Hang
Sơn Đoòng nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng. Nó là một
phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam và gần biên giới Lào.
Ngày
22/4/2009, khi công bố về hang động lớn nhất thế giới này, Hiệp hội
Hang động Hoàng gia Anh cho biết hang có chiều rộng 200m, cao hơn 150m,
dài ít nhất 6,5km. Hang có thể còn dài hơn nữa, tuy nhiên do điều kiện
kỹ thuật, các nhà thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã
không thể đi hết chiều dài của hang để kết luận hang dài bao nhiêu.
Với kích thước này, hang Sơn Đoòng đã vượt qua hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu của Malaysia (với chiều cao 100m, rộng 90m, dài 2 km) để chiếm vị trí hang động tự nhiên lớn nhất thế giới .
Hang
động này do Hồ Khanh, người dân địa phương tìm ra và hướng dẫn đoàn
thám hiểm Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh tìm tới, và chính ông cũng đã
đặt tên cho hang động này.
Trong lần khám phá lại gần đây nhất, các nhà khoa học xác nhận: Sơn Đoòng dài ít nhất 8,5 km, cao 200m, có nơi có thể lên đến 250
m. “Trong vòm hang cao 200m, quang cảnh cực kỳ tráng lệ. Với những hình
ảnh về vườn địa đàng trong lòng hang, bức tường thạch nhũ khổng lồ hay
bộ sưu tập “ngọc trai” hàng vạn năm tuổi, người xem đã phải sửng sốt với
sự kì vĩ đến khó tin của hang Sơn Đoòng.
Cách duy nhất để vào hệ thống hang động là đu dây từ từ vách hang Loọng Con, cao khoảng 70m.
Dòng
“thác” ánh sáng dội từ trên bề mặt xuống, để lộ những cột thạch nhũ dẹt
và nhẵn thín, với nhiều hình thù lạ mắt trong lòng hang Loọng Con. Các
nhà thám hiểm đã gọi đây là Vườn xương rồng.
Hơi nước bốc lên làm không khí mát lạnh và tạo nên cả mây bên trong hang Loọng Con.
Một chiếc cột khổng lồ trong hang Kén, một trong 20 hang mới được phát hiện vào năm 2009 tại Việt Nam.
Mùa
khô, từ tháng 11-4, là khoảng thời gian an toàn để khám phá hang Kén,
với những ao nước nông. Nhưng vào mùa mưa, dòng sông ngầm dâng lên, nhấn
chìm mọi lối đi.
Đoạn
hang có bề rộng khoảng 92m, với vòm rộng gần 244m này trong
Sơn Đoòng có thể chứa được cả một tòa nhà cao 40 tầng ở New York, Mỹ.
Một
đoạn mái của hang Sơn Đoòng bị sập nhiều năm trước đã tạo điều kiện cho
ánh sáng ùa vào, cây cối xum xuê phát triển, tạo nên một cánh rừng kỳ
vĩ giữa lòng hang. Các nhà thám hiểm đặt tên cho nơi đây là Vườn địa
đàng.
Sương
mù quét qua Rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, nơi đã “cất giấu” một
trong những hệ thống hang động lớn nhất châu Á. Trong kháng chiến chống
Mỹ, bộ đội ta từ miền bắc vào đã trú ẩn trong những hang này để tránh
các cuộc không kích của Mỹ. Những hố bom ngày ấy giờ đây trở thành hồ
cá.
Đoàn
thám hiểm thâm nhập Hang Én dưới lòng đất, một hang được sông Rào
Thương tạo ra. Vào mùa khô, sông thu hẹp thành những ao nhỏ, nhưng vào
mùa mưa, nước có thể dâng cao hàng chục mét.
Khoảng không gian thu hẹp giữa hang Én. Các nhà thám hiểm đứng bên dưới mái hang đầy vỏ sò tích tụ sau nhiều năm ngập nước.
Những dải thạch nhũ gần cửa hang Én, được ví như thác nước hóa đá, có màu xanh của rêu và tảo.
Lối
vào hang Sơn Đoòng: “Mặc dù đây là những hang động vô cùng lớn, nhưng
chúng gần như vô hình cho đến khi bạn ở ngay trước chúng”, một nhà thám
hiểm nhận xét. Các thợ săn đã phát hiện ra chúng khi thấy gió hắt lên từ
những cửa hang dưới lòng đất.
Nơi
nào có nắng gió chiếu vào là nơi đó có màu xanh của sự sống sinh sôi
trong hang Sơn Đoòng, một thế giới hoàn toàn khác với sự trần trụi, tối
đen như mực thường thấy ở hầu hết các hang động khác.
Qua
hàng vạn năm, tinh thể canxi đã bao bọc những hạt cát nhỏ để tạo thành
những “viên ngọc trai” quý hiếm. “Bộ sưu tập ngọc trai” vô giá này nằm
gần Vườn địa đàng trong hang Sơn Đoòng.
Còn đây là những rẻ xương sườn - tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ của thiên nhiên trong Sơn Đoòng.
Giống như tòa lâu đài trên một khu đồi nhỏ, tác phẩm đá này rực sáng dưới bầu trời trong hang Sơn Đoòng.
Thách
thức lớn nhất đối với đoàn thám hiểm là tìm cách vượt qua bức vách được
mệnh danh là Vạn lý trường thành Việt Nam. Đây là một vách nhũ đá khổng
lồ cao khoảng 70m nhô ra ở độ sâu hơn 6km dưới lòng hang Sơn Đoòng.
Một khi đã qua được bức tường, đoàn thám hiểm phát hiện ra đây là lối thứ hai vào hang.
Thác nước trong hang Sơn Đoòng được phát hiện qua một “miệng hố tử thần”.
Phan Anh
Theo National Geographic, Wikipedia
No comments:
Post a Comment