhiên là tao đi một đường bảo lại rằng mày học chiều chiều cũng được. Ông lại nói tại sao mày không đi học ở mấy trường hội họa vẫn mở ra nhiều nơi. Tao nói mày không thích đi. Cuối cùng ông gật đầu đại.
Tôi reo lên :
- Thật há !
- Không lẽ tao nói láo.
Hai đứa nói chuyện tới đó thì chuông vào lớp reo lên. Câu chuyện bị cắt đứt nhưng tôi hiểu là mình sắp được thỏa mãn nguyện vọng.
Kể từ hôm đó, mỗi buổi chiều sau giờ tan sở của chú Ngọc, tôi đến nhà chú. Dĩ nhiên tôi đã phải trình bày với mẹ tôi sở nguyện đó. Khi nghe, mẹ tôi không tỏ ý chỉ trích, nhưng sự bằng lòng của bà không khuyến khích tôi được tý nào. Thôi kệ, miễn mẹ bằng lòng là được rồi. Tôi thừa hiểu là mẹ tôi không thích cho tôi đam mê một nghệ thuật như vậy. Một nghệ thuật mà những kẻ làm nghệ thuật đó được coi như tượng trưng cho giới bừa bãi. Mấy ông họa sĩ, danh từ có pha một chút mỉa mai nào đó mà người đời thường dùng để ám chỉ mỗi khi nghe ai nhắc đến người cầm cọ. Mẹ tôi, một người đàn bà mẫu mực và nguyên tắc. Một người đàn bà lý tưởng trong xã hội nhưng hết sức xa lạ và lạnh nhạt trong gia đình. Tôi bắt đầu học nơi chú Ngọc những nét chấm phá đầu tiên trên khung vải. Từ những hình vẽ phối cảnh, cho đến lúc tôi cầm cây cọ pha mầu, tôi đã tưởng như mình không còn là riêng mình nữa mà đã lệ thuộc rất nhiều vào một người đã đưa tôi đến những hiểu biết hôm nay về ngành hội họa. Chú Ngọc, chú đối với tôi thật tốt, chú thật thương tôi. Buổi chiều nào, hai chú cháu cũng ngồi trong vườn bên nhau. Nhà chú Ngọc ở ngoại ô nên rộng. Bên hiên nhà chú có một cây vú sữa rất già. Tôi thích nhất là ngồi dưới gốc cây vú sữa đó, để thỉnh thoảng nghe một vài chiếc lá khô rụng trên tóc, trên áo. Thỉnh thoảng khi rỗi rảnh, chú Ngọc kể chuyện cho tôi nghe, những mẩu chuyện nho nhỏ về thời ấu thơ của chú. Chú Ngọc cũng thường hay nói về mối tình của hai chú thím. Vợ chú Ngọc, tôi vẫn quen kêu bằng dì. Đó là một người đàn bà thật duyên dáng, tôi đước biết bà tên là Thương. Thuở còn đi học, dì Thương được coi như hoa khôi của lớp. Thật ra nhìn kỹ và phân tách từng nét thì dì Thương không đẹp. Nhưng nhìn chung chung và khi nói chuyện với dì, hầu như khó ai thoát khỏi sự lôi cuốn của dì. Chú Ngọc kể những ngày đầu hai người quen nhau. Chú Ngọc nói miên man về dì Thương. Tôi tế nhận được một điều là chú Ngọc yêu thương vợ, quá yêu thương là đàng khác. Trái lại dì Thương luôn luôn có một nét hơi xa lạ nào đó. Chính tôi cũng nhận thấy điều đó. Hình như chú Ngọc càng âu yếm săn sóc vợ bao nhiêu thì dì Thương càng cách xa chú chừng đó. Và điều đó đã làm nảy sinh trong tâm hồn con gái của tôi một niềm ưu ái với chú Ngọc mà chính tôi không hay. Cho đến khi nó bộc phát quá mãnh liệt, thì tôi không còn kìm hãm được nữa.
Có lần hai chú cháu ngồi chơi dưới cây vú sữa, chú Ngọc hỏi tôi :
- Vi thấy thím như thế nào ?
Tôi đáp :
- Vi thấy thím thật duyên dáng. Có một người vợ như thím là điều đáng hãnh diện lắm.
Chú Ngọc thở dài :
- Vi nói thật sao ?
- Dạ.
Chú Ngọc cúi xuống nhặt một chiếc lá khô vo vo trong lòng bàn tay. Chú tiếp :
- Đáng lẽ chẳng bao giờ chú nói cho Vi nghe. Nhưng bởi vì Vi đối với gia đình của chú còn thân thiết hơn cả cô cháu ruột, nên chú không ngần ngại nói thật với Vi. Bộ Vi không nhận thấy gì nơi thím sao ?
Tôi làm bộ lắc đầu :
- Đâu có, chú. Vi đâu có nhận thấy điều gì khác lạ.
Chú Ngọc buông chiếc lá cầm trong tay xuống đất, giọng chú lạc đi :
- Thím không thương chú.
Tôi mở to mắt suýt kêu lên. Không phải là tôi không biết mảy may gì về điều đó. Tôi đã lờ mờ nhận thấy một sự bất an nào trong cuộc sống vợ chồng chú Ngọc, nhưng tôi không ngờ chú Ngọc biết được điều đó. Tôi cứ tưởng người trong cuộc thì mù quáng không nhận được gì. Chú Ngọc quay nhìn tôi.
- Gì mà Vi trợn mắt lên thế ?
Tôi lúng túng :
- Vi … Vi không nghĩ như vậy, không thể như vậy. Chú Ngọc, sao chú nói lạ thế ?
Chú Ngọc cười buồn :
- Có gì là lạ đâu Vi. Sự thật đấy.
Tôi lắc đầu :
- Không, Vi không tin đâu chú Ngọc.
- Vi không tin là tại Vi còn ngây thơ không biết gì. Chú thương Vi như Thúy, nhưng ở Vi có một sự gì làm chú yên tâm nên chú mới nói cho Vi nghe. Chú chưa tìm ra được nguyên nhân vì sao dạo này thím tỏ ra hơi khác thường với chú, nhưng chú tin là chú sẽ tìm ra không muộn lắm.
Chú Ngọc cúi xuống cầm một viên đá nhỏ ném ra xa.
- Cuộc đời không bao giờ chịu dừng lại ở những giới hạn êm đẹp mà nó nên dừng cả. Không bao giờ thỏa mãn với những gì mình có. Không bao giờ chịu ổn định trong khuôn khổ.
Chú quay sang tôi, giọng buồn thật buồn :
- Có thể bây giờ Vi nghe chú nói chuyện gia đình chú, Vi không hiểu gì, Vi sẽ cho là chú bi quan. Nhưng một mai khi Vi lớn lên, Vi sẽ thấy tại sao chú chưa nắm được trong tay một dữ kiện nào mà chú lại vội vàng kết luận. Trong tình cảm, ai cũng có một linh giác bén nhạy Vi ạ !
Chú ngừng nói, mắt vẫn dõi xa xa.
Từ đó, tôi thấy chú Ngọc thay đổi hẳn nếp sống. Ban đầu, sự thay đổi còn rất dè dặt và được ngụy trang dưới nhiều hình thức, nhưng sau đó nó được bộc phát không cần dấu diếm. Dì Thương thì hầu như không thèm chú ý đến những thay đổi nơi chồng. Có lẽ với dì bây giờ, chỉ cần chú Ngọc đi làm tháng tháng đưa tiền về đầy đủ là được. Tôi không nghĩ là mình hồ đồ khi kết án người đàn bà đó như thế, bởi vì đó chính là sự thực. Chú Ngọc đâm ra chơi bời, chú xao lãng tất cả mọi việc, trừ việc dạy tôi học vẽ vào buổi chiều.
Đối với tôi, mỗi ngày qua đi như ghi đậm thêm một chút ưu ái tôi dành cho chú Ngọc. Tôi thương chú lúc nào chính tôi cũng không biết nữa. Chỉ biết mỗi tối ngồi một mình bên bàn học, đầu óc tôi trống rỗng khi nghĩ đến chú Ngọc giờ đó đang lao đầu vào những cuộc ăn chơi. Chắc hẳn chú đang vùi say bên men rượu hay ngây ngất trong vòng tay người đàn bà lạ lẫm nào đó. Bài vở đối với tôi như vô nghĩa. Tôi nhớ đến chú Ngọc cả trên hai mươi bốn giờ của một ngày. Có lúc tôi đứng tựa bên cửa sổ nhìn ra con đường phía dưới. Buổi đêm, con đường mang màu xám nhờ nhờ nổi bật trong bóng đêm đen. Mấy ánh đèn đường vàng nhạt hắt những tia sáng yếu ớt soi mấy hàng lá xanh rì rào của những thân cây cao hai bên vệ đường làm tăng thêm vẻ đìu hiu. Thỉnh thoảng mới có một chiết taxi đêm chạy ngang, hai ngọn đèn pha quét một vệt vàng như hai con mắt mỏi mệt của một người vừa trở về sau cuộc ăn chơi. Tôi nhìn những bóng cây đen ngòm, nhớ da diết đến cây vú sữa bên hiên nhà chú Ngọc. Gió đêm lành lạnh thổi vờn lên da thịt một cảm giác mơn man, nhột nhạt. Tôi nhắm nghiền mắt lại và tự trong tâm thức, hình ảnh chú Ngọc chợt dưng hiện ra, thân yêu gần gũi. Tôi úp mặt vào hai lòng bàn tay. Chú Ngọc ! Tại sao chú lại dịu dàng với Vi như thế. Tại sao chú lại gần gũi với Vi như thế. Chú làm Vi thương chú mất rồi chú Ngọc ơi !
Tôi không thể tự mình phân tích được cảm tình mình để hiểu tại sao lại thương chú Ngọc một cách mù quáng như vậy. Chú đã là một người chồng, một người cha trong gia đình. Chú có bổn phận và có trách nhiệm. Tôi đâu được quyền yêu thương chú dù chỉ là yêu thương trong ý tưởng âm thầm. Dù là tôi thương đơn phương, tôi cũng không được phép như thế. Chính tôi tự hiểu được những điều đó, nhưng tôi biết làm sao hơn ? Con tim có những lý lẽ riêng của nó mà ta không thể xen vào. Tôi là một đứa con gái cô đơn, phải nói là quá cô đơn. Tôi không thể tự dối mình điều đó. Tôi có thể tự mình đi tìm cho mình một lối thoát nào thôi. Tôi sống trong gia đình như một cái bóng âm thầm. Các anh chị lớn ở ngoại quốc một năm chưa về đến một lần. Ba tôi bận cả ngày. Mẹ tôi lại càng hơn thế nữa.
Đôi khi tôi tự nghĩ, phải chi mẹ tôi săn sóc yêu thương tôi thêm một tí thì có lẽ sẽ chẳng có những phức tạp tình cảm xảy đến cho tôi như ngày hôm nay đâu. Tôi nhìn qua nhìn lại, tôi thấy tôi lẻ loi cô độc. Tôi đưa tay ra vịn vào một ai đó đứng bên cạnh, tôi tìm một người để tôi nương tựa, nhưng mọi người trong gia đình phủi tay. Không phải gia đình cố tình như vậy, nhưng gia đình vô tình và hời hợt, gia đình cách xa tầm tay mà tôi tìm tới. Đối với tuổi dậy thì của tôi, lại cô đơn, đôi lúc làm tôi muốn ngạt thở, muốn đập phá một cái gì đó để may ra nhờ tiếng khua động của âm thanh một chất vụn vỡ, tôi dựa vào đó mà tìm cho mình một sự an bình. Nhưng tôi không thể làm vậy. Tiếng động, bất cứ một tiếng động nào cũng làm cho mẹ tôi chú ý và phá rối công việc của bà. Tôi không muốn làm phiền mẹ tôi. Tôi đứng nghĩ ngợi lan man mà mẹ tôi đến bên cạnh lúc nào tôi cũng không hay. Bà đằng hắng cho tôi biết là có sự hiện diện của bà. Tôi tự hỏi tại sao mẹ tôi lại không đặt một tay lên vai tôi để báo hiệu sự có mặt của mẹ. Cử chỉ đó quá dễ dàng, quá tự nhiên, nhưng hình như mẹ lại không muốn thế, vì tôi chưa hề thấy mẹ làm. Mẹ tôi hỏi :
- Con không vào học ?
Tôi nhìn mẹ, lúc nào cũng vậy, với mẹ tôi, tôi chỉ có hai con đường : hoặc là đi chơi hoặc là học. Đó là hai con đường của một đứa con nít. Tôi, tôi đã lớn. Tại sao mẹ tôi lại không nhìn thấy và nghĩ ra điều đó ? Tại sao mẹ tôi không chịu hiểu là tôi cũng cần phải có những giờ phút suy tư ? Nếu mẹ tôi đọc thấy được trong tâm can tôi, không biết mẹ tôi sẽ nghĩ sao ? Nghĩ sao khi biết đứa con gái mà mẹ ngỡ còn vòi kẹo đã biết thương nhớ. Tôi đáp lời mẹ :
- Con đang không muốn làm gì cả.
- Tại sao ?
Giọng của mẹ tôi như một nhà chủ khảo đang đứng trước một thí sinh. Tự dưng bao nhiêu ý muốn tâm sự với mẹ tôi vụt chắp cánh bay vèo. Không, tôi không thể tâm sự với mẹ được. Tôi không thể gục đầu vào vai mẹ yêu thương được. Tôi lại sẽ phải giấu mình lại trong cái vỏ cố hữu.
- Con cũng không hiểu nữa.
Gió đêm thổi những sợi tóc tôi bay lòa xòa. Mẹ vẫn im lặng đứng cạnh tôi. Hai tay mẹ, một tay cầm cuốn sách còn tay kia buông xuôi, thừa thãi. Phải chi chú Ngọc đứng cạnh tôi giờ này chắc chú đã đưa tay vuốt những sợi tóc lòa xòa hai bên má và trên vầng trán tôi rồi. Chú Ngọc dịu dàng quá, ưu ái trìu mến quá. Ở bên chú chẳng những tôi cảm thấy được che chở mà còn cả sự trìu mến của một người mẹ nữa, sự trìu mến mà tôi cần thiết nhất.
Giọng mẹ tôi cất lên, âm vang giữa khuya như những lời buộc tội đã cắt ngang cảm nghĩ tôi :
- Dạo này mẹ thấy con hơi khác đấy nghe, Vi.
Tôi quay phắt người nhìn ra bóng đêm. Tự dưng tôi không dám nhìn thẳng vào mặt mẹ. Tôi tưởng như chỉ trong một khoảng khắc đứng bên tôi, mà mẹ đọc được chuỗi dài ý tưởng tôi. Giọng tôi tuy cố đè nén mà âm thanh vẫn run run :
- Thưa mẹ, không có gì.
Tôi nghĩ giá lúc đó mà mẹ tôi chỉ đứng thêm một phút nữa, đặt bàn tay lên vai tôi mà han hỏi thì chắc tôi đã gục vào ngực mẹ kể lể tình thương đơn phương của mình, kể lể những nhớ nhung đau xót của mình. Nhưng mẹ tôi đã bỏ đi về phía cửa, câu nói sau cùng của bà như đọng lại trong không gian căn phòng :
- Năm nay con thi đó, hãy tự liệu.
Tôi gục đầu vào thành cửa sổ khi ngoài kia, tiếng dép mẹ tôi gõ đều và nhẹ trên mấy bực thang lầu. Tại sao tôi không có một người mẹ tầm thường như tất cả những người đàn bà khác, suốt ngày chỉ biết lo lắng cho chồng con ? Tại sao mẹ tôi lại có một lớp vỏ rất kỹ và hào nhoáng bên ngoài để đứa con gái nhỏ của bà không thể nào đến gần bà được. Tại sao mẹ tôi lại không chịu chỉ cho tôi một lối ngõ nào hầu giúp tôi tìm đến mẹ dễ dàng hơn. Với mẹ tôi, hình như việc biểu lộ tình thương là một điều phi lý hết sức và không thể xảy ra được. Cho nên tôi thành một đứa con cô đơn bất đắc dĩ lúc ban đầu và mãi sau này thì nỗi cô đơn đó trở thành một ám ảnh nặng nề trong tôi đến nỗi tôi không thể bôi xóa bằng bất cứ cách bôi xóa nào.
Chương 3
Tôi đang ngồi bên bàn học thì có tiếng chuông cửa.
Chị bếp chắc đang bận dở tay. Tôi chạy ra mở cổng. Người khách đến làm
tôi ngạc nhiên khựng người lại trong khoảnh khắc : NGẠN.
Trông Ngạn đen hơn lần đụng xe tôi nhiều, nhưng lại có vẻ khỏe mạnh ra. Thấy tôi đứng ngẩn người ra nhìn, Ngạn cười :
- Chào Vi, lâu nay Vi vẫn mạnh.
Tôi vừa nhường lối cho Ngạn vào cổng, vừa đáp :
- Cám ơn anh, vẫn thường như anh thấy.
Chúng tôi sóng bước trên con đường nhỏ dẫn vào nhà. Từ ngày Ngạn đụng xe tôi, Ngạn xin tôi địa chỉ mà mãi đến nay đã hơn hai tháng Ngạn mới đến chơi nhà. Điều đó dĩ nhiên phải làm tôi thắc mắc và sự thắc mắc đó bật lên câu hỏi trong khi chính tôi chưa kịp chuẩn bị.
- Lâu nay sao anh không đến nhà chơi.
- Tại sau ngày gặp Vi, tôi bận phải đi quân trường ngay nên không đến được. Mãi hôm nay …
Tôi gật gù :
- À nhỉ, mùa quân sự của sinh viên mà. Vi quên mất chứ.
Chúng tôi ngồi đối diện nhau trong phòng khách nói những mẩu chuyện bâng quơ. Ngạn kể về nếp sống trong quân trường, dù chỉ có sống trong vòng tám tuần lễ thôi. Tôi chống tay lên cằm nghe Ngạn nói … Những điều Ngạn nói đối với tôi hết sức lạ lùng. Từ trước đến giờ chưa ai nói với tôi những chuyện như vậy. Ngạn đem lại được cho tôi một chút thoải mái sau những phút giây tù túng với tình thương gởi trao cho chú Ngọc. Bù lại những mẩu chuyện nho nhỏ làm quà của Ngạn, tôi nói cho Ngạn nghe về tuổi thơ ấu của mình, về những tháng ngày sống nội trú và nhất là về những bạn hữu hiện tại. Tôi chỉ tránh nhắc Thúy. Có lẽ tôi sợ rằng khi tôi nhắc đến Thúy thì tôi sẽ buột miệng gọi lên tên chú Ngọc.
Trông Ngạn đen hơn lần đụng xe tôi nhiều, nhưng lại có vẻ khỏe mạnh ra. Thấy tôi đứng ngẩn người ra nhìn, Ngạn cười :
- Chào Vi, lâu nay Vi vẫn mạnh.
Tôi vừa nhường lối cho Ngạn vào cổng, vừa đáp :
- Cám ơn anh, vẫn thường như anh thấy.
Chúng tôi sóng bước trên con đường nhỏ dẫn vào nhà. Từ ngày Ngạn đụng xe tôi, Ngạn xin tôi địa chỉ mà mãi đến nay đã hơn hai tháng Ngạn mới đến chơi nhà. Điều đó dĩ nhiên phải làm tôi thắc mắc và sự thắc mắc đó bật lên câu hỏi trong khi chính tôi chưa kịp chuẩn bị.
- Lâu nay sao anh không đến nhà chơi.
- Tại sau ngày gặp Vi, tôi bận phải đi quân trường ngay nên không đến được. Mãi hôm nay …
Tôi gật gù :
- À nhỉ, mùa quân sự của sinh viên mà. Vi quên mất chứ.
Chúng tôi ngồi đối diện nhau trong phòng khách nói những mẩu chuyện bâng quơ. Ngạn kể về nếp sống trong quân trường, dù chỉ có sống trong vòng tám tuần lễ thôi. Tôi chống tay lên cằm nghe Ngạn nói … Những điều Ngạn nói đối với tôi hết sức lạ lùng. Từ trước đến giờ chưa ai nói với tôi những chuyện như vậy. Ngạn đem lại được cho tôi một chút thoải mái sau những phút giây tù túng với tình thương gởi trao cho chú Ngọc. Bù lại những mẩu chuyện nho nhỏ làm quà của Ngạn, tôi nói cho Ngạn nghe về tuổi thơ ấu của mình, về những tháng ngày sống nội trú và nhất là về những bạn hữu hiện tại. Tôi chỉ tránh nhắc Thúy. Có lẽ tôi sợ rằng khi tôi nhắc đến Thúy thì tôi sẽ buột miệng gọi lên tên chú Ngọc.
Chương 4
Chú Ngọc ngồi dưới gốc cây, tôi thì đứng cách cây vú
sữa khá xa. Tôi đang ghi lại nó trên khung vải bố và bằng những ống sơn
dầu. Chính tôi cũng chả hiểu tại sao bức vẽ đầu tiên bằng sơn dầu tôi
lại chọn cây vú sữa. Có lẽ tại một thúc đẩy nào đó trong tâm thức, bởi
vì cây vú sữa là nơi từng chiều tôi vẫn ngồi với chú Ngọc. Từ hôm tôi vẽ
bức tranh này, tôi không cho chú Ngọc thấy. Tôi bắt chú ngồi xa và
không được nhìn vào khi tôi chưa hoàn thành. Chú Ngọc hứa nhưng chú cũng
có vẻ thắc mắc. Chắc chú còn nôn nóng lắm vì hôm nay là ngày cuối cùng,
tôi sẽ hoàn thành họa phẩm đầu tay của tôi, và lẽ dĩ nhiên, chú Ngọc sẽ
là người đầu tiên chiêm ngưỡng nó.
Khi cây cọ trên tay tôi chấm lên những đường nét cuối cùng, tôi buông vỉ màu xuống cỏ. Chú Ngọc hỏi :
- Sao vậy Vi ? …
Tôi đáp bằng sự thỏa mãn của một đứa con nít :
- Xong rồi chú.
Chú Ngọc đứng bật dậy.
- Chú xem được chứ hả Vi ?
Tôi gật đầu.
- Dạ, bây giờ thì Vi xin mời chú.
Chú Ngọc lớn bước lại phía tôi. Khi đứng trước bức tranh, nét ngạc nhiên hiện rõ trong mắt chú. Tôi hiểu vì sao : tôi vẽ cây vú sữa giống, phải nói là rất giống, nhưng nó lại màu xám thay vì màu xanh. Tôi tự hỏi tại sao mình lại pha trộn màu sắc một cách kỳ cục như vậy. Rồi tôi hiểu rằng bởi những bi quan tiềm ẩn trong chú Ngọc đã tác dụng sang tôi, khiến trong vô thức, tôi tự ý pha trộn cho bức tranh một màu sắc ảm đạm. Cũng chính bởi thế mà tôi không cho chú Ngọc coi lâu nay.
Giọng chú Ngọc thảng thốt :
- Kìa, Vi, sao lạ vậy ?
Tôi làm bộ ngạc nhiên.
- Tại sao lạ hả chú ?
- Vi pha lầm màu sao không nhờ chú pha hộ.
Tôi lắc đầu.
- Không, Vi có pha lầm đâu. Vi cố ý đấy chứ.
Chú Ngọc khẽ lắc đầu :
- Chú chịu, chả hiểu tại sao Vi lại pha mầu thế này. Thế Vi có thấy cây vú sữa màu gì không ?
- Màu xanh !
- Còn đây ?
- Màu xám !
Mãi đến sau này tôi mới thật sự hốt hoảng cho lời giải thích của mình hôm đó đối với chú Ngọc về màu sắc bức tranh. Tôi không ngờ mình đã can đảm và có cơ hội nói lên được những điều ấp ủ trong tâm hồn mình, dù sự nói lên đó rất mơ hồ.
Tôi bảo chú Ngọc :
- Chú có đoán được Vi nghĩ gì khi vẽ cây vú sữa màu xám không ?
Chú Ngọc lắc đầu. Tôi tiếp :
- Chú có thấy một vật thể nào khi ở trạng thái không vui thì sẽ ủ rũ. Vi không linh động hóa những gì chung quanh mình đâu, nhưng cứ thử đặt cho tất cả những vật thể chung quanh mình có linh hồn đi, để Vi có thể giải thích được bức tranh này.
Chú Ngọc gật đầu :
- Đồng ý, Vi cứ tiếp.
- Khi Vi vẽ, Vi đã tưởng tượng cây vú sữa cũng là một sự sống. Đúng chứ, nó là thực vật mà. Nhưng Vi đi xa hơn một chút, Vi cho nó có linh hồn. Rồi Vi đặt vào đó một niềm đau thương rất sâu kín. Có những người có sự đau khổ, mà không có cách nào tỏ lộ, họ thường gói ghém tâm sự vào những phương tiện để phô diễn được tâm hồn mình, dù là chỉ để phô diễn mà không cần ai hiểu. Vi cũng thế, Vi ở trong số những người đó. Vi không nói được nên Vi nhờ cây vú sữa mang dùm Vi một ít uẩn ức trong lòng Vi.
Chú Ngọc nhìn tôi thật sâu. Tôi nghĩ là chú đã hiểu tôi muốn nói gì. Chú Ngọc là một người đàn ông thông minh nhất trên đời, ít ra là dưới mắt tôi. Cho nên chỉ cần ánh mắt tôi nhìn chú chắc cũng đủ cho chú hiểu chứ cần gì đến những lời tôi nói xa xôi. Chú hiểu nhưng không đời nào chú nói ra. Chú giữ nó lại để phân chia cái giới hạn giữa tôi và chú, để mãi mãi tôi và chú không mất nhau. Bên cạnh chú Ngọc, tôi quả thật chỉ là một đứa con nít lên hai. Nhưng khổ nỗi, tôi chỉ bằng lòng làm một đứa con nít trong tình thương của chú Ngọc. Tại sao tôi lại gặp chú để rồi khổ sở đa mang ? Chú Ngọc im lặng ngồi xuống cỏ. Chú gục đầu trong tay. Tôi nhìn chú mà nghe niềm đam mê đi về choàng phủ lấy thân thể. Chú ngồi bên cạnh mà sao tôi ngỡ như sắp xa tôi vời vợi. Chợt chú Ngọc ngẩng lên, chú nhìn về phía giá vẽ, chú gọi :
- Vi !
- Dạ.
Tiếng « dạ » của tôi nghe lạc lõng. Chú Ngọc giọng chậm lại.
- Vi bỏ đi những gởi gắm đó. Thực vật muôn đời vần là thực vật Vi ạ. Vi cho nó một linh hồn trong dự tưởng của Vi thì cũng không làm nó linh động được đâu. Vi đừng mong nhờ cậy một cái gì để bày tỏ một việc gì đó. Hãy trả cây vú sữa lại mầu xanh cho nó. Nó không biết buồn thì hãy để nó sống tự nhiên. Đừng khoác cho nó một hình thái khác, điều đó vô ích.
Ngừng một giây, chú tiếp :
- Có những điều kiện không cần phải diễn tả người khác cũng hiểu Vi ạ. Nhưng đôi lúc, người ta không dám tỏ ra là mình đã hiểu, thế thôi. Vi là một cô gái thông mình và tế nhị lắm, nhưng Vi vẫn còn là một cô bé.
Tôi cảm nhận hai hàng lệ rưng rưng trên má. Chú Ngọc nhìn thẳng vào mắt tôi :
- Đừng khóc, Vi ạ. Giữa chú với Vi không có gì phải giấu diếm nhưng tốt hơn hết là nên tránh nói đến. Chú tự hiểu chú không thể làm gì được cho Vi cả. Dù sự thực chú mới là kẻ không xứng đáng để Vi lưu tâm tới. Vi còn nhỏ lắm, tuổi của Vi không phải là tuổi để vướng bận, để đau khổ. Một mai khi Vi lớn hơn nữa, Vi sẽ hối tiếc tại sao lại để cho hồn nhiên ra đi quá sớm.
Tôi lắc đầu :
- Không đâu, chú Ngọc …
Chú Ngọc đưa tay làm một cử chỉ ngăn chận.
- Để cho chú nói chứ, Vi. Tương lai Vi rất dài, hãy nhìn vào đó mà quên đi những gì Vi đang muốn nhớ. Vi nghe chú không ?
Tôi gật đầu nhè nhẹ. Nước mắt đã tuôn ướt đẫm má môi tôi. Chú Ngọc lấy khăn tay lau nhẹ trên má tôi. Tôi chợt nghe mình ước ao giây phút này sẽ kéo dài thiên thu, cho bàn tay chú Ngọc dừng lại trên má tôi vĩnh viễn. Nhưng chú Ngọc đã đứng lên :
- Vi nên quên chú. Có lẽ suốt đời Vi không làm sao biết được chú đối với Vi như thế nào. Nhưng cần gì. Có những điều người ta tránh nói đến mà lại hay. Về việc học vẽ, chú tin là từ nay Vi có thể tạm tìm hiểu một mình để tiến thêm. Vi không cần gì đến chú nữa đâu Vi ạ.
Tôi lắc đầu :
- Chú lầm rồi chú Ngọc, Vi cần chú hơn bao giờ hết.
Chú Ngọc cười buồn :
- Đó chỉ là một cách nói. Trong tương lai Vi sẽ ân hận vì đã lỡ thốt ra điều đó hôm nay. Bây giờ Vi hứa với chú một điều.
Tôi run giọng :
- Điều gì, thưa chú ?
- Từ nay Vi không đến học vẽ nữa.
Tôi nghe một sự sụp đổ nào dâng lên trong lòng nghèn nghẹn. Chú Ngọc tàn nhẫn đến mức độ nói lên được câu đó sao? Nhưng khi tôi nhìn vào mắt chú thì cả một sự tương phản rõ rệt với câu nói vừa rồi. Trong ánh nhìn của chú là nỗi mong chờ tôi trở lại và từ chối điều chú muốn. Có thể chú Ngọc cũng thương tôi như tôi thương chú vậy. Tại sao không chứ ? Nhưng chú không tiến lên như tôi đã làm. Chỉ vì chú cho tôi là một đứa con nít. Ừ, con nít. Tự ái con gái trong tôi đùng đùng nổi lên. Dù sao tôi cũng được rất nhiều người tìm đến tôi, mong nơi tôi một sự chấp nhận nhưng tôi đã lắc đầu từ chối. Không ai chối từ tôi khi tôi tìm đến cả. Chỉ có tôi chối từ người khác. Vậy mà hôm nay, chú Ngọc đã làm được điều đó, dù cho tôi có đặt tình thương vào chú nhiều đến bao nhiêu đi nữa thì tôi cũng không chịu đựng được một sự kiện tổn thương như vậy. Tôi gật đầu.
- Được, Vi hứa.
Trong chú Ngọc như vừa có một cái gì đổ vỡ, nhưng tôi quay phắt người đi. Bây giờ không phải là lúc tôi đứng phân tách trạng thái tình cảm nơi người khác nữa. Bây giờ chính là lúc tôi cần nằm một nơi riêng biệt để mà vùi đầu vào gối khóc nức nở. Sự việc xảy ra quá sức chịu đựng của tôi, nhưng tôi thực sự không muốn khóc trước mặt chú Ngọc. Tôi không muốn bị chú xem là đứa con nít một lần thứ hai. Tôi chạy lại thu xếp giá vẽ, khi tôi quay lại, chú Ngọc vẫn còn đứng im chỗ cũ. Tôi ôm đồ trong tay bước nhanh ra cổng không chào chú. Đúng hơn là tôi không có can đảm. Vì tôi hiểu nếu tôi đứng thêm một phút nữa chắc là tôi sẽ phục xuống chân chú Ngọc mà khóc và rút lại lời hứa. Tôi thương chú quá để có thể xa chú mà.
Khi cây cọ trên tay tôi chấm lên những đường nét cuối cùng, tôi buông vỉ màu xuống cỏ. Chú Ngọc hỏi :
- Sao vậy Vi ? …
Tôi đáp bằng sự thỏa mãn của một đứa con nít :
- Xong rồi chú.
Chú Ngọc đứng bật dậy.
- Chú xem được chứ hả Vi ?
Tôi gật đầu.
- Dạ, bây giờ thì Vi xin mời chú.
Chú Ngọc lớn bước lại phía tôi. Khi đứng trước bức tranh, nét ngạc nhiên hiện rõ trong mắt chú. Tôi hiểu vì sao : tôi vẽ cây vú sữa giống, phải nói là rất giống, nhưng nó lại màu xám thay vì màu xanh. Tôi tự hỏi tại sao mình lại pha trộn màu sắc một cách kỳ cục như vậy. Rồi tôi hiểu rằng bởi những bi quan tiềm ẩn trong chú Ngọc đã tác dụng sang tôi, khiến trong vô thức, tôi tự ý pha trộn cho bức tranh một màu sắc ảm đạm. Cũng chính bởi thế mà tôi không cho chú Ngọc coi lâu nay.
Giọng chú Ngọc thảng thốt :
- Kìa, Vi, sao lạ vậy ?
Tôi làm bộ ngạc nhiên.
- Tại sao lạ hả chú ?
- Vi pha lầm màu sao không nhờ chú pha hộ.
Tôi lắc đầu.
- Không, Vi có pha lầm đâu. Vi cố ý đấy chứ.
Chú Ngọc khẽ lắc đầu :
- Chú chịu, chả hiểu tại sao Vi lại pha mầu thế này. Thế Vi có thấy cây vú sữa màu gì không ?
- Màu xanh !
- Còn đây ?
- Màu xám !
Mãi đến sau này tôi mới thật sự hốt hoảng cho lời giải thích của mình hôm đó đối với chú Ngọc về màu sắc bức tranh. Tôi không ngờ mình đã can đảm và có cơ hội nói lên được những điều ấp ủ trong tâm hồn mình, dù sự nói lên đó rất mơ hồ.
Tôi bảo chú Ngọc :
- Chú có đoán được Vi nghĩ gì khi vẽ cây vú sữa màu xám không ?
Chú Ngọc lắc đầu. Tôi tiếp :
- Chú có thấy một vật thể nào khi ở trạng thái không vui thì sẽ ủ rũ. Vi không linh động hóa những gì chung quanh mình đâu, nhưng cứ thử đặt cho tất cả những vật thể chung quanh mình có linh hồn đi, để Vi có thể giải thích được bức tranh này.
Chú Ngọc gật đầu :
- Đồng ý, Vi cứ tiếp.
- Khi Vi vẽ, Vi đã tưởng tượng cây vú sữa cũng là một sự sống. Đúng chứ, nó là thực vật mà. Nhưng Vi đi xa hơn một chút, Vi cho nó có linh hồn. Rồi Vi đặt vào đó một niềm đau thương rất sâu kín. Có những người có sự đau khổ, mà không có cách nào tỏ lộ, họ thường gói ghém tâm sự vào những phương tiện để phô diễn được tâm hồn mình, dù là chỉ để phô diễn mà không cần ai hiểu. Vi cũng thế, Vi ở trong số những người đó. Vi không nói được nên Vi nhờ cây vú sữa mang dùm Vi một ít uẩn ức trong lòng Vi.
Chú Ngọc nhìn tôi thật sâu. Tôi nghĩ là chú đã hiểu tôi muốn nói gì. Chú Ngọc là một người đàn ông thông minh nhất trên đời, ít ra là dưới mắt tôi. Cho nên chỉ cần ánh mắt tôi nhìn chú chắc cũng đủ cho chú hiểu chứ cần gì đến những lời tôi nói xa xôi. Chú hiểu nhưng không đời nào chú nói ra. Chú giữ nó lại để phân chia cái giới hạn giữa tôi và chú, để mãi mãi tôi và chú không mất nhau. Bên cạnh chú Ngọc, tôi quả thật chỉ là một đứa con nít lên hai. Nhưng khổ nỗi, tôi chỉ bằng lòng làm một đứa con nít trong tình thương của chú Ngọc. Tại sao tôi lại gặp chú để rồi khổ sở đa mang ? Chú Ngọc im lặng ngồi xuống cỏ. Chú gục đầu trong tay. Tôi nhìn chú mà nghe niềm đam mê đi về choàng phủ lấy thân thể. Chú ngồi bên cạnh mà sao tôi ngỡ như sắp xa tôi vời vợi. Chợt chú Ngọc ngẩng lên, chú nhìn về phía giá vẽ, chú gọi :
- Vi !
- Dạ.
Tiếng « dạ » của tôi nghe lạc lõng. Chú Ngọc giọng chậm lại.
- Vi bỏ đi những gởi gắm đó. Thực vật muôn đời vần là thực vật Vi ạ. Vi cho nó một linh hồn trong dự tưởng của Vi thì cũng không làm nó linh động được đâu. Vi đừng mong nhờ cậy một cái gì để bày tỏ một việc gì đó. Hãy trả cây vú sữa lại mầu xanh cho nó. Nó không biết buồn thì hãy để nó sống tự nhiên. Đừng khoác cho nó một hình thái khác, điều đó vô ích.
Ngừng một giây, chú tiếp :
- Có những điều kiện không cần phải diễn tả người khác cũng hiểu Vi ạ. Nhưng đôi lúc, người ta không dám tỏ ra là mình đã hiểu, thế thôi. Vi là một cô gái thông mình và tế nhị lắm, nhưng Vi vẫn còn là một cô bé.
Tôi cảm nhận hai hàng lệ rưng rưng trên má. Chú Ngọc nhìn thẳng vào mắt tôi :
- Đừng khóc, Vi ạ. Giữa chú với Vi không có gì phải giấu diếm nhưng tốt hơn hết là nên tránh nói đến. Chú tự hiểu chú không thể làm gì được cho Vi cả. Dù sự thực chú mới là kẻ không xứng đáng để Vi lưu tâm tới. Vi còn nhỏ lắm, tuổi của Vi không phải là tuổi để vướng bận, để đau khổ. Một mai khi Vi lớn hơn nữa, Vi sẽ hối tiếc tại sao lại để cho hồn nhiên ra đi quá sớm.
Tôi lắc đầu :
- Không đâu, chú Ngọc …
Chú Ngọc đưa tay làm một cử chỉ ngăn chận.
- Để cho chú nói chứ, Vi. Tương lai Vi rất dài, hãy nhìn vào đó mà quên đi những gì Vi đang muốn nhớ. Vi nghe chú không ?
Tôi gật đầu nhè nhẹ. Nước mắt đã tuôn ướt đẫm má môi tôi. Chú Ngọc lấy khăn tay lau nhẹ trên má tôi. Tôi chợt nghe mình ước ao giây phút này sẽ kéo dài thiên thu, cho bàn tay chú Ngọc dừng lại trên má tôi vĩnh viễn. Nhưng chú Ngọc đã đứng lên :
- Vi nên quên chú. Có lẽ suốt đời Vi không làm sao biết được chú đối với Vi như thế nào. Nhưng cần gì. Có những điều người ta tránh nói đến mà lại hay. Về việc học vẽ, chú tin là từ nay Vi có thể tạm tìm hiểu một mình để tiến thêm. Vi không cần gì đến chú nữa đâu Vi ạ.
Tôi lắc đầu :
- Chú lầm rồi chú Ngọc, Vi cần chú hơn bao giờ hết.
Chú Ngọc cười buồn :
- Đó chỉ là một cách nói. Trong tương lai Vi sẽ ân hận vì đã lỡ thốt ra điều đó hôm nay. Bây giờ Vi hứa với chú một điều.
Tôi run giọng :
- Điều gì, thưa chú ?
- Từ nay Vi không đến học vẽ nữa.
Tôi nghe một sự sụp đổ nào dâng lên trong lòng nghèn nghẹn. Chú Ngọc tàn nhẫn đến mức độ nói lên được câu đó sao? Nhưng khi tôi nhìn vào mắt chú thì cả một sự tương phản rõ rệt với câu nói vừa rồi. Trong ánh nhìn của chú là nỗi mong chờ tôi trở lại và từ chối điều chú muốn. Có thể chú Ngọc cũng thương tôi như tôi thương chú vậy. Tại sao không chứ ? Nhưng chú không tiến lên như tôi đã làm. Chỉ vì chú cho tôi là một đứa con nít. Ừ, con nít. Tự ái con gái trong tôi đùng đùng nổi lên. Dù sao tôi cũng được rất nhiều người tìm đến tôi, mong nơi tôi một sự chấp nhận nhưng tôi đã lắc đầu từ chối. Không ai chối từ tôi khi tôi tìm đến cả. Chỉ có tôi chối từ người khác. Vậy mà hôm nay, chú Ngọc đã làm được điều đó, dù cho tôi có đặt tình thương vào chú nhiều đến bao nhiêu đi nữa thì tôi cũng không chịu đựng được một sự kiện tổn thương như vậy. Tôi gật đầu.
- Được, Vi hứa.
Trong chú Ngọc như vừa có một cái gì đổ vỡ, nhưng tôi quay phắt người đi. Bây giờ không phải là lúc tôi đứng phân tách trạng thái tình cảm nơi người khác nữa. Bây giờ chính là lúc tôi cần nằm một nơi riêng biệt để mà vùi đầu vào gối khóc nức nở. Sự việc xảy ra quá sức chịu đựng của tôi, nhưng tôi thực sự không muốn khóc trước mặt chú Ngọc. Tôi không muốn bị chú xem là đứa con nít một lần thứ hai. Tôi chạy lại thu xếp giá vẽ, khi tôi quay lại, chú Ngọc vẫn còn đứng im chỗ cũ. Tôi ôm đồ trong tay bước nhanh ra cổng không chào chú. Đúng hơn là tôi không có can đảm. Vì tôi hiểu nếu tôi đứng thêm một phút nữa chắc là tôi sẽ phục xuống chân chú Ngọc mà khóc và rút lại lời hứa. Tôi thương chú quá để có thể xa chú mà.
Tôi chỉ kịp về đến nhà, quăng giá bút vào một góc phòng tôi vùi đầu vào gối và khóc nức nở để nguyên cả quần áo trên người. Bao nhiêu là ý tưởng xâm chiếm tôi. Những ý tưởng thật mâu thuẫn, thật phức tạp mà tôi không làm sao tự mình có thể tìm cho mình một lối thoát. Nỗi cô đơn khôn cùng chợt từ đâu choàng ập lấy tôi một cách khủng khiếp làm tôi thấy ngột ngạt. Vậy là đã hết, đã chấm dứt rồi. Mơ xa tuổi con gái điểm nương tựa cuối cùng cho những đam mê, tôi nồng nàn trao gởi đã thực sự vuột thoát khỏi đôi tay nhỏ bé của tôi. Chú Ngọc dịu dàng, chú Ngọc ưu ái, tôi đã mất chú trong tầm ý nghĩ và ngay cả trong thực tế trước mắt nữa. Kể từ ngày mai, chắc tôi sẽ chẳng bao giờ còn trở lại căn nhà ở vùng ngoại ô của chú Ngọc để chiều chiều còn được ngồi bên chú, tựa lưng vào gốc cây vú sữa. Cây vú sữa thân yêu đã được tôi dùng như một phương tiện bộc lộ tình cảm. Cây vú sữa tôi biết ơn nhiều nhất nhưng cũng oán hận nhiều nhất. Bởi tại nó, tôi đã mất chú Ngọc. Những lời nói của chú Ngọc vang vang bên tai tôi : « cố gắng quên chú »…quên, làm sao tôi có thể dễ dàng quên chú được như thế chứ ? Chú quá vô tình để nói lên câu đó hay chú đã cố tình đưa tôi vào ngõ cụt để tự mình phải thoát ly ? Chú có thương tôi thật tình không hay tình thương trong chú chỉ là một thứ tình thương hại mà thôi ? Không có chú Ngọc, mỗi buổi chiều tôi sẽ làm gì cho hết giờ, những cảm nghĩ của tôi sẽ gởi đến cho ai đây khi mà chú Ngọc, người tôi thương mến đã chối từ ưu ái của tôi. Bóng đêm xuống chầm chậm, tôi ngủ vùi trong chập choạng. Khi tôi tỉnh dậy, bên ngoài trời đang mưa tầm tã. Những hạt mưa thật lớn đập mạnh vào khung cửa kính tạo nên những âm thanh rời rạc nhưng chát chúa. Tôi ôm gối nhìn ra mặt đường khuya, dưới ánh đèn đường, những đường nước mưa đan nhau thật rõ. Thỉnh thoảng một cơn chớp lóe lên xé màn đêm tối và tiếp theo đó là những tiếng nổ đinh tai. Tôi cảm tưởng như con mưa đã thay tôi nhỏ những giọt nước mắt xuống cho tình yêu đầu tiên trong đời con gái phải dở dang. Tôi phải làm cách nào để quên chú Ngọc được nếu không phải là cách lao đầu vào những đam mê mới. Chung quanh tôi còn nhiều, còn nhiều người lắm mà. Tôi bắt buộc phải quên chú dù điều đó làm tôi đau đớn tới đâu. Điều quan trọng là sau những cố gắng đó, tôi có quên chú Ngọc hay không ?
Kể từ hôm tôi không đến nhà chú Ngọc nữa, cuộc sống của tôi hoàn toàn thay đổi. Tôi bắt buộc mình phải dung hòa trong một cuộc đời mới, một môi trường sống mà trước đó tôi vẫn ghét cay ghét đắng. Tôi đi dự những cuộc vui chơi của bạn bè và tụi nó ngạc nhiên khi không còn thấy nơi tôi vẻ xa lạ cố hữu nữa. Làm sao chúng nó biết được tôi đã dùng tất cả khả năng của mình để làm cho được việc đó ? Mẹ tôi ngạc nhiên một chút về sự thay đổi của tôi, nhưng chỉ ngạc nhiên một ít thôi vì tôi rất kín đáo không tỏ lộ ra nhiều những xáo trộn trong cuộc sống của mình.
Và mặc dù với bao nhiêu bạn bè và cuộc vui chung quanh, tôi vẫn không quên được chú Ngọc. Sau những giờ phút nói cười trong đám đông bằng hữu, tôi mệt nhọc trở về nhà, lê chân trên những bậc thang lầu và ngã nhoài người trên mặt nệm. Ở đó tôi bắt đầu cho cơn hồi tưởng những tháng ngày còn được gặp gỡ chú Ngọc. Buổi chiều bây giờ đối với tôi thật đáng sợ. Nó trống vắng một cách khủng khiếp. Nó không còn mong chóng đến giờ vác giá vẽ đi nữa mà tôi đếm từng khắc từng giây mong đêm mau xuống cho tôi thoát khỏi cái vị trí thời gian yêu thương cũ. Buổi tối nào tôi ngồi học bài, hình ảnh chú Ngọc cũng hiện ra chập chờn. Chú Ngọc với đôi mắt buồn thật buồn và giọng nói người Huế hết sức dịu dàng và ấm nồng âu yếm. Tôi nghĩ đến những buổi tối lạnh lùng trong căn nhà yên tĩnh vùng ngoại ô đó, hai đứa bé chắc đã ngủ, dì Thương thì đang đọc báo hay làm một công việc vặt vãnh nào đó. Còn chú Ngọc ? Chú có ở nhà bên cạnh vợ con hay chú đang ngất ngưởng bên ánh đèn phòng trà tranh tối tranh sáng. Đôi khi tôi mơ ước điên cuồng được chắp vào đôi cánh bay đi tìm chú Ngọc, quỳ dưới chân chú van xin chú một tình thương. Nhưng tự ái con gái giữ tôi đứng lại. Không, tôi không cần ai thương hại tôi hết. Tôi có thể khổ suốt đời với niềm kiêu hãnh là mình đã chưa hề quỳ lụy một ai.
Cũng có rất nhiều lúc tôi đã tự kết án mình. Là đã yêu thương một người đàn ông có vợ có con rồi. Như thế, không nhiều thì ít tôi cũng đã làm xáo trộn trong gia đình người ta. Nhưng tôi lại biện minh cho sự kiện đó. Gia đình chú Ngọc đã tự nó đổ vỡ rồi, đổ vỡ ngay trong cách thế đối xử của người vợ đối với chồng. Nếu dì Thương yêu thương săn sóc chú Ngọc thì đâu đến nỗi mỗi tối chú phải lang thang tìm cuộc vui trong khi gia đình mới chính là nơi ấm cúng nhất ? Và điều chắc chắn mà tôi biết là không phải tại tôi. Tôi ư? Tôi chỉ là đứa con gái thua cuộc ngay trong bước khởi đầu …
Chương 5
Sáng nay vào lớp, tôi ngạc nhiên khi thấy Thúy ngồi
gục đầu vào bàn, đôi vai rung động. Nó đang khóc. Từ ngày chuyện tôi với
chú Ngọc xảy ra, tuy Thúy không hề hay biết gì hết nhưng tôi giới hạn
giao thiệp với Thúy. Có chuyện gì cần tôi mới nói qua loa với Thúy. Tôi
sợ Thúy mời tôi đến nhà chơi và hỏi tôi chuyện này chuyện nọ, có thể
trong một lúc vô tình tôi sẽ bộc lộ ra và điều đó chắc chắn sẽ làm phật
lòng chú Ngọc. Hôm nay thấy Thúy khóc, tôi rất ngạc nhiên. Tôi biết tính
Thúy, Thúy là đứa con gái cứng rắn ít ai bì kịp và từ dạo quen nhau tới
nay tôi chưa hề thấy Thúy nhỏ một giọt nước mắt dù có nhiều chuyện thật
buồn cũng vậy. Tôi đến cạnh Thúy, đặt nhẹ bàn tay lên vai nó.
- Thúy !
Thúy ngẩng lên, hai mắt nó đỏ ửng.
- Sao vậy ?
Tôi hỏi tiếp. Thúy nhìn tôi chăm chăm không đáp và lại gục đầu xuống bàn. Tôi hiểu là một chuyện gì rất trầm trọng vừa xảy ra. Tôi ngồi xuống bên Thúy, nhỏ giọng :
- Có chuyện gì buồn vậy Thúy ? Nói cho tao nghe với đi.
Lần này Thúy trả lời :
- Chuyện dài dòng lắm, thật tao không ngờ …
Tôi nóng ruột.
- Nhưng chuyện gì mới được chứ ?
- Chuyện gia đình chú Ngọc !
- Hả ?
Tôi thảng thốt. Âm thanh câu nói của Thúy như những ngọn roi quất mạnh vào da thịt tôi đau buốt. Chuyện gì đã xảy đến với chú Ngọc ? Chú Ngọc ! Tôi muốn gọi tên chú nhưng môi tôi vẫn khép cứng. Ruột gan tôi nóng cồn cào. Tôi nhìn Thúy.
- Chuyện gia đình chú Ngọc … sao, hả Thúy.
Thúy lại lắc đầu, vẻ chậm chạp của nó làm tôi nóng muốn điên lên. Tại sao nó không nói mau lên cho tôi hiểu chuyện gì đã xảy ra mà lại ậm ừ như vậy ? Thúy vừa định mở miệng thì chuông vào lớp vang lên. Nó nói :
- Thôi vào học rồi, chút nữa ra chơi nói.
Tôi bắt buộc phải về bàn, nhưng suốt cả hai giờ học đó tôi không thâu thập được vào đầu óc mình một dòng nào. Những lời giảng của giáo sư đều đều lọt vào thính giác nhưng không một câu nào ghi lại trong ký ức. Bao nhiêu câu hỏi dồn dập hiện ra trong cân não. Hai giờ đồng hồ, một trăm hai mươi phút mà tôi ngỡ như nó dài cả thế kỷ. Cuối cùng chuông cũng reo lên. Chờ cho giáo sư ra khỏi lớp. Tôi đứng ngay dậy chạy lại bên Thúy. Hai đứa đưa nhau xuống câu lạc bộ. Câu chuyện có tầm quan trọng rất cao nên cả hai chúng tôi không đứa nào cảm thấy yên tâm. Thúy hỏi khi ngồi vào bàn :
- Uống một cái gì đi Vi.
Tôi bảo :
- Cho Vi chai Sprite.
Thúy gọi một Coca. Ly nước trước mặt hai đứa lóng lánh. Tôi nghe bồn chồn lạ. Giờ phút sao nghiêm trọng quá. Tôi lo lắng muốn biết chuyện gì đã xảy ra cho chú Ngọc, gia đình chú Ngọc thì đúng hơn.
Thúy nói :
- Chắc mày không bao giờ ngờ tới chuyện này đâu. Đáng lý tao không khi nào nói cho mày nghe, nhưng bởi vì mày thân với gia đình chú Ngọc rất nhiều nên tao hiểu là chẳng cần phải giấu diếm mày làm gì. Có thể trước sau gì tao không nói rồi mày cũng biết !
Tôi ngắt ngang :
- Mày dài dòng chi vậy Thúy, tao nóng ruột quá.
- Mày để yên tao nói có đầu đuôi. Trước hết tao hỏi mày, hồi mày đến học vẽ đàng chú Ngọc, mày có thấy cuộc sống vợ chồng chú thím tao hơi lạ không ?
Tôi nghĩ mình không nên dấu diếm Thúy lúc này. Tôi gật đầu :
- Ừ, tao cũng thấy có một cái gì hơi trục trặc trong hạnh phúc gia đình chú Ngọc.
Thúy cười khẩy :
- Mày thấy hơi hơi thôi à ? Vậy là mày dở lắm Vi ạ. Phải nói là một bất bình thường rất trầm trọng thì đúng hơn.
Tôi nghe nhói đau trong lồng ngực. Tôi cảm tưởng như Thúy đang kết tội tôi và nó đã biết tất cả những gì đã xảy ra. Nhưng không, Thúy tiếp tục nói :
- Tất cả là do người đàn bà Vi ạ.
Tôi thở ra nhẹ nhõm. Có lẽ Thúy đang nói đến dì Thương. Tôi biết mình quá ích kỷ và xấu xa khi thở phào vì không phải gánh nặng, nhưng tôi chỉ là con người, tôi cũng chỉ biết sống đúng theo bản năng mình. Tôi hỏi :
- Chắc mày nói dì Thương ?
Thúy gật đầu :
- Đúng vậy. Thật tao không ngờ Vi ạ. Một người đàn bà hiền thục đoan trang như thế. Tao cứ tưởng dì Thương sống lạnh lùng là vì cá tính nhưng bây giờ vỡ lẽ ra là …
Tôi hồi hộp :
- Là sao ?
- Dì Thương ngoại tình !
Tôi nghe mình đi vào một trạng thái lâng lâng bay bổng nào và cảm xúc mà tôi vừa tiếp nhận chắc chắn không có danh từ để diễn tả. Tôi chẳng hiểu tôi vui hay buồn. Dì Thương ngoại tình ? Trời ơi ! Tội nghiệp chú Ngọc … Chú yêu thương vợ nhiều, chú hy sinh phần đời cho vợ để rồi bây giờ … Ước chi mà giờ phút này tôi được ở bên cạnh chú Ngọc, tôi được nép mình vào vòng tay chú chắc tôi sẽ kể lể chú nghe nỗi nhớ thương của tôi và tôi sẽ nói với chú « chú Ngọc đừng buồn nữa, Vi hứa lúc nào Vi cũng có bên cạnh chú. Xin chú cho Vi được săn sóc lo lắng cho chú. Xin chú cho Vi được trở lại với chú như ngày nào … ». Giọng Thúy vẫn vang đều bên tai :
- Chú Ngọc bắt gặp và bây giờ hình như chú thím tao sắp ly thân nhau. Buồn quá Vi ạ. Tao chỉ thương cho hai đứa em nhỏ của tao. Cha một nơi, mẹ một nẻo. Tụi nó sẽ sống ra sao ?
Thúy thở dài. Tôi hỏi :
- Câu chuyện xảy ra lâu chưa ?
- Mới tối hôm qua đây.
- Rồi bây giờ …
- Bây giờ thì chú Ngọc đâu về nhà nữa. Tao không hiểu chú đi đâu. Ở nhà bây giờ như địa ngục mày ơi. Chắc hết hè này tao sẽ xin ba má tao ở nhà ông bác cho được việc. Ở nhà chú Ngọc, hai chú thím lục đục với nhau hoài tao học hành hết nổi.
Tôi không biết nói lời nào để chia buồn với Thúy vì đầu óc tôi lúc đó cũng đang rối bời – Chú Ngọc, người tôi quý mến nhất lại đang lâm vào một trạng huống tình cảm bi đát đến như vậy sao ? Tôi có cách gì giúp họ không ? Tôi thương chú Ngọc, liệu tôi có đủ rộng lượng để tạo lại Hạnh phúc cho chú với người đàn bà lăng loàn đó không ? Nghĩ là nghĩ như vậy chứ tôi làm được gì bây giờ ? Tôi cũng không thể trở lại tìm chú Ngọc. Tôi không thể làm bất cứ gì khác giờ phút này. Tôi không thể hỏi ý kiến ai giờ phút này. Tôi, bây giờ, tôi chỉ có thể làm một công việc duy nhất là tiếp tục tìm quên chú Ngọc. Biến cố gia đình chú ảnh hưởng nặng vào con đường tôi đang dấn bước. Tôi hiểu là tôi sẽ còn khó khăn hơn nữa trong việc xóa đi hình ảnh chú Ngọc trong tâm tư mình, vì chú Ngọc bây giờ không thuộc về ai nữa cả, không trách nhiệm với ai nữa cả. Tôi có thể ngang nhiên đến với chú mà không sợ mang một mặc cảm tội lỗi nào …
Suốt buổi trưa hôm đó, tôi không bước chân ra khỏi phòng, tôi ngồi trước bàn học mặc cho đầu óc trống rỗng không một ý nghĩ nào xâm nhập vào được. Bài vở nhảy múa trước mắt mà tôi có thấy gì đâu. Hết ngồi tôi lại đứng lên bên cửa sổ. Thời khắc hôm nay sao trôi chậm quá … Buổi tối tôi cáo nhức đầu không dùng cơm với mẹ tôi. Tôi sợ khi tôi xuống ngồi dưới ánh đèn néon sáng trưng trong phòng ăn, mẹ tôi sẽ đọc được nét rối loạn nơi tôi.
Khi tôi đang ngồi ôm đầu như thế, thì có tiếng gõ cửa phòng. Chị người làm ló đầu vô.
- Cô Vi có khách.
Tôi nhỏm dậy.
- Ai vậy ? Ai mà lại đến tìm tôi giờ phút này ? Tôi để nguyên đầu tóc rối bù không thèm chải gỡ đi xuống nhà. Tôi dừng lại ngay cửa buồng : Ngạn.
Ngạn đứng lên chào tôi.
- Vi ốm ?
Tôi lắc đầu :
- Không anh ạ. Hơi nhức đầu một chút.
Kể từ lúc Ngạn trở lại thăm tôi sau hai tháng quân trường, chúng tôi thường liên lạc. Ngạn đến nhà tôi thường hơn, và Ngạn cũng không có gì đáng để mẹ tôi phiền trách nên mặc nhiên Ngạn trở thành khách quen trong gia đình tôi. Tôi không yêu thương Ngạn nhưng tôi cũng chẳng ghét gì Ngạn. Ở Ngạn tôi tìm được một tình cảm chân thành như một người bạn. Cảm tình của tôi đối với Ngạn chỉ có thế và chẳng bao giờ vượt qua. Tôi không hiểu Ngạn đối với tôi thế nào và tự thâm tâm tôi cũng không muốn tìm hiểu làm gì nữa, chỉ thêm rắc rối nếu có một điểm nào đó không thuần tình bạn trong ưu ái Ngạn dành cho tôi. Tôi sợ như vậy.
Thường mọi hôm khi Ngạn đến vào lúc tôi đang bận dở một việc gì, tôi sẵn sàng tỏ ra khó chịu với Ngạn mà không cần biết điều đó có làm Ngạn phật lòng hay không. Nhưng hôm nay, sự có mặt bất ngờ của Ngạn lại là một cái phao cho kẻ sắp chết đuối như tôi níu vào. Tôi đang cần có một ai bên cạnh để nói chuyện, nói bất cứ chuyện gì miễn là có nói. Sự cô đơn cùng cực cùng với những ý nghĩ tương phản nhau về hạnh phúc gia đình chú Ngọc đã làm chết trong tôi một phần nào đời sống về tình cảm. Ngạn đến, tự dưng tôi nghe một chút cảm mến nào đi về bất ngờ. Ngạn vẫn đứng. Tôi nói :
- Anh ngồi chơi. Anh dùng gì để Vi lấy.
Ngạn ngồi xuống ghế, anh khoát tay :
- Thôi khỏi Vi ạ. Mới uống đàng nhà.
Tôi hỏi Ngạn :
- Hôm nay sao anh đến chơi hơi tối ?
Ngạn cười !
- Vi có biết tại sao không ?
Tôi lắc đầu :
- Không, Vi không biết.
Chợt Ngạn nói :
- Anh muốn hỏi Vi điều này. Ở nhà Vi buổi tối Vi xin đi chơi được không ?
Tôi ngạc nhiên :
- Chi vậy, anh ?
Ngạn đưa tay làm một cử chỉ trong không khí.
- Sao Vi không trả lời câu hỏi của anh.
- Cái đó còn tùy. Nếu như đi sinh nhật bạn hữu hay là có người quen thân mời thì được.
Ngạn cười rạng rỡ :
- Thế bây giờ nếu anh mời Vi đi chơi với anh hôm nay thì bác có cho phép không ?
Tôi mở lớn mắt :
- Mà … tại sao hôm nay anh Ngạn rủ Vi ?
Ngạn giải thích :
- Anh vừa coi bảng chiều nay xong trong trường. Đậu chứng chỉ này luôn rồi Vi ạ. Anh muốn được mời Vi đi nghe nhạc với anh để mừng.
Tôi cười, và mặc dù tôi cố gắng kìm hãm câu nói vẫn bật thốt ra :
- Sao lại mời Vi mà không mời một ai khác, bất cứ một người bạn nào của anh chẳng hạn?
Tôi đọc được trong mắt Ngạn một niềm đau đớn bộc khởi không cần giấu diếm. Tự dưng một chút thương hại len nhẹ vào từng tế bào, tôi nói :
- Nói vậy chứ anh thử xin phép gia đình hộ Vi.
Mắt Ngạn sáng lên :
- Được, anh nói với bác nhé Vi.
Ngạn tiến sang phía phòng mẹ tôi làm việc. Tôi ngồi im nhìn theo bóng Ngạn gầy gầy xiêu đổ. Tôi, chính tôi buổi tối hôm nay tôi cũng đang rất cần Ngạn đây. Sự việc Ngạn mời đi nghe nhạc buổi tối thật là một may mắn lớn cho tôi. Tôi đang cần một cái gì đó để lấp đầy khoảng thời gian trống vắng hiện tại. Tôi không thể ôm đầu ngồi nhà mà nhìn đêm trôi qua dài dằng dặc. Bây giờ chính là lúc tôi có quá nhiều điều để nghĩ nhưng tôi không biết phải nghĩ gì cho nên tôi nghe quay cuồng.
Đi chơi với Ngạn, một lối thoát đấy chứ. Tôi thở ra. Mình không thể tàn nhẫn như vậy được. Mình không thể dùng Ngạn như một quân cờ cho mình bám víu lúc cô đơn được. Tình cảm chân thành của người ta không phải để mình đem ra đùa bỡn …
Những ý nghĩ xung đột trong tôi như thế rồi cuối cùng Ngạn trở ra. Nụ cười trên môi Ngạn rạng rỡ :
- Bác bằng lòng rồi Vi ạ. Nhưng bác bảo Vi nên vào gặp bác một phút trước khi đi.
Chắc mẹ tôi cần dặn dò gì đó một chút. Tôi đứng lên nói với Ngạn :
- Thôi anh Ngạn ngồi chơi chờ nhé. Vi vào xem mẹ Vi dặn gì đây.
Tôi biến nhanh vào phòng mẹ tôi ngồi. Bà đang cắm cúi trên một lô giấy tờ. Bao giờ cũng vậy, chưa khi nào tôi thấy mẹ tôi rảnh rang được một chút xíu để mà lo cho chính bà. Tôi nói :
- Thưa mẹ, mẹ gọi con ?
Mẹ tôi quay lại.
- Ừ, Ngạn nó mới xin phép mẹ đưa con đi chơi tối nay. Mẹ cho phép là vì mẹ biết tính Ngạn. Nó sẽ đưa con về đúng giờ mẹ đã ấn định với nó. Phải cẩn thận trong lời ăn tiếng nói với Ngạn dù cả ngay trong lúc đang vui nhất nghe chưa. Nó là một đứa con trai thông minh lắm đấy.
Nhất thời khi đó tôi không biết tại sao mẹ tôi lại nói về Ngạn như vậy. Có lẽ những rối loạn của những diễn biến từ sáng tới giờ đã làm tôi mất đi một phần náo óc nhận xét khá tinh tế cố hữu. Mẹ tôi nói tiếp :
- Con đã hết nhức đầu chưa đấy ?
Tôi gật nhẹ :
- Thưa mẹ, đã.
Mẹ tôi ra dấu cho tôi ra ngoài, cúi xuống tiếp tục những gì mà sự hiện diện của tôi vừa làm dở dang. Tôi bước luôn về phòng mình.
Lôi hộp đồ trang điểm ra, tôi ngồi im tẩn mẩn vẽ từng đường viền của mắt. Việc này ít khi xảy ra đối với tôi, nhưng hôm nay tự nhiên tôi muốn vậy. Thường tôi ít khi trang điểm. Tôi sợ những mỹ phẩm nặng nề trên làn da mỏng của mình sẽ làm mất đi vẻ tự nhiên của tôi, vẻ mà bạn bè chúng nó thường xác nhận lại là một vẻ lôi cuốn tiềm tàng trong con người tôi. Nhưng hôm nay thì khác. Hôm nay tôi vừa tiếp nhận một nguồn tin có tác nhân làm giao động những cảm nghĩ bình thường trong tôi và tôi đang phải tìm quên nhiều sự việc. Tôi phải đi chơi để không còn nhớ gì nữa.
Khi tôi đặt chân trở lại phòng khách trong chiếc ái dài soirée may thật khéo, Ngạn đứng bật dậy như cái lò xo. Câu khen ngợi bật thốt ra khỏi đôi môi anh :
- Hôm nay trông Vi xinh quá !
Tôi thấy mình không có lý do gì để phải làm Ngạn buồn. Tôi cười :
- Tại anh mời nên Vi diện đó.
Nụ cười của Ngạn sáng như một buổi bình minh mùa xuân. Hai đứa tôi ra xe. Ngạn hỏi :
- Thường buổi tối Vi ưa nghe nhạc ở đâu ?
Tôi cắn môi im lặng. Sự thực, buổi tối tôi ít khi đi đâu lắm, có đi chăng là đi ăn sinh nhật của bạn bè chứ còn cái mục đi nghe nhạc khuya thì không có tôi. Tuy nhiên tôi vẫn cố moi óc ra tên một phòng trà nào đó để nói với Ngạn. Tôi nhớ đến những dòng quảng cáo trên báo. Tôi bảo :
- Anh có hay đến Thiên Thai không ?
Ngạn gật đầu :
- À, thỉnh thoảng có ghé, nhưng bộ Vi thích lắm sao ?
Tôi ư ? Tôi không thích gì cả. Nhưng giờ phút này tôi cần đến một nơi nào tuyệt cùng của sự ăn chơi để tôi thử du mình vào môi trường sống đó may ra tôi quên được chú Ngọc.
Chúng tôi bước xuống xe. Ngạn mở khung cửa gỗ nặng sơn mầu sẫm. Bên trong phòng trà Thiên Thai bóng tối nhờ nhờ, một thứ bóng tối đồng lõa một cách vội vã và tội lỗi với những cặp tình nhân ngồi từng đôi đây đó. Mấy ánh đèn gắn trên tường tỏa ánh sáng yếu ớt xanh ướt xuống không gian đông đặc bởi khói thuốc. Ngạn nắm khẽ cánh tay tôi đưa lối. Trên bục gỗ, người ca sĩ đang rên rỉ một ca khúc thương đau. Giọng cô cao ngất « kiếp nào có yêu nhau … thì xin hẹn đến mai sau – Anh đâu, anh đâu rồi … Anh đâu, anh đâu rồi … ».
Tôi nghe tim mình nhói lên giá buốt. Tôi đưa mắt nhìn chung quanh và chợt dưng mắt tôi đập mạnh vào một bóng dáng đang ngồi gục đầu trên quầy rượu. Mầu áo chemise trắng nổi bật trên nền gỗ của quầy. Tôi cảm tưởng những mạch máu trên thân thể mình chợt nhiên đông cứng lại trong khoảnh khắc và sự tuần hoàn đã ngừng hẳn luân lưu. Những thớ thịt trên mặt tôi như rung lên, tôi đứng chôn chân nhìn. Chú Ngọc đó ư ? Chú Ngọc của bao nhiêu ngày thương nhớ, của bao nhiêu buổi tối khắc khoải, của bao nhiêu buổi sáng chờ đợi. Chú Ngọc đó ư ? Chú Ngọc của một thảm kịch gia đình vừa mới xảy ra, chú Ngọc của một cơn đam mê nào đầu đời con gái mà tôi không thể với tay tới. Ngạn nắm cánh tay tôi lắc nhẹ.
- Vi, gì vậy ?
Và anh nhìn theo hướng mắt tôi. Nhưng tôi hất tay Ngạn ra. Với tôi bây giờ, chỉ có chú Ngọc mà không là ai khác. Chung quanh tôi như hoang vắng vô chừng, nhưng không còn ai hiện diện, trừ sự hiện diện của chú Ngọc nơi kia. Sự nhớ mong của bao nhiêu thời khắc đã qua từ ngày xa chú đột ngột trở về trong tâm thức. Làm sao tôi diễn đạt được hết cái phút giây tôi nhìn thấy chú đó. Ngạn vẫn mang một vẻ ngạc nhiên rất bình thường.
- Ai vậy Vi ?
Tôi nhướng mắt trả lời Ngạn nhưng vẫn không rời chú Ngọc một giây.
- Một người quen. Ông chú của Vi.
Ngạn gật khẽ :
- Thế à. Hay là mình mời chú đến đây luôn.
Tôi nghĩ, tại sao tôi không đến cạnh chú Ngọc, nhìn lại chú một lần, nói với chú một lời ! Tại sao tôi không làm việc đó khi tôi có thừa điều kiện làm … Tôi bảo Ngạn :
- Vi đến gặp ông chú một chút.
Không chờ đợi sự chấp thuận của Ngạn, tôi tiến đến bên chú Ngọc. Người chiêu đãi ngồi trong quầy, đập nhẹ vào bàn tay chú Ngọc trên bàn, la khẽ :
- Đừng có ỡm ờ. Tôi là Tuyết chứ Vi gì, Vi nào. Anh thì ngày nào cũng Vi, Vi … quên cả tên tôi rồi à.
Tôi ngỡ mình vừa rơi từ một nơi rất cao bình bồng vào không gian nhưng không bao giờ rớt xuống. Tôi nghe mình ngào ngạt hưởng nhận một nỗi hạnh phúc vô cùng tội lỗi nhưng thích thú. Chú Ngọc, trời ơi ! Bộ Vi được thường xuyên nhắc nhở đến như vậy sao chú ? Tôi muốn bây giờ mọi người biến đi đâu mất hết, cho tôi được gục đầu bên chú Ngọc mà nói lên với chú tiếng nói trung thực nhất của tâm hồn mình. Tôi thấy hai chân mình di động. Con người tôi giờ phút này như được điều khiển bởi một cơn mê nào không thuộc lý trí tôi nữa. Tôi đến cạnh bên chú Ngọc. Ánh mắt người chiêu đãi nhìn tôi chằm chằm. Tôi đặt nhẹ một tay lên vai chú Ngọc để cho chú biết sự hiện diện của mình. Chú Ngọc quay phắt người lại. Chú nhìn tôi bằng tia nhìn của một con thú bị thương sắp chết chợt gặp được một may mắn cuối cùng nào đó. Miệng chú lắp bắp :
- Vi … Vi … đi đâu đây ?
Âm thanh khàn đặc. Mùi rượu nồng mũi. Người chiêu đãi nhìn tôi gật gù. Có lẽ cô ta hài lòng vì bây giờ đã biết được người mà cô vẫn nghe chú Ngọc gọi trong cơn say. Nhưng hôm nay chú Ngọc chưa say, bằng cớ là chú đứng lên nắm hai vai tôi lắc mạnh.
- Vi, trả lời cho chú biết, nói cho chú biết mau. Vi đi đâu đây ? Vi đến đây làm gì, hả ? – Đến với ai … lâu chưa Vi ?
Chú Ngọc hỏi một dọc làm tôi không thể trả lời. Tôi đứng im lặng nhìn chú.
- Sao Vi không trả lời chú ?
Tôi nghe cổ họng mình nghèn nghẹn lại như sắp khóc. Tôi muốn nói mà sao âm thanh dường như chùng lại đâu đó. Ở đằng kia, ánh mắt Ngạn vẫn hướng về tôi với chú Ngọc. Tôi nói khẽ :
- Vi đi với một người bạn và Vi cũng vừa mới đến đây thôi.
Chú Ngọc thở hắt ra mệt mỏi. Đến lượt tôi nói :
- Đến đây lần đầu để thấy chú ngồi đó tự bao giờ, để hiểu là từng đêm từng ngày chú ngụp lặn nơi đây. Chú Ngọc, Vi vẫn ngỡ là bất cứ ai, cũng có thể làm tất cả những việc tồi tệ nào nhất trên thế gian này cũng được mà Vi không bao giờ thèm lý tới. Nhưng chú thì không. Chỉ trừ có chú thôi, chú nghe chưa. Thế nhưng hôm nay …
Chú Ngọc đưa tay làm một cử chỉ ngăn cản :
- Đừng, Vi, đừng nói nữa.
Tôi muốn nói hết bao nhiêu điều ẩn chứa trong lòng, nhưng sao tôi tìm không ra từ ngữ để diễn tả. Chỉ trong khoảnh khắc gặp chú nơi đây mà con người tôi thay đổi hẳn đi. Tôi không biết tôi phải làm gì bây giờ. Tôi cũng không thể đứng đây luôn với chú Ngọc mà bỏ Ngạn đằng kia không một lời giải thích. Tôi bối rối vô song. Chợt Ngạn tiến về phía tôi đứng với chú Ngọc. Tôi bắt buộc phải làm một cuộc giới thiệu gượng ép. Ngạn mời chú Ngọc về bàn chúng tôi, nhưng tôi hiểu chính ánh mắt van lơn của tôi đã dẫn bước chân chú Ngọc chứ không phải những lời mời mọc xa lạ của Ngạn đâu. Tôi đang cần ngồi bên chú, đang cần nhìn lại chú sau bao ngày tôi vắng chú, tôi mất hút chú khỏi tầm tay. Bây giờ thì tuy tôi chưa giữ được chú nhưng ít ra chú đang trong tầm mắt tôi nhìn. Chú đang là một thực thể hiện hữu trước mặt. Chú Ngọc nói với Ngạn :
- Đưa Vi đi chơi sao không chọn những nơi khác. Vào đây làm gì. Nơi này không thích hợp với một cô bé như Vi.
Ngạn đính chính :
- Chính Vi muốn như vậy, lúc nãy đã định đưa Vi đi chơi ở nơi khác …
Chú Ngọc quay qua tôi :
- Sao Vi lại thích vào đây ?
- Để xem cái không khí ở những nơi này lôi cuốn như thế nào mà có những người bỏ cả gia đình lao đầu vô.
- Và bây giờ Vi thấy rồi chứ.
Tôi chua chát :
- Dạ thưa chú, thấy rất rõ là khác. Vi không hiểu được người ta được gì sau những cuộc trác táng đêm đêm.
- Vi lầm đấy. Có điều mà một người con gái nhỏ bé như Vi không bao giờ nên hiểu là rượu nó đốt được thời gian Vi ạ.
Ngạn nhìn tôi và chú Ngọc, chắc Ngạn không hiểu gì mà cũng có thể là Ngạn hiểu tất cả. Nhưng tôi không cần Ngạn, không cần ai hết. Tôi chỉ cần chú Ngọc và duy nhất chú thôi. Làm cách nào để kể từ giờ phút này tôi không bao giờ mất chú ? Tôi muốn được đi về với chú trên một khoảng đường khuya nhưng điều đó thật khó khăn. Tôi phải nói với Ngạn thế nào đây. Dầu sao Ngạn cũng chính là người đã đứng ra bảo lãnh trước mẹ tôi cho cuộc đi chơi, và điều chắc chắn là Ngạn sẽ phải trả tôi về. Quả nhiên, Ngạn nhìn đồng hồ tay.
- Hơi khuya rồi Vi nhỉ.
Tôi biết Ngạn muốn gì. Ngạn muốn đưa tôi về ư ? Bây giờ tôi chỉ còn tìm cho được một giải pháp nào để được ngồi cùng một mình với chú Ngọc. Bằng cố gắng, tôi nói với Ngạn :
- Vi cần nói chuyện với chú Ngọc một chút.
Tôi hiểu là câu nói của tôi làm Ngạn tổn thương nặng nề. Nhưng tôi vẫn cứ nói. Ngạn đứng lên bước ra. Chú Ngọc nhìn tôi.
- Tại sao Vi lại làm như vậy ?
- Bởi vì Vi cần nói chuyện với chú. Vi cần chú. Ngạn chỉ là một người bạn. Ngạn còn những ngày khác để gặp Vi, nhưng chú thì không. Với chú, Vi chỉ có tối hôm nay thôi. Ngày mai không còn nữa … Hay là những gì xảy ra, Vi chưa biết được nhưng nó làm Vi sợ. Vi muốn níu kéo một cái gì đang thuộc tầm tay mình cho đến lúc nào khả năng mình không đủ để giữ thì thôi.
Chú Ngọc lắc đầu :
- Vi lầm. Có những điều người ta có thể giữ được một cách dễ dàng nhưng người ta không muốn giữ hay đúng hơn là không nên giữ.
Tôi thấy mình không thể nói dối lâu hơn.
- Chú Ngọc, làm sao chú biết những gì Vi dành cho chú ! Mỗi ngày qua đi là một địa ngục của khắc khoải. Với Vi, chú là hình bóng không bao giờ có thể bôi xóa đi bằng bất cứ cách bôi xóa nào.
Chú Ngọc đốt thuốc, khói thuốc quyện lãng đãng trong khuôn mặt chú.
- Vi còn nhỏ lắm, Vi phải sống thảnh thơi.
- Không, Vi không cần.
- Đừng nói vậy Vi ạ. Rồi Vi sẽ ân hận vì những gì đã thốt ra hôm nay. Mỗi người đều tưởng rằng mình không còn gì chung quanh cả, nhưng chính ra là họ cần nhiều thứ lắm, tất cả cũng nên. Không ai trốn chạy đời sống mình. Mà đời sống thì lệ thuộc bởi bao nhiêu là điều kiện bên ngoài …
Chú Ngọc vẫn cố gắng duy trì cái lớp vỏ mà chú ngỡ là tôi chưa nhìn thấy những gì bên trong. Nếu chú biết tôi đã nghe lời nói của người chiêu đãi lúc nãy chắc chú đã buông rơi mặt nạ của chú xuống, chú sẽ sống thật với con người mình, với tình cảm thực sự chú dành cho tôi. Tôi muốn được sống trong niềm hạnh phúc đó một lần, với chú, với niềm đam mê của riêng tôi. Chú Ngọc vẽ những vòng tròn trên mặt bàn, giọng chú chùng xuống.
- Chú không bao giờ muốn thấy Vi vào những nơi như thế này nữa. Vi hứa với chú đi.
Tôi lắc đầu :
- Không, Vi không hứa gì cả. Vi không nghe gì cả. Chú Ngọc, chú thừa biết là Vi yêu thương chú đến đâu. Chú thừa biết như vậy. Vi không thể nào tự tìm cho mình được một sự yên ổn tâm hồn nếu không có chú cộng tác.
Chú Ngọc cười buồn :
- Chú giúp được gì cho Vi bây giờ ? Hay chú đến chỉ làm Vi thêm giá lạnh với mớ ước mơ đầu đời không thực hiện nổi.
- Phải, có thể chú đã nói đúng. Nhưng Vi thà chết trong sự thỏa mãn cảm nghĩ mình hơn là sống hoài trong nỗi dằn vặt đau đớn. Vi ngỡ Vi sẽ tìm quên chú được dễ dàng như lời chú nói. Nhưng chú đã lầm cũng như Vi lầm chú Ngọc ạ. Vi càng cố gắng tìm cách quên chú, thì Vi càng nhớ chú. Vi không thể làm gì hết. Tứ chi Vi không được điều động bởi tri thức đã hầu như trở nên vô dụng …
Chú Ngọc nhìn tôi. Trong mắt tôi và chú nhìn nhau, tôi hiểu như một lời tự thú. Lời tự thú làm nồng nàn thêm cho tương lai. Tôi hiểu là tôi đã chinh phục lại được chú, và từ nay chú sẽ không khi nào chối từ tôi như chú đã làm. Chú Ngọc xoa nhẹ bàn tay trên tóc tôi.
- Chú thương Vi lắm, nhưng chính vì thế mà chú không muốn Vi đến gần chú và ngược lại, Vi phải nhìn rõ thực trạng chứ không thể sống hoài trong ảo tưởng. Vi thấy không, chú đã là một người đàn ông có trách nhiệm, có bổn phận. Đời chú đã bị ràng buộc bởi những thứ đó, chú không thể thoát ra một cách dễ dàng được. Mà cho dù có thoát ra được đi nữa thì dấu vết vẫn hằn sâu rồi. Mình không thể xóa đi một cái gì đã có Vi ạ.
Tôi ngắt ngang.
- Nhưng mình cần gì những việc xảy ra chung quanh hở chú. Với Vi, chỉ cần một điều duy nhất : chú cũng thương Vi, thế là đủ.
- Không đâu, Vi. Rồi một mai Vi sẽ tự hối tại sao ngày trước Vi lại có thể đi yêu thương một người đàn ông đã có vợ có con ? Một người đàn ông đang bước dần đến hố sa đọa. Lúc đó thì chú không làm sao cứu vãn được những gì chú đang duy trì hôm nay.
Ngừng một lát chú tiếp :
- Giữa chú với Vi, bức tường cao chất ngất Vi ạ. Mình nên đứng bên này nhìn vào chứ đừng leo qua vô ích. Bên kia sẽ chả có gì đâu, sẽ không hoa mộng như mình tưởng mà sẽ chỉ là một đồng cỏ hoang sơ khô cháy … Sống bằng ảo tưởng tuy xa vời thật đấy nhưng đôi lúc mà lại hay Vi ạ !
Tôi ôm lấy bàn tay chú Ngọc.
- Nhưng Vi không thể sống thiếu chú.
- Vi đã sống qua bao nhiêu ngày không có chú rồi mà.
- Phải, nhưng đó là trước kia. Kể từ bây giờ, Vi cần chú như hơi thở. Chú Ngọc, chú đừng bỏ Vi, chú đừng bỏ Vi nghe chú Ngọc. Tội nghiệp Vi mà chú Ngọc. Chú đâu có hiểu nỗi khổ của một đứa con gái như Vi …
Bàn tay chú Ngọc gầy và xanh. Tôi muốn được trọn đời ôm bàn tay chú.
- Chú thương Vi phải không chú Ngọc ? Tại sao chú không nói, tại sao chú làm mặt lạ, tại sao chú xua đuổi Vi ? Vi đã làm gì nên tội đến đỗi chú không muốn chấp nhận Vi …
Chú Ngọc trầm giọng :
- Không, Vi không làm gì nên tội, nhưng chính là sự vô tội của Vi đó mà chú không muốn đến gần Vi. Chú muốn giữ gìn cho tương lai dài và đẹp của Vi không một bợn nhơ. Vi phải hiểu đâu hẳn lúc nào người ta cũng sung sướng thoải mái với những quyết định của chính mình …
Tôi không trả lời chú Ngọc, nhưng tôi hiểu là từ ngày mai, chú sẽ phải bỏ rơi bộ mặt của chú xuống. Tôi sẽ chinh phục lại chú Ngọc, tôi sẽ không phải mang một mặc cảm khổ sở tội lỗi nào. Điều quan trọng và cần thiết nhất là biết xem chú Ngọc có thương tôi không ? Điều đó tôi đã biết. Bây giờ là lúc hành động.
Ngạn vừa trở vào … Anh nói :
- Xin phép cho tôi đưa Vi về. Lúc nãy xin phép bà cụ đi không lâu.
Tôi nhìn chú Ngọc. Chú Ngọc tránh mắt tôi, trả lời Ngạn.
- Vâng, anh đưa Vi về. Cũng đã khá khuya.
Rồi chú quay sang tôi :
- Vi về với anh Ngạn. Đi đi, khuya rồi …
Tôi đứng lên với một niềm tự tin rất lớn vừa tìm lại được. Tôi sẽ có chú Ngọc … Tôi tin là mình làm được việc đó …
Ngạn và tôi bước ra. Con đường khuya thật im vắng. Hai hàng cây im lìm đen sũng đứng rũ bóng hai bên vệ đường hiu hắt. Ngạn bước những bước chậm bên tôi. Chợt Ngạn nói :
- Anh ân hận đã đưa Vi đi tối nay. Hình như cuộc gặp gỡ vừa rồi gây cho Vi một xáo trộn lớn ?
Tôi im lặng. Rồi tôi nghe mình nói với Ngạn :
- Anh Ngạn, người đó không phải là …
Ngạn gật đầu trước khi câu nói của tôi dứt.
- Anh biết.
- Vi rất khổ, một thời gian đã lâu. Nhưng trong tình yêu anh hiểu dùm là có những điều mình không thể dự phòng được.
Ngạn lại gật đầu :
- Vi cứ nói.
- Vi yêu dù Vi hiểu là cuộc tình đó như một cái gì mình không thể đạt tới được một cách toàn vẹn. Nhưng đã yêu thì …
Bấy giờ Ngạn lên tiếng :
- Vi ở vào cái tuổi bồng bột nhất. Ở tuổi Vi, nhiều lúc các cô tưởng là mình đã yêu thương nhiều mà sự thật đôi lúc là các cô bị dồn vào một chân tường, vào một cái thế nào đó, buộc tâm tưởng mình phải dựa vào một hình bóng nào đó để dưỡng nuôi cho cuộc sống tâm tư mình. Vi cần thiết phải nương dựa và có thể chú Ngọc đến vào lúc mà Vi lạc lõng nhất. Anh không biết rõ tình cảm Vi, nhưng anh nói theo những sự kiện anh nhìn thấy.
Tôi im lặng đếm bước bên Ngạn. Những lời nói của Ngạn vang vang bên tai tôi, nhưng lý trí tôi lại đang làm việc cho những gì sắp đến. Một chú Ngọc sắp thuộc về tôi mà không một cản ngăn, không một trở lực …
- Thúy !
Thúy ngẩng lên, hai mắt nó đỏ ửng.
- Sao vậy ?
Tôi hỏi tiếp. Thúy nhìn tôi chăm chăm không đáp và lại gục đầu xuống bàn. Tôi hiểu là một chuyện gì rất trầm trọng vừa xảy ra. Tôi ngồi xuống bên Thúy, nhỏ giọng :
- Có chuyện gì buồn vậy Thúy ? Nói cho tao nghe với đi.
Lần này Thúy trả lời :
- Chuyện dài dòng lắm, thật tao không ngờ …
Tôi nóng ruột.
- Nhưng chuyện gì mới được chứ ?
- Chuyện gia đình chú Ngọc !
- Hả ?
Tôi thảng thốt. Âm thanh câu nói của Thúy như những ngọn roi quất mạnh vào da thịt tôi đau buốt. Chuyện gì đã xảy đến với chú Ngọc ? Chú Ngọc ! Tôi muốn gọi tên chú nhưng môi tôi vẫn khép cứng. Ruột gan tôi nóng cồn cào. Tôi nhìn Thúy.
- Chuyện gia đình chú Ngọc … sao, hả Thúy.
Thúy lại lắc đầu, vẻ chậm chạp của nó làm tôi nóng muốn điên lên. Tại sao nó không nói mau lên cho tôi hiểu chuyện gì đã xảy ra mà lại ậm ừ như vậy ? Thúy vừa định mở miệng thì chuông vào lớp vang lên. Nó nói :
- Thôi vào học rồi, chút nữa ra chơi nói.
Tôi bắt buộc phải về bàn, nhưng suốt cả hai giờ học đó tôi không thâu thập được vào đầu óc mình một dòng nào. Những lời giảng của giáo sư đều đều lọt vào thính giác nhưng không một câu nào ghi lại trong ký ức. Bao nhiêu câu hỏi dồn dập hiện ra trong cân não. Hai giờ đồng hồ, một trăm hai mươi phút mà tôi ngỡ như nó dài cả thế kỷ. Cuối cùng chuông cũng reo lên. Chờ cho giáo sư ra khỏi lớp. Tôi đứng ngay dậy chạy lại bên Thúy. Hai đứa đưa nhau xuống câu lạc bộ. Câu chuyện có tầm quan trọng rất cao nên cả hai chúng tôi không đứa nào cảm thấy yên tâm. Thúy hỏi khi ngồi vào bàn :
- Uống một cái gì đi Vi.
Tôi bảo :
- Cho Vi chai Sprite.
Thúy gọi một Coca. Ly nước trước mặt hai đứa lóng lánh. Tôi nghe bồn chồn lạ. Giờ phút sao nghiêm trọng quá. Tôi lo lắng muốn biết chuyện gì đã xảy ra cho chú Ngọc, gia đình chú Ngọc thì đúng hơn.
Thúy nói :
- Chắc mày không bao giờ ngờ tới chuyện này đâu. Đáng lý tao không khi nào nói cho mày nghe, nhưng bởi vì mày thân với gia đình chú Ngọc rất nhiều nên tao hiểu là chẳng cần phải giấu diếm mày làm gì. Có thể trước sau gì tao không nói rồi mày cũng biết !
Tôi ngắt ngang :
- Mày dài dòng chi vậy Thúy, tao nóng ruột quá.
- Mày để yên tao nói có đầu đuôi. Trước hết tao hỏi mày, hồi mày đến học vẽ đàng chú Ngọc, mày có thấy cuộc sống vợ chồng chú thím tao hơi lạ không ?
Tôi nghĩ mình không nên dấu diếm Thúy lúc này. Tôi gật đầu :
- Ừ, tao cũng thấy có một cái gì hơi trục trặc trong hạnh phúc gia đình chú Ngọc.
Thúy cười khẩy :
- Mày thấy hơi hơi thôi à ? Vậy là mày dở lắm Vi ạ. Phải nói là một bất bình thường rất trầm trọng thì đúng hơn.
Tôi nghe nhói đau trong lồng ngực. Tôi cảm tưởng như Thúy đang kết tội tôi và nó đã biết tất cả những gì đã xảy ra. Nhưng không, Thúy tiếp tục nói :
- Tất cả là do người đàn bà Vi ạ.
Tôi thở ra nhẹ nhõm. Có lẽ Thúy đang nói đến dì Thương. Tôi biết mình quá ích kỷ và xấu xa khi thở phào vì không phải gánh nặng, nhưng tôi chỉ là con người, tôi cũng chỉ biết sống đúng theo bản năng mình. Tôi hỏi :
- Chắc mày nói dì Thương ?
Thúy gật đầu :
- Đúng vậy. Thật tao không ngờ Vi ạ. Một người đàn bà hiền thục đoan trang như thế. Tao cứ tưởng dì Thương sống lạnh lùng là vì cá tính nhưng bây giờ vỡ lẽ ra là …
Tôi hồi hộp :
- Là sao ?
- Dì Thương ngoại tình !
Tôi nghe mình đi vào một trạng thái lâng lâng bay bổng nào và cảm xúc mà tôi vừa tiếp nhận chắc chắn không có danh từ để diễn tả. Tôi chẳng hiểu tôi vui hay buồn. Dì Thương ngoại tình ? Trời ơi ! Tội nghiệp chú Ngọc … Chú yêu thương vợ nhiều, chú hy sinh phần đời cho vợ để rồi bây giờ … Ước chi mà giờ phút này tôi được ở bên cạnh chú Ngọc, tôi được nép mình vào vòng tay chú chắc tôi sẽ kể lể chú nghe nỗi nhớ thương của tôi và tôi sẽ nói với chú « chú Ngọc đừng buồn nữa, Vi hứa lúc nào Vi cũng có bên cạnh chú. Xin chú cho Vi được săn sóc lo lắng cho chú. Xin chú cho Vi được trở lại với chú như ngày nào … ». Giọng Thúy vẫn vang đều bên tai :
- Chú Ngọc bắt gặp và bây giờ hình như chú thím tao sắp ly thân nhau. Buồn quá Vi ạ. Tao chỉ thương cho hai đứa em nhỏ của tao. Cha một nơi, mẹ một nẻo. Tụi nó sẽ sống ra sao ?
Thúy thở dài. Tôi hỏi :
- Câu chuyện xảy ra lâu chưa ?
- Mới tối hôm qua đây.
- Rồi bây giờ …
- Bây giờ thì chú Ngọc đâu về nhà nữa. Tao không hiểu chú đi đâu. Ở nhà bây giờ như địa ngục mày ơi. Chắc hết hè này tao sẽ xin ba má tao ở nhà ông bác cho được việc. Ở nhà chú Ngọc, hai chú thím lục đục với nhau hoài tao học hành hết nổi.
Tôi không biết nói lời nào để chia buồn với Thúy vì đầu óc tôi lúc đó cũng đang rối bời – Chú Ngọc, người tôi quý mến nhất lại đang lâm vào một trạng huống tình cảm bi đát đến như vậy sao ? Tôi có cách gì giúp họ không ? Tôi thương chú Ngọc, liệu tôi có đủ rộng lượng để tạo lại Hạnh phúc cho chú với người đàn bà lăng loàn đó không ? Nghĩ là nghĩ như vậy chứ tôi làm được gì bây giờ ? Tôi cũng không thể trở lại tìm chú Ngọc. Tôi không thể làm bất cứ gì khác giờ phút này. Tôi không thể hỏi ý kiến ai giờ phút này. Tôi, bây giờ, tôi chỉ có thể làm một công việc duy nhất là tiếp tục tìm quên chú Ngọc. Biến cố gia đình chú ảnh hưởng nặng vào con đường tôi đang dấn bước. Tôi hiểu là tôi sẽ còn khó khăn hơn nữa trong việc xóa đi hình ảnh chú Ngọc trong tâm tư mình, vì chú Ngọc bây giờ không thuộc về ai nữa cả, không trách nhiệm với ai nữa cả. Tôi có thể ngang nhiên đến với chú mà không sợ mang một mặc cảm tội lỗi nào …
Suốt buổi trưa hôm đó, tôi không bước chân ra khỏi phòng, tôi ngồi trước bàn học mặc cho đầu óc trống rỗng không một ý nghĩ nào xâm nhập vào được. Bài vở nhảy múa trước mắt mà tôi có thấy gì đâu. Hết ngồi tôi lại đứng lên bên cửa sổ. Thời khắc hôm nay sao trôi chậm quá … Buổi tối tôi cáo nhức đầu không dùng cơm với mẹ tôi. Tôi sợ khi tôi xuống ngồi dưới ánh đèn néon sáng trưng trong phòng ăn, mẹ tôi sẽ đọc được nét rối loạn nơi tôi.
Khi tôi đang ngồi ôm đầu như thế, thì có tiếng gõ cửa phòng. Chị người làm ló đầu vô.
- Cô Vi có khách.
Tôi nhỏm dậy.
- Ai vậy ? Ai mà lại đến tìm tôi giờ phút này ? Tôi để nguyên đầu tóc rối bù không thèm chải gỡ đi xuống nhà. Tôi dừng lại ngay cửa buồng : Ngạn.
Ngạn đứng lên chào tôi.
- Vi ốm ?
Tôi lắc đầu :
- Không anh ạ. Hơi nhức đầu một chút.
Kể từ lúc Ngạn trở lại thăm tôi sau hai tháng quân trường, chúng tôi thường liên lạc. Ngạn đến nhà tôi thường hơn, và Ngạn cũng không có gì đáng để mẹ tôi phiền trách nên mặc nhiên Ngạn trở thành khách quen trong gia đình tôi. Tôi không yêu thương Ngạn nhưng tôi cũng chẳng ghét gì Ngạn. Ở Ngạn tôi tìm được một tình cảm chân thành như một người bạn. Cảm tình của tôi đối với Ngạn chỉ có thế và chẳng bao giờ vượt qua. Tôi không hiểu Ngạn đối với tôi thế nào và tự thâm tâm tôi cũng không muốn tìm hiểu làm gì nữa, chỉ thêm rắc rối nếu có một điểm nào đó không thuần tình bạn trong ưu ái Ngạn dành cho tôi. Tôi sợ như vậy.
Thường mọi hôm khi Ngạn đến vào lúc tôi đang bận dở một việc gì, tôi sẵn sàng tỏ ra khó chịu với Ngạn mà không cần biết điều đó có làm Ngạn phật lòng hay không. Nhưng hôm nay, sự có mặt bất ngờ của Ngạn lại là một cái phao cho kẻ sắp chết đuối như tôi níu vào. Tôi đang cần có một ai bên cạnh để nói chuyện, nói bất cứ chuyện gì miễn là có nói. Sự cô đơn cùng cực cùng với những ý nghĩ tương phản nhau về hạnh phúc gia đình chú Ngọc đã làm chết trong tôi một phần nào đời sống về tình cảm. Ngạn đến, tự dưng tôi nghe một chút cảm mến nào đi về bất ngờ. Ngạn vẫn đứng. Tôi nói :
- Anh ngồi chơi. Anh dùng gì để Vi lấy.
Ngạn ngồi xuống ghế, anh khoát tay :
- Thôi khỏi Vi ạ. Mới uống đàng nhà.
Tôi hỏi Ngạn :
- Hôm nay sao anh đến chơi hơi tối ?
Ngạn cười !
- Vi có biết tại sao không ?
Tôi lắc đầu :
- Không, Vi không biết.
Chợt Ngạn nói :
- Anh muốn hỏi Vi điều này. Ở nhà Vi buổi tối Vi xin đi chơi được không ?
Tôi ngạc nhiên :
- Chi vậy, anh ?
Ngạn đưa tay làm một cử chỉ trong không khí.
- Sao Vi không trả lời câu hỏi của anh.
- Cái đó còn tùy. Nếu như đi sinh nhật bạn hữu hay là có người quen thân mời thì được.
Ngạn cười rạng rỡ :
- Thế bây giờ nếu anh mời Vi đi chơi với anh hôm nay thì bác có cho phép không ?
Tôi mở lớn mắt :
- Mà … tại sao hôm nay anh Ngạn rủ Vi ?
Ngạn giải thích :
- Anh vừa coi bảng chiều nay xong trong trường. Đậu chứng chỉ này luôn rồi Vi ạ. Anh muốn được mời Vi đi nghe nhạc với anh để mừng.
Tôi cười, và mặc dù tôi cố gắng kìm hãm câu nói vẫn bật thốt ra :
- Sao lại mời Vi mà không mời một ai khác, bất cứ một người bạn nào của anh chẳng hạn?
Tôi đọc được trong mắt Ngạn một niềm đau đớn bộc khởi không cần giấu diếm. Tự dưng một chút thương hại len nhẹ vào từng tế bào, tôi nói :
- Nói vậy chứ anh thử xin phép gia đình hộ Vi.
Mắt Ngạn sáng lên :
- Được, anh nói với bác nhé Vi.
Ngạn tiến sang phía phòng mẹ tôi làm việc. Tôi ngồi im nhìn theo bóng Ngạn gầy gầy xiêu đổ. Tôi, chính tôi buổi tối hôm nay tôi cũng đang rất cần Ngạn đây. Sự việc Ngạn mời đi nghe nhạc buổi tối thật là một may mắn lớn cho tôi. Tôi đang cần một cái gì đó để lấp đầy khoảng thời gian trống vắng hiện tại. Tôi không thể ôm đầu ngồi nhà mà nhìn đêm trôi qua dài dằng dặc. Bây giờ chính là lúc tôi có quá nhiều điều để nghĩ nhưng tôi không biết phải nghĩ gì cho nên tôi nghe quay cuồng.
Đi chơi với Ngạn, một lối thoát đấy chứ. Tôi thở ra. Mình không thể tàn nhẫn như vậy được. Mình không thể dùng Ngạn như một quân cờ cho mình bám víu lúc cô đơn được. Tình cảm chân thành của người ta không phải để mình đem ra đùa bỡn …
Những ý nghĩ xung đột trong tôi như thế rồi cuối cùng Ngạn trở ra. Nụ cười trên môi Ngạn rạng rỡ :
- Bác bằng lòng rồi Vi ạ. Nhưng bác bảo Vi nên vào gặp bác một phút trước khi đi.
Chắc mẹ tôi cần dặn dò gì đó một chút. Tôi đứng lên nói với Ngạn :
- Thôi anh Ngạn ngồi chơi chờ nhé. Vi vào xem mẹ Vi dặn gì đây.
Tôi biến nhanh vào phòng mẹ tôi ngồi. Bà đang cắm cúi trên một lô giấy tờ. Bao giờ cũng vậy, chưa khi nào tôi thấy mẹ tôi rảnh rang được một chút xíu để mà lo cho chính bà. Tôi nói :
- Thưa mẹ, mẹ gọi con ?
Mẹ tôi quay lại.
- Ừ, Ngạn nó mới xin phép mẹ đưa con đi chơi tối nay. Mẹ cho phép là vì mẹ biết tính Ngạn. Nó sẽ đưa con về đúng giờ mẹ đã ấn định với nó. Phải cẩn thận trong lời ăn tiếng nói với Ngạn dù cả ngay trong lúc đang vui nhất nghe chưa. Nó là một đứa con trai thông minh lắm đấy.
Nhất thời khi đó tôi không biết tại sao mẹ tôi lại nói về Ngạn như vậy. Có lẽ những rối loạn của những diễn biến từ sáng tới giờ đã làm tôi mất đi một phần náo óc nhận xét khá tinh tế cố hữu. Mẹ tôi nói tiếp :
- Con đã hết nhức đầu chưa đấy ?
Tôi gật nhẹ :
- Thưa mẹ, đã.
Mẹ tôi ra dấu cho tôi ra ngoài, cúi xuống tiếp tục những gì mà sự hiện diện của tôi vừa làm dở dang. Tôi bước luôn về phòng mình.
Lôi hộp đồ trang điểm ra, tôi ngồi im tẩn mẩn vẽ từng đường viền của mắt. Việc này ít khi xảy ra đối với tôi, nhưng hôm nay tự nhiên tôi muốn vậy. Thường tôi ít khi trang điểm. Tôi sợ những mỹ phẩm nặng nề trên làn da mỏng của mình sẽ làm mất đi vẻ tự nhiên của tôi, vẻ mà bạn bè chúng nó thường xác nhận lại là một vẻ lôi cuốn tiềm tàng trong con người tôi. Nhưng hôm nay thì khác. Hôm nay tôi vừa tiếp nhận một nguồn tin có tác nhân làm giao động những cảm nghĩ bình thường trong tôi và tôi đang phải tìm quên nhiều sự việc. Tôi phải đi chơi để không còn nhớ gì nữa.
Khi tôi đặt chân trở lại phòng khách trong chiếc ái dài soirée may thật khéo, Ngạn đứng bật dậy như cái lò xo. Câu khen ngợi bật thốt ra khỏi đôi môi anh :
- Hôm nay trông Vi xinh quá !
Tôi thấy mình không có lý do gì để phải làm Ngạn buồn. Tôi cười :
- Tại anh mời nên Vi diện đó.
Nụ cười của Ngạn sáng như một buổi bình minh mùa xuân. Hai đứa tôi ra xe. Ngạn hỏi :
- Thường buổi tối Vi ưa nghe nhạc ở đâu ?
Tôi cắn môi im lặng. Sự thực, buổi tối tôi ít khi đi đâu lắm, có đi chăng là đi ăn sinh nhật của bạn bè chứ còn cái mục đi nghe nhạc khuya thì không có tôi. Tuy nhiên tôi vẫn cố moi óc ra tên một phòng trà nào đó để nói với Ngạn. Tôi nhớ đến những dòng quảng cáo trên báo. Tôi bảo :
- Anh có hay đến Thiên Thai không ?
Ngạn gật đầu :
- À, thỉnh thoảng có ghé, nhưng bộ Vi thích lắm sao ?
Tôi ư ? Tôi không thích gì cả. Nhưng giờ phút này tôi cần đến một nơi nào tuyệt cùng của sự ăn chơi để tôi thử du mình vào môi trường sống đó may ra tôi quên được chú Ngọc.
Chúng tôi bước xuống xe. Ngạn mở khung cửa gỗ nặng sơn mầu sẫm. Bên trong phòng trà Thiên Thai bóng tối nhờ nhờ, một thứ bóng tối đồng lõa một cách vội vã và tội lỗi với những cặp tình nhân ngồi từng đôi đây đó. Mấy ánh đèn gắn trên tường tỏa ánh sáng yếu ớt xanh ướt xuống không gian đông đặc bởi khói thuốc. Ngạn nắm khẽ cánh tay tôi đưa lối. Trên bục gỗ, người ca sĩ đang rên rỉ một ca khúc thương đau. Giọng cô cao ngất « kiếp nào có yêu nhau … thì xin hẹn đến mai sau – Anh đâu, anh đâu rồi … Anh đâu, anh đâu rồi … ».
Tôi nghe tim mình nhói lên giá buốt. Tôi đưa mắt nhìn chung quanh và chợt dưng mắt tôi đập mạnh vào một bóng dáng đang ngồi gục đầu trên quầy rượu. Mầu áo chemise trắng nổi bật trên nền gỗ của quầy. Tôi cảm tưởng những mạch máu trên thân thể mình chợt nhiên đông cứng lại trong khoảnh khắc và sự tuần hoàn đã ngừng hẳn luân lưu. Những thớ thịt trên mặt tôi như rung lên, tôi đứng chôn chân nhìn. Chú Ngọc đó ư ? Chú Ngọc của bao nhiêu ngày thương nhớ, của bao nhiêu buổi tối khắc khoải, của bao nhiêu buổi sáng chờ đợi. Chú Ngọc đó ư ? Chú Ngọc của một thảm kịch gia đình vừa mới xảy ra, chú Ngọc của một cơn đam mê nào đầu đời con gái mà tôi không thể với tay tới. Ngạn nắm cánh tay tôi lắc nhẹ.
- Vi, gì vậy ?
Và anh nhìn theo hướng mắt tôi. Nhưng tôi hất tay Ngạn ra. Với tôi bây giờ, chỉ có chú Ngọc mà không là ai khác. Chung quanh tôi như hoang vắng vô chừng, nhưng không còn ai hiện diện, trừ sự hiện diện của chú Ngọc nơi kia. Sự nhớ mong của bao nhiêu thời khắc đã qua từ ngày xa chú đột ngột trở về trong tâm thức. Làm sao tôi diễn đạt được hết cái phút giây tôi nhìn thấy chú đó. Ngạn vẫn mang một vẻ ngạc nhiên rất bình thường.
- Ai vậy Vi ?
Tôi nhướng mắt trả lời Ngạn nhưng vẫn không rời chú Ngọc một giây.
- Một người quen. Ông chú của Vi.
Ngạn gật khẽ :
- Thế à. Hay là mình mời chú đến đây luôn.
Tôi nghĩ, tại sao tôi không đến cạnh chú Ngọc, nhìn lại chú một lần, nói với chú một lời ! Tại sao tôi không làm việc đó khi tôi có thừa điều kiện làm … Tôi bảo Ngạn :
- Vi đến gặp ông chú một chút.
Không chờ đợi sự chấp thuận của Ngạn, tôi tiến đến bên chú Ngọc. Người chiêu đãi ngồi trong quầy, đập nhẹ vào bàn tay chú Ngọc trên bàn, la khẽ :
- Đừng có ỡm ờ. Tôi là Tuyết chứ Vi gì, Vi nào. Anh thì ngày nào cũng Vi, Vi … quên cả tên tôi rồi à.
Tôi ngỡ mình vừa rơi từ một nơi rất cao bình bồng vào không gian nhưng không bao giờ rớt xuống. Tôi nghe mình ngào ngạt hưởng nhận một nỗi hạnh phúc vô cùng tội lỗi nhưng thích thú. Chú Ngọc, trời ơi ! Bộ Vi được thường xuyên nhắc nhở đến như vậy sao chú ? Tôi muốn bây giờ mọi người biến đi đâu mất hết, cho tôi được gục đầu bên chú Ngọc mà nói lên với chú tiếng nói trung thực nhất của tâm hồn mình. Tôi thấy hai chân mình di động. Con người tôi giờ phút này như được điều khiển bởi một cơn mê nào không thuộc lý trí tôi nữa. Tôi đến cạnh bên chú Ngọc. Ánh mắt người chiêu đãi nhìn tôi chằm chằm. Tôi đặt nhẹ một tay lên vai chú Ngọc để cho chú biết sự hiện diện của mình. Chú Ngọc quay phắt người lại. Chú nhìn tôi bằng tia nhìn của một con thú bị thương sắp chết chợt gặp được một may mắn cuối cùng nào đó. Miệng chú lắp bắp :
- Vi … Vi … đi đâu đây ?
Âm thanh khàn đặc. Mùi rượu nồng mũi. Người chiêu đãi nhìn tôi gật gù. Có lẽ cô ta hài lòng vì bây giờ đã biết được người mà cô vẫn nghe chú Ngọc gọi trong cơn say. Nhưng hôm nay chú Ngọc chưa say, bằng cớ là chú đứng lên nắm hai vai tôi lắc mạnh.
- Vi, trả lời cho chú biết, nói cho chú biết mau. Vi đi đâu đây ? Vi đến đây làm gì, hả ? – Đến với ai … lâu chưa Vi ?
Chú Ngọc hỏi một dọc làm tôi không thể trả lời. Tôi đứng im lặng nhìn chú.
- Sao Vi không trả lời chú ?
Tôi nghe cổ họng mình nghèn nghẹn lại như sắp khóc. Tôi muốn nói mà sao âm thanh dường như chùng lại đâu đó. Ở đằng kia, ánh mắt Ngạn vẫn hướng về tôi với chú Ngọc. Tôi nói khẽ :
- Vi đi với một người bạn và Vi cũng vừa mới đến đây thôi.
Chú Ngọc thở hắt ra mệt mỏi. Đến lượt tôi nói :
- Đến đây lần đầu để thấy chú ngồi đó tự bao giờ, để hiểu là từng đêm từng ngày chú ngụp lặn nơi đây. Chú Ngọc, Vi vẫn ngỡ là bất cứ ai, cũng có thể làm tất cả những việc tồi tệ nào nhất trên thế gian này cũng được mà Vi không bao giờ thèm lý tới. Nhưng chú thì không. Chỉ trừ có chú thôi, chú nghe chưa. Thế nhưng hôm nay …
Chú Ngọc đưa tay làm một cử chỉ ngăn cản :
- Đừng, Vi, đừng nói nữa.
Tôi muốn nói hết bao nhiêu điều ẩn chứa trong lòng, nhưng sao tôi tìm không ra từ ngữ để diễn tả. Chỉ trong khoảnh khắc gặp chú nơi đây mà con người tôi thay đổi hẳn đi. Tôi không biết tôi phải làm gì bây giờ. Tôi cũng không thể đứng đây luôn với chú Ngọc mà bỏ Ngạn đằng kia không một lời giải thích. Tôi bối rối vô song. Chợt Ngạn tiến về phía tôi đứng với chú Ngọc. Tôi bắt buộc phải làm một cuộc giới thiệu gượng ép. Ngạn mời chú Ngọc về bàn chúng tôi, nhưng tôi hiểu chính ánh mắt van lơn của tôi đã dẫn bước chân chú Ngọc chứ không phải những lời mời mọc xa lạ của Ngạn đâu. Tôi đang cần ngồi bên chú, đang cần nhìn lại chú sau bao ngày tôi vắng chú, tôi mất hút chú khỏi tầm tay. Bây giờ thì tuy tôi chưa giữ được chú nhưng ít ra chú đang trong tầm mắt tôi nhìn. Chú đang là một thực thể hiện hữu trước mặt. Chú Ngọc nói với Ngạn :
- Đưa Vi đi chơi sao không chọn những nơi khác. Vào đây làm gì. Nơi này không thích hợp với một cô bé như Vi.
Ngạn đính chính :
- Chính Vi muốn như vậy, lúc nãy đã định đưa Vi đi chơi ở nơi khác …
Chú Ngọc quay qua tôi :
- Sao Vi lại thích vào đây ?
- Để xem cái không khí ở những nơi này lôi cuốn như thế nào mà có những người bỏ cả gia đình lao đầu vô.
- Và bây giờ Vi thấy rồi chứ.
Tôi chua chát :
- Dạ thưa chú, thấy rất rõ là khác. Vi không hiểu được người ta được gì sau những cuộc trác táng đêm đêm.
- Vi lầm đấy. Có điều mà một người con gái nhỏ bé như Vi không bao giờ nên hiểu là rượu nó đốt được thời gian Vi ạ.
Ngạn nhìn tôi và chú Ngọc, chắc Ngạn không hiểu gì mà cũng có thể là Ngạn hiểu tất cả. Nhưng tôi không cần Ngạn, không cần ai hết. Tôi chỉ cần chú Ngọc và duy nhất chú thôi. Làm cách nào để kể từ giờ phút này tôi không bao giờ mất chú ? Tôi muốn được đi về với chú trên một khoảng đường khuya nhưng điều đó thật khó khăn. Tôi phải nói với Ngạn thế nào đây. Dầu sao Ngạn cũng chính là người đã đứng ra bảo lãnh trước mẹ tôi cho cuộc đi chơi, và điều chắc chắn là Ngạn sẽ phải trả tôi về. Quả nhiên, Ngạn nhìn đồng hồ tay.
- Hơi khuya rồi Vi nhỉ.
Tôi biết Ngạn muốn gì. Ngạn muốn đưa tôi về ư ? Bây giờ tôi chỉ còn tìm cho được một giải pháp nào để được ngồi cùng một mình với chú Ngọc. Bằng cố gắng, tôi nói với Ngạn :
- Vi cần nói chuyện với chú Ngọc một chút.
Tôi hiểu là câu nói của tôi làm Ngạn tổn thương nặng nề. Nhưng tôi vẫn cứ nói. Ngạn đứng lên bước ra. Chú Ngọc nhìn tôi.
- Tại sao Vi lại làm như vậy ?
- Bởi vì Vi cần nói chuyện với chú. Vi cần chú. Ngạn chỉ là một người bạn. Ngạn còn những ngày khác để gặp Vi, nhưng chú thì không. Với chú, Vi chỉ có tối hôm nay thôi. Ngày mai không còn nữa … Hay là những gì xảy ra, Vi chưa biết được nhưng nó làm Vi sợ. Vi muốn níu kéo một cái gì đang thuộc tầm tay mình cho đến lúc nào khả năng mình không đủ để giữ thì thôi.
Chú Ngọc lắc đầu :
- Vi lầm. Có những điều người ta có thể giữ được một cách dễ dàng nhưng người ta không muốn giữ hay đúng hơn là không nên giữ.
Tôi thấy mình không thể nói dối lâu hơn.
- Chú Ngọc, làm sao chú biết những gì Vi dành cho chú ! Mỗi ngày qua đi là một địa ngục của khắc khoải. Với Vi, chú là hình bóng không bao giờ có thể bôi xóa đi bằng bất cứ cách bôi xóa nào.
Chú Ngọc đốt thuốc, khói thuốc quyện lãng đãng trong khuôn mặt chú.
- Vi còn nhỏ lắm, Vi phải sống thảnh thơi.
- Không, Vi không cần.
- Đừng nói vậy Vi ạ. Rồi Vi sẽ ân hận vì những gì đã thốt ra hôm nay. Mỗi người đều tưởng rằng mình không còn gì chung quanh cả, nhưng chính ra là họ cần nhiều thứ lắm, tất cả cũng nên. Không ai trốn chạy đời sống mình. Mà đời sống thì lệ thuộc bởi bao nhiêu là điều kiện bên ngoài …
Chú Ngọc vẫn cố gắng duy trì cái lớp vỏ mà chú ngỡ là tôi chưa nhìn thấy những gì bên trong. Nếu chú biết tôi đã nghe lời nói của người chiêu đãi lúc nãy chắc chú đã buông rơi mặt nạ của chú xuống, chú sẽ sống thật với con người mình, với tình cảm thực sự chú dành cho tôi. Tôi muốn được sống trong niềm hạnh phúc đó một lần, với chú, với niềm đam mê của riêng tôi. Chú Ngọc vẽ những vòng tròn trên mặt bàn, giọng chú chùng xuống.
- Chú không bao giờ muốn thấy Vi vào những nơi như thế này nữa. Vi hứa với chú đi.
Tôi lắc đầu :
- Không, Vi không hứa gì cả. Vi không nghe gì cả. Chú Ngọc, chú thừa biết là Vi yêu thương chú đến đâu. Chú thừa biết như vậy. Vi không thể nào tự tìm cho mình được một sự yên ổn tâm hồn nếu không có chú cộng tác.
Chú Ngọc cười buồn :
- Chú giúp được gì cho Vi bây giờ ? Hay chú đến chỉ làm Vi thêm giá lạnh với mớ ước mơ đầu đời không thực hiện nổi.
- Phải, có thể chú đã nói đúng. Nhưng Vi thà chết trong sự thỏa mãn cảm nghĩ mình hơn là sống hoài trong nỗi dằn vặt đau đớn. Vi ngỡ Vi sẽ tìm quên chú được dễ dàng như lời chú nói. Nhưng chú đã lầm cũng như Vi lầm chú Ngọc ạ. Vi càng cố gắng tìm cách quên chú, thì Vi càng nhớ chú. Vi không thể làm gì hết. Tứ chi Vi không được điều động bởi tri thức đã hầu như trở nên vô dụng …
Chú Ngọc nhìn tôi. Trong mắt tôi và chú nhìn nhau, tôi hiểu như một lời tự thú. Lời tự thú làm nồng nàn thêm cho tương lai. Tôi hiểu là tôi đã chinh phục lại được chú, và từ nay chú sẽ không khi nào chối từ tôi như chú đã làm. Chú Ngọc xoa nhẹ bàn tay trên tóc tôi.
- Chú thương Vi lắm, nhưng chính vì thế mà chú không muốn Vi đến gần chú và ngược lại, Vi phải nhìn rõ thực trạng chứ không thể sống hoài trong ảo tưởng. Vi thấy không, chú đã là một người đàn ông có trách nhiệm, có bổn phận. Đời chú đã bị ràng buộc bởi những thứ đó, chú không thể thoát ra một cách dễ dàng được. Mà cho dù có thoát ra được đi nữa thì dấu vết vẫn hằn sâu rồi. Mình không thể xóa đi một cái gì đã có Vi ạ.
Tôi ngắt ngang.
- Nhưng mình cần gì những việc xảy ra chung quanh hở chú. Với Vi, chỉ cần một điều duy nhất : chú cũng thương Vi, thế là đủ.
- Không đâu, Vi. Rồi một mai Vi sẽ tự hối tại sao ngày trước Vi lại có thể đi yêu thương một người đàn ông đã có vợ có con ? Một người đàn ông đang bước dần đến hố sa đọa. Lúc đó thì chú không làm sao cứu vãn được những gì chú đang duy trì hôm nay.
Ngừng một lát chú tiếp :
- Giữa chú với Vi, bức tường cao chất ngất Vi ạ. Mình nên đứng bên này nhìn vào chứ đừng leo qua vô ích. Bên kia sẽ chả có gì đâu, sẽ không hoa mộng như mình tưởng mà sẽ chỉ là một đồng cỏ hoang sơ khô cháy … Sống bằng ảo tưởng tuy xa vời thật đấy nhưng đôi lúc mà lại hay Vi ạ !
Tôi ôm lấy bàn tay chú Ngọc.
- Nhưng Vi không thể sống thiếu chú.
- Vi đã sống qua bao nhiêu ngày không có chú rồi mà.
- Phải, nhưng đó là trước kia. Kể từ bây giờ, Vi cần chú như hơi thở. Chú Ngọc, chú đừng bỏ Vi, chú đừng bỏ Vi nghe chú Ngọc. Tội nghiệp Vi mà chú Ngọc. Chú đâu có hiểu nỗi khổ của một đứa con gái như Vi …
Bàn tay chú Ngọc gầy và xanh. Tôi muốn được trọn đời ôm bàn tay chú.
- Chú thương Vi phải không chú Ngọc ? Tại sao chú không nói, tại sao chú làm mặt lạ, tại sao chú xua đuổi Vi ? Vi đã làm gì nên tội đến đỗi chú không muốn chấp nhận Vi …
Chú Ngọc trầm giọng :
- Không, Vi không làm gì nên tội, nhưng chính là sự vô tội của Vi đó mà chú không muốn đến gần Vi. Chú muốn giữ gìn cho tương lai dài và đẹp của Vi không một bợn nhơ. Vi phải hiểu đâu hẳn lúc nào người ta cũng sung sướng thoải mái với những quyết định của chính mình …
Tôi không trả lời chú Ngọc, nhưng tôi hiểu là từ ngày mai, chú sẽ phải bỏ rơi bộ mặt của chú xuống. Tôi sẽ chinh phục lại chú Ngọc, tôi sẽ không phải mang một mặc cảm khổ sở tội lỗi nào. Điều quan trọng và cần thiết nhất là biết xem chú Ngọc có thương tôi không ? Điều đó tôi đã biết. Bây giờ là lúc hành động.
Ngạn vừa trở vào … Anh nói :
- Xin phép cho tôi đưa Vi về. Lúc nãy xin phép bà cụ đi không lâu.
Tôi nhìn chú Ngọc. Chú Ngọc tránh mắt tôi, trả lời Ngạn.
- Vâng, anh đưa Vi về. Cũng đã khá khuya.
Rồi chú quay sang tôi :
- Vi về với anh Ngạn. Đi đi, khuya rồi …
Tôi đứng lên với một niềm tự tin rất lớn vừa tìm lại được. Tôi sẽ có chú Ngọc … Tôi tin là mình làm được việc đó …
Ngạn và tôi bước ra. Con đường khuya thật im vắng. Hai hàng cây im lìm đen sũng đứng rũ bóng hai bên vệ đường hiu hắt. Ngạn bước những bước chậm bên tôi. Chợt Ngạn nói :
- Anh ân hận đã đưa Vi đi tối nay. Hình như cuộc gặp gỡ vừa rồi gây cho Vi một xáo trộn lớn ?
Tôi im lặng. Rồi tôi nghe mình nói với Ngạn :
- Anh Ngạn, người đó không phải là …
Ngạn gật đầu trước khi câu nói của tôi dứt.
- Anh biết.
- Vi rất khổ, một thời gian đã lâu. Nhưng trong tình yêu anh hiểu dùm là có những điều mình không thể dự phòng được.
Ngạn lại gật đầu :
- Vi cứ nói.
- Vi yêu dù Vi hiểu là cuộc tình đó như một cái gì mình không thể đạt tới được một cách toàn vẹn. Nhưng đã yêu thì …
Bấy giờ Ngạn lên tiếng :
- Vi ở vào cái tuổi bồng bột nhất. Ở tuổi Vi, nhiều lúc các cô tưởng là mình đã yêu thương nhiều mà sự thật đôi lúc là các cô bị dồn vào một chân tường, vào một cái thế nào đó, buộc tâm tưởng mình phải dựa vào một hình bóng nào đó để dưỡng nuôi cho cuộc sống tâm tư mình. Vi cần thiết phải nương dựa và có thể chú Ngọc đến vào lúc mà Vi lạc lõng nhất. Anh không biết rõ tình cảm Vi, nhưng anh nói theo những sự kiện anh nhìn thấy.
Tôi im lặng đếm bước bên Ngạn. Những lời nói của Ngạn vang vang bên tai tôi, nhưng lý trí tôi lại đang làm việc cho những gì sắp đến. Một chú Ngọc sắp thuộc về tôi mà không một cản ngăn, không một trở lực …
Chương 6
Trưa hôm nay tôi ngủ dậy muộn, bởi vì tối hôm qua,
Ngạn đưa tôi về thì đã khuya. Mãi đến bốn giờ chiều tôi mới thức dậy.
Không khí về chiều ngầy ngật. Tôi rửa mặt bằng những tia nước lạnh mát
săn da thịt. Đứng trước gương, tôi vừa chải lại mái tóc vừa hát nho nhỏ
một đoạn trong bài ca thời trang. Viễn tượng một ngày mai làm tôi cảm
thấy yêu đời và không gian như hồng lên.
Có tiếng chuông. Tôi chạy nhanh ra mở cổng. Người khách mới đến làm tôi khựng lại sửng sốt. Tiếng dì Thương vang lên :
- Chào Thúy Vi.
Tôi lùi từng bước. Dì Thương đến đây làm gì? Còn chú Ngọc, chú Ngọc đâu ? Dì Thương mặc áo dài mầu đen thật buồn, dì nói :
- Vi không mời tôi vào nhà sao ?
Tôi lí nhí mấy câu, bước vào trước. Dì Thương ngồi trên chiếc canapé đỏ thẫm, mầu da dì trắng xanh. Giọng dì khàn đục :
- Tôi có chuyện riêng cần nói với Vi. Vi có rảnh không ?
Hai bàn tay tôi run run đặt trên đầu gối. Mồ hôi ra ướt đẫm chân tóc trán. Tôi có cảm tưởng một việc gì sắp xảy ra cho tôi và có thể nó sẽ đảo lộn hết những dự tính tôi vừa bắt gặp.
- Vi không bận gì cả, dì có thể nói chuyện tại đây và bây giờ được.
Dì Thương gật đầu :
- Trước hết tôi muốn nhận được nơi Vi một sự thông cảm. Giữa tôi và Vi mặc dầu không có một liên hệ nào hết, nhưng giữa chúng ta lại có một gạch nối rất đậm đà và bất ngờ, là nhà tôi. Chưa bao giờ gia đình chúng tôi lại bị rơi vào một tình trạng bi đát như hôm nay. Thúy có khi nào nói với Vi không ?
Tôi gật đầu :
- Có dì ạ. Thúy nói hình như giữa dì và chú Ngọc vừa có một rạn vỡ.
Dì Thương gật đầu :
- Phải, và chính vì rạn vỡ đó mà hôm nay tôi đến đây. Tôi sẽ nói với Vi những điều mà đáng lý ra phải giấu kín vì nó như một sự sỉ nhục cho tôi nói riêng và hạnh phúc gia đình tôi nói chung. Nhà tôi bắt gặp một chuyện không hay nơi tôi. Nhưng thú thật với Vi, đời người ai không một lần lầm lỗi. Tôi đã nghĩ rằng bây giờ tôi ăn năn và quay lại thì chắc nhà tôi sẽ tha thứ hết. Nhưng có một điều nhỏ mà tôi không hề ngờ đến và mãi tới khuya hôm qua tôi mới biết được. Tối hôm qua nhà tôi về, say khướt và trong cơn mê anh luôn gọi tên cô. Tôi hiểu có thể nhà tôi yêu cô. Cô Vi, và đó là một trở lực quá lớn cho sự tìm về của tôi. Tôi hiểu mình chỉ là một người đàn bà không ra gì. Hạnh phúc đời tôi không phải là điều cần thiết, nhưng tôi còn hai đứa con. Hai đứa bé ngây thơ vô tội bắt buộc phải được dưỡng nuôi trong sự giáo dục của cha và tình thương của mẹ. Tôi mong nơi cô một sự cộng tác. Vi hãy vì hạnh phúc mà chúng tôi sẽ tạo được trong tương lai mà bước đi trên một con đường tương lai khác đẹp hơn. Vi còn nhỏ quá và ở tuổi Vi mọi quyết định đều không được coi là chín chắn.
Tôi nghe tai mình lùng bùng. Cảm giác kỳ lạ đến làm tôi chới với. Chỉ mới tối hôm qua tôi ngủ một giấc ngủ yên tâm vì tôi nắm được trong tay một yếu tố giúp tôi thành công trong dự tính. Tôi sắp được tình thương, thì sáng hôm sau tỉnh giấc tôi đã phải trả lại cho thực tại tất cả rồi sao. Còn gì đau đớn hơn ! Tôi có nên nghe lời dì Thương không? Dì có phải là một người đàn bà đáng khinh và không xứng đáng hưởng hạnh phúc? Nhưng dì đã viện dẫn đến tương lai của hai đứa bé thì tôi thấy mình không có quyền đứng lại nữa. Tôi đã tưởng từ nay mình sẽ thoát được những cô đơn lạc lõng, nhưng hôm nay mới chính thật là giờ phút tôi rơi vào tận của miền cô đơn. Bằng tất cả cố gắng, tôi nói với dì Thương :
- Vi hứa, dì Thương. Vi xin hứa.
Đúng lúc đó mẹ tôi bước ra. Tôi ngỡ là sẽ được nghe những lời khiển trách của mẹ. Nhưng không ! Mẹ tôi đến cạnh tôi và bằng một cử chỉ mà từ trước đến giờ chưa bao giờ bà biểu lộ với tôi. Mẹ tôi dang hai tay ôm tôi vào lòng. Mẹ nói với dì Thương :
- Bà hãy yên tâm ra về. Thúy Vi sẽ giữ đúng lời hứa. Nó cũng không bao giờ còn có một liên lạc nào với ông nhà nữa đâu.
Dì Thương cám ơn mẹ tôi và bước ra. Mẹ tôi ôm siết tôi vào lòng. Nước mắt tôi rơi nhòa nhạt ngực áo bà. Mẹ tôi ! Bà đã không còn là bà nữa sao ? Giọng mẹ ấm dịu :
- Thúy Vi, mẹ đã nghe hết, mẹ đã hiểu hết. Mẹ hiểu cả nỗi buồn, nỗi lạc lõng của con nữa. Vi ạ, từ nay lúc nào, mẹ cũng sẽ ở bên con.
Tôi vòng hai tay sau lưng áo mẹ. Có lẽ đây mới chính là điều duy nhất mà tôi cần tìm đến chứ không phải là những tình cảm giả tạo lâu nay. Tất cả chỉ bởi sự xa cách nơi mẹ, sự cô đơn nơi tôi. Có lẽ điều tôi cần nhất chính là vòng tay mẹ và những lời nói vừa thốt ra, những lời nói biểu lộ một tình cảm thiêng liêng mà bất cứ người đàn bà nào cũng có : TÌNH MẪU TỬ.
Hai mẹ con tôi đứng như thế rất lâu. Bên ngoài đêm thật đen …
Ý Yên
Có tiếng chuông. Tôi chạy nhanh ra mở cổng. Người khách mới đến làm tôi khựng lại sửng sốt. Tiếng dì Thương vang lên :
- Chào Thúy Vi.
Tôi lùi từng bước. Dì Thương đến đây làm gì? Còn chú Ngọc, chú Ngọc đâu ? Dì Thương mặc áo dài mầu đen thật buồn, dì nói :
- Vi không mời tôi vào nhà sao ?
Tôi lí nhí mấy câu, bước vào trước. Dì Thương ngồi trên chiếc canapé đỏ thẫm, mầu da dì trắng xanh. Giọng dì khàn đục :
- Tôi có chuyện riêng cần nói với Vi. Vi có rảnh không ?
Hai bàn tay tôi run run đặt trên đầu gối. Mồ hôi ra ướt đẫm chân tóc trán. Tôi có cảm tưởng một việc gì sắp xảy ra cho tôi và có thể nó sẽ đảo lộn hết những dự tính tôi vừa bắt gặp.
- Vi không bận gì cả, dì có thể nói chuyện tại đây và bây giờ được.
Dì Thương gật đầu :
- Trước hết tôi muốn nhận được nơi Vi một sự thông cảm. Giữa tôi và Vi mặc dầu không có một liên hệ nào hết, nhưng giữa chúng ta lại có một gạch nối rất đậm đà và bất ngờ, là nhà tôi. Chưa bao giờ gia đình chúng tôi lại bị rơi vào một tình trạng bi đát như hôm nay. Thúy có khi nào nói với Vi không ?
Tôi gật đầu :
- Có dì ạ. Thúy nói hình như giữa dì và chú Ngọc vừa có một rạn vỡ.
Dì Thương gật đầu :
- Phải, và chính vì rạn vỡ đó mà hôm nay tôi đến đây. Tôi sẽ nói với Vi những điều mà đáng lý ra phải giấu kín vì nó như một sự sỉ nhục cho tôi nói riêng và hạnh phúc gia đình tôi nói chung. Nhà tôi bắt gặp một chuyện không hay nơi tôi. Nhưng thú thật với Vi, đời người ai không một lần lầm lỗi. Tôi đã nghĩ rằng bây giờ tôi ăn năn và quay lại thì chắc nhà tôi sẽ tha thứ hết. Nhưng có một điều nhỏ mà tôi không hề ngờ đến và mãi tới khuya hôm qua tôi mới biết được. Tối hôm qua nhà tôi về, say khướt và trong cơn mê anh luôn gọi tên cô. Tôi hiểu có thể nhà tôi yêu cô. Cô Vi, và đó là một trở lực quá lớn cho sự tìm về của tôi. Tôi hiểu mình chỉ là một người đàn bà không ra gì. Hạnh phúc đời tôi không phải là điều cần thiết, nhưng tôi còn hai đứa con. Hai đứa bé ngây thơ vô tội bắt buộc phải được dưỡng nuôi trong sự giáo dục của cha và tình thương của mẹ. Tôi mong nơi cô một sự cộng tác. Vi hãy vì hạnh phúc mà chúng tôi sẽ tạo được trong tương lai mà bước đi trên một con đường tương lai khác đẹp hơn. Vi còn nhỏ quá và ở tuổi Vi mọi quyết định đều không được coi là chín chắn.
Tôi nghe tai mình lùng bùng. Cảm giác kỳ lạ đến làm tôi chới với. Chỉ mới tối hôm qua tôi ngủ một giấc ngủ yên tâm vì tôi nắm được trong tay một yếu tố giúp tôi thành công trong dự tính. Tôi sắp được tình thương, thì sáng hôm sau tỉnh giấc tôi đã phải trả lại cho thực tại tất cả rồi sao. Còn gì đau đớn hơn ! Tôi có nên nghe lời dì Thương không? Dì có phải là một người đàn bà đáng khinh và không xứng đáng hưởng hạnh phúc? Nhưng dì đã viện dẫn đến tương lai của hai đứa bé thì tôi thấy mình không có quyền đứng lại nữa. Tôi đã tưởng từ nay mình sẽ thoát được những cô đơn lạc lõng, nhưng hôm nay mới chính thật là giờ phút tôi rơi vào tận của miền cô đơn. Bằng tất cả cố gắng, tôi nói với dì Thương :
- Vi hứa, dì Thương. Vi xin hứa.
Đúng lúc đó mẹ tôi bước ra. Tôi ngỡ là sẽ được nghe những lời khiển trách của mẹ. Nhưng không ! Mẹ tôi đến cạnh tôi và bằng một cử chỉ mà từ trước đến giờ chưa bao giờ bà biểu lộ với tôi. Mẹ tôi dang hai tay ôm tôi vào lòng. Mẹ nói với dì Thương :
- Bà hãy yên tâm ra về. Thúy Vi sẽ giữ đúng lời hứa. Nó cũng không bao giờ còn có một liên lạc nào với ông nhà nữa đâu.
Dì Thương cám ơn mẹ tôi và bước ra. Mẹ tôi ôm siết tôi vào lòng. Nước mắt tôi rơi nhòa nhạt ngực áo bà. Mẹ tôi ! Bà đã không còn là bà nữa sao ? Giọng mẹ ấm dịu :
- Thúy Vi, mẹ đã nghe hết, mẹ đã hiểu hết. Mẹ hiểu cả nỗi buồn, nỗi lạc lõng của con nữa. Vi ạ, từ nay lúc nào, mẹ cũng sẽ ở bên con.
Tôi vòng hai tay sau lưng áo mẹ. Có lẽ đây mới chính là điều duy nhất mà tôi cần tìm đến chứ không phải là những tình cảm giả tạo lâu nay. Tất cả chỉ bởi sự xa cách nơi mẹ, sự cô đơn nơi tôi. Có lẽ điều tôi cần nhất chính là vòng tay mẹ và những lời nói vừa thốt ra, những lời nói biểu lộ một tình cảm thiêng liêng mà bất cứ người đàn bà nào cũng có : TÌNH MẪU TỬ.
Hai mẹ con tôi đứng như thế rất lâu. Bên ngoài đêm thật đen …
Ý Yên
No comments:
Post a Comment