Sunday, March 24, 2013

MÁ, CON VÀ ...

Tôi nghĩ, đôi khi vô tình tôi làm má buồn.

Như chiều qua, tôi nói lúc này tóc con bị rụng quá trời, coi trên internet người ta dạy mua thuốc này thuốc này sẽ bớt. Hay hôm kia khi giỡn với nhóc con, phát hiện ra lưỡi nó bị nấm đóng dày, tôi mở máy tính, xong gật gù, trên mạng người ta kêu mua thuốc x thuốc y, hoặc hái lá a, lá b giã lấy nước rơ lưỡi, nhóc sẽ khỏi.

Có lần tôi khoe vài bí quyết nấu ăn, cách chọn gà ngon, má ngạc nhiên, mèn ơi trên mạng có đủ thứ hết trơn hả ? Tôi cười khoái chí, gì cũng có má à, trên trời dưới đất, muốn biết gì cứ gõ vài ba chữ là mạng cho mình biết tuốt. Má nói ngộ quá, cái mạng là cái gì mà hay dữ ta. Giọng má không một chút ngậm ngùi nhưng bỗng dưng tôi nghĩ má ngậm ngùi.

Là vì má đang ở bên tôi, nhưng khi bối rối và ngơ ngác tôi đã không hỏi má. Sống bảy chục năm dài, trải qua bao nhiêu biến cố, má vén khéo đảm đang, chèo chống gia đình nuôi nấng mấy chị em tôi khôn lớn, phải nói là má biết nhiều, rất nhiều. Nhưng tôi không hỏi má, tôi chạy tới internet, gọi “vừng ơi…”, và đôi lúc khoe khoang những kiến thức mà má đã “rành sáu câu” rồi.

Một phần ý nghĩa của mối quan hệ già – trẻ (hay má - con) là cho – nhận, dạy – học… nhưng giá trị đó đang ít nhiều thay đổi. Sự mất mát rất từ tốn không nhận biết ngay được, cho đến khi đủ lớn và sâu, người ta mới giật mình, sực nhớ ra lúc này mình nói bằng ngón tay nhiều hơn bằng miệng, nhìn màn hình máy tính hay điện thoại nhiều hơn nhìn người. Sực nhớ có thể má đã buồn, má sống nhiều nhưng những trải nghiệm mà má đang gìn giữ, tôi không ngó ngàng tới.

Như thể tôi là tôi khác, không phải con bé đen nhẻm hồi lên bảy lên mười, đi vào cuộc đời bằng cánh cửa do má mở, suốt ngày lẽo đẽo theo chân má, để hỏi má ơi cái kia để làm gì, má ơi cái này tại sao... Ngày tôi về nhà chồng, má không dám đi đâu, suốt ngày chờ bên điện thoại, vì tôi hay gọi về hỏi, má ơi kho cá bằng muối hay nước mắm, nấu canh chua bằng me hay bằng giấm, con lỡ làm cơm khét rồi, giờ biết làm sao ?

Hồi đó má ở xa chỗ tôi chừng mười lăm cây số, nhưng má chỉ cách tôi một hồi chuông điện thoại. Băn khoăn chút chút, nghi ngại chút chút, lo lắng chút chút… tôi lại nghĩ tới má. Và má luôn có câu trả lời. Như bà ngoại luôn có câu trả lời cho má. Như bà cố luôn có câu trả lời cho ngoại. Người ta cứ sống vậy, già rót đầy cho trẻ, đi trước dẫn đường cho đi sau, tưởng đâu nối tiếp hoài hoài.

Nhưng khi nền tảng ứng xử giữa người và người lung lay bởi quá nhiều phương tiện hiện đại, tôi cũng buông lơi bàn tay má. Ngụp lặn trong biển thông tin mà tôi tin với chúng, tôi sẽ xử lý tốt mọi tình huống xảy ra với cuộc đời mình. Tôi quên, má không biết nơi lạnh nhất vũ trụ nhưng má có nhiều kinh nghiệm nuôi trẻ con lớn mau. Má không biết cách diệt virus máy tính nhưng bẫy chuột là số một. Má không biết viết blog nhưng nấu ăn rất ngon. Nhưng tôi quên. Má, như những người già khác, đôi lúc nào buồn tênh trong ý nghĩ mình đang sống thừa, tàn lụi không tăm tích.

Tôi còn giữ hình ảnh những người già nước Hàn xa xôi mà tôi đã từng gặp mặt. Những ông bà già buồn rượi, lặng lẽ. Vật vờ như bóng, lắt lay như khói. Anh bạn của tôi nói đất nước anh càng phát triển càng hiện đại thì người già càng cô độc, hai thế hệ già – trẻ hầu như không còn chuyện gì chung để nói với nhau. Khi chụp ảnh những gương mặt sầu muộn đó, tôi luôn nhớ tới má, thầm so sánh và khoái chí vì má gọn gàng lanh lợi hơn họ, má tươi tắn vui vẻ hơn họ, dù má nghèo, thiếu thốn hơn họ.

Nhưng giờ tôi biết má cũng buồn, bởi nhiều lúc tôi bỏ bà một mình ở nơi cũ, thời gian cũ để một mình tôi đi vào thế giới ảo đầy quyến rũ. Không cần nỗi lực lớn nào, không cần với tay cao, cũng có thể hái được trái. Nó sẵn sàng xoa dịu, đưa ra những lời khuyên khi tôi than vãn đầu gối tôi mỏi, con mắt tôi bỗng nhiên mờ, vùng thắt lưng nghe nhói, cái đầu đau...

Riêng trái tim thường chẳng hết đau nếu chỉ nhận được những lời an ủi thao thao, bạn hãy quên bạn hãy vui, phải này phải kia... nên có lần đem trái tim đau lên mạng thở than, chớ hề nhận được cái khăn lau nước mắt. Những lúc đó nhớ má quá …

Không biết, khi tôi đi rất xa và quay lại, thời gian còn cho má bao dung đứng chờ ? 

Nguyễn Ngọc Tư

Wednesday, March 20, 2013

NƯỚC MỸ ĐÁNG SỢ

Đại tướng Trung Quốc: Sự Đáng Sợ Của Nước Mỹ.

(Đây là phần lược dịch bài diễn văn của Đại tướng Lưu Á Châu, hiện đang là Chủ nhiệm chính trị lực lượng Không quân của Quân khu Bắc Kinh.)

Trong quá khứ, vì để giúp Trung Hoa thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Hoa.

Hai nước Trung Hoa - Mỹ không có xung đột vi` lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động.

Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước "phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau". Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật?

Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ?

Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ.

Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.

Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: "Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi."

Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác:

- "Thưa thầy, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ."

Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: "Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!" Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ "dám". Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông.

Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa.

Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo TQ vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!

Vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.
- Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ: Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ.

Bi kịch của Trung Quốc chúng ta :phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có chức vụ, có chức vụ thì không có đầu óc.

Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế,
  • 1 -là họ không mắc sai lầm;
  • 2 -là họ ít mắc sai lầm;
  • 3 -là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai.


Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ.

Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế.

Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia.

Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai sở hữu sẽ bị mất.

Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược.

Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc.

Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao.

Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc.

Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự. Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia "dân chủ". Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi.

Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan.

Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia “dân chủ” bao vây là hiệu ứng dài hạn.

Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ.

Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn:Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên.

Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết. Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý.

Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố.

Đới Húc [7] nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?

Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức.

Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng.

Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ. Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm.

Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân.

Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo.

Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải [8] sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức [9] giết sạch giá trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.

Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi.

Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố.Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này:

Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác.

Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc.

Dân chủ là gì; đây tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.

ĐỪNG ĐI MỸ, MỘT ĐẤT NƯỚC NGU DỐT LẠC HẬU

Nguyễn Đại Hoàng chuyển ngữ
Lời dẫn của Alan Phan: Cuối tuần, gửi đến bài viết thú vị về nước Mỹ qua giọng văn châm biếm của một người Trung Quốc. Bản tiếng Việt do anh Nguyễn Đại Hoàng chuyển ngữ kèm lời giới thiệu.
Dẫn: Xuất hiện lần đầu tiên trên mạng xã hội Sina Weibo, bài viết này đã nhận được hàng chục ngàn chia sẻ và bình luận. Nội dung tưởng như châm chích cười cợt mỉa mai nước Mỹ như một quốc gia ngu ngốc, sơ khai và ngây ngô, nhưng thực ra lại là lời phê phán sắc sảo sâu cay thú vị về chính Trung Quốc! Tờ Tea Leaf Nation đã trích dịch, biên tập lại những phần đinh nhất của bài viết nói trên. Chúng tôi xin giới thiệu sau đây bản chuyển ngữ của Nguyễn Đại Hoàng. (Phần Tiếng Anh đính kèm bên dưới).
Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật đến giờ này tôi vẫn còn thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại! Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách tới được cái xứ sở siêu cường đó.
Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến là rất đáng thất vọng!

1. Công nghiệp

Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê khổng lồ chậm phát triển!
Hồi trung học, chúng ta đã được dạy rằng, công nghiệp càng phát triển bao nhiêu thì môi trường càng bị xâm hại bấy nhiêu.
Chúng ta biết rằng một thành phố công nghiệp tất phải có nhiều ống khói, nhiều nhà máy và khói bụi khắp nơi. Đó là biểu tượng của sự công nghiệp hóa! Thế mà ở tại xứ Cờ Hoa này, tịnh không có một cái ống khói nào! Họa hoằn lắm mới thấy một vài cái nhỏ tí ti để trang trí nhà cửa thôi!
Và ở Mỹ bạn cũng chỉ thấy toàn sông hồ trong sạch thôi. Chả tìm đâu ra những nhà máy giấy, nhà máy luyện thép bên bờ sông! Không khí trong lành thanh khiết này là dấu hiệu của một xã hội sơ khai chứ gì nữa! Chả có dấu vết gì của công nghiệp hóa cả!

2. Kinh tế

Người Mỹ hầu như không biết làm kinh tế! Bạn biết đấy, nước họ có cơ man nào là xa lộ tỏa đi mọi hướng, vươn đến mọi làng mạc xa xôi, thế mà tịnh không thấy một trạm thu phí nào! Thế là mất toi cả núi vàng!
Ước gì tôi có thể xây dựng vài cái trạm thu phí nhỉ! Chắc chắn non tháng đã gom đủ tiền mua được cả tòa lâu đài trông ra Đại Tây Dương ấy chứ!
Hai bên xa lộ còn những cụm hồ hoang sơ tĩnh lặng. Thế mà chính quyền cứ để mặc cho lũ chim trời cá nước thỏa sức vẫy vùng, không nghĩ đến việc xây dựng vườn cảnh để thu lợi. Người Mỹ rõ ràng là không có đầu óc kinh tế tí tẹo nào!

3. Xây dựng

Trình độ xây dựng của người Mỹ còn sơ khai lắm. Ngoài một số ít tòa nhà chọc trời tại các thành phố lớn, tôi dám chắc bạn rất ít gặp những công trình bê tông ở nước Mỹ. Nhà của người Mỹ thường làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu khác.
Thử nghĩ mà xem, đến giờ này mà gỗ vẫn còn được dùng để xây dựng nhà cửa, thì có thể nói là trình độ kiến trúc của ngoại bang này còn thua xa trình độ của triều đại nhà Thanh xưa kia ấy chứ!

4. Văn hóa

Người Mỹ có cách suy nghĩ thật là lạc hậu và khờ khạo.
Hồi mới tới Mỹ, tôi thuê một xe chở hành lý giá 3 đô la. Nhưng tôi lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ liền trả dùm tôi 3 đô la đó, và thấy tôi lỉnh kỉnh đồ đạc nên còn giúp mang lên xe nữa! Người Mỹ cũng luôn sẵn sàng mở cửa giúp tôi và hỏi tôi có cần giúp đỡ gì không? Thế đấy!
Ở nước ta, mấy chuyện này chỉ có vào thời Lôi Phong tức là vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước thôi – còn bây giờ lối cư xử đó quá ư lạc hậu. (Lôi Phong là một thanh niên mà thời Mao thường nhắc tới như một tấm gương về đạo đức).
Hồi đó người ta chuộng lối sống “đạo đức giả” nhưng bây giờ chúng ta không như vậy nữa. Bây giờ chúng ta nên sống thực dụng trần trụi, đó mới là hiện đại chứ! Tư duy của người Mỹ lạc hậu hơn chúng ta hàng mấy thập kỷ, và không có dấu hiệu nào cho thấy họ có thể bắt kịp chúng ta cả!

5. Ẩm thực

Người Mỹ làm như không biết thưởng thức thịt thú rừng.
Một đêm nọ, tôi cùng các bạn cùng lớp lái xe đi đến một thành phố khác, thình lình có mấy con nai nhảy xổ ra. Anh bạn tôi lập tức thắng lại và bẻ sang hướng khác để tránh. Ai cũng biết tai nạn loại này có thể làm hỏng cả chiếc xe. Thế mà chính quyền đành bó tay không biết phải xử lý tụi thú hoang này như thế nào cơ đấy!
Người Mỹ làm như cũng không biết ăn thịt thú rừng, thậm chí không có nhà hàng nào bán thịt thú rừng, họ chả thiết đến loại thịt thú rừng thơm ngon bổ như hươu nai, và cũng chả thiết lấy sừng bọn thú này để kiếm bộn tiền! Người Mỹ vẫn sống cùng những con thú hoang dã đó, thậm chí còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Quả thật đó là một xã hội còn quá sơ khai!

6. Phong cách

Người Mỹ làm như không biết tự trọng!
Các giáo sư Mỹ không quan tâm nhiều đến bề ngoài, họ không hề có cái gọi là phong thái bác học. Giáo sư D chẳng hạn, là một giáo sư tâm lý học cực kỳ nổi tiếng thế mà giờ nghỉ ông ấy cũng thường ăn bánh bích quy với sinh viên trong văn phòng của mình, và bàn tán xôm tụ với họ về bộ phim 21, hay về minh tinh Trung Quốc Chương Tử Di! Ông cũng không có phong cách uy nghi của một nhà bác học, và điều đó làm tôi thất vọng ghê gớm!
Các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ cũng không bao giờ ghi hai chữ PhD. lên danh thiếp của mình. Họ thậm chí cũng không biết cách thể hiện vị thế của mình. Thành ra những người học những ông thầy như vậy nếu trở thành những quan chức thì làm sao biết cách đi đứng nói năng cho đúng bộ lệ đây!
Còn ở Trung Quốc, giờ đây các công chức dường như rất biết cách để thu hút sự kính trọng của dân chúng, thậm chí đến cả vị giám đốc của một cơ quan tầm tầm ở Trung Quốc có khi còn uy thế hơn cả Tổng Thống Mỹ cơ đấy! Một công dân hạng ba của Trung Quốc có khi còn xa một công dân hạng nhất của Mỹ là vậy!

7. Học đường

Học sinh tiểu học Mỹ chả có lý tưởng cao xa gì sất.
Chúng không hề có ý định đi học để trở thành ông này bà nọ trong chính quyền! Không hề có học đường nào dành cho chủ tịch, bí thư, ủy viên tương lai, như tôi đã từng thấy hồi còn nhỏ ở quê nhà. Các em không có bài tập về nhà. Bài tập về nhà kiểu như các học sinh như các học sinh Trung Quốc là khá xa lạ ở Mỹ.
Trường học ở Mỹ chú trọng đến đạo đức, trước hết để giúp cho các đứa trẻ trở nên những công dân có đủ tư cách, sau đó mới tính đến chuyện lý tưởng lâu dài. Trở thành công dân có đủ tư cách ư? Một quan niệm nghe mới cổ hủ làm sao!

8. Y tế

Người Mỹ làm lớn chuyện một cách kỳ cục khi có bệnh.
Đầu tiên họ đi bác sĩ khám bệnh, rồi bác sĩ kê toa. Rồi cầm toa đó đi mua thuốc, mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn sử dụng… ôi chao mọi việc chẳng thể nhanh gọn như ở Trung Quốc… Tôi chả hiểu tại sao ở Mỹ lại phân biệt việc khám bệnh với việc bán thuốc… mà lẽ ra nên tách rời lợi nhuận với trách nhiệm!
Rõ ràng là các bệnh viện ở Hoa Kỳ không biết kiếm tiền mà! Sao lại phải nói tên thuốc cho bệnh nhân biết chứ?… chỉ có như vậy họ mới độc quyền bán thuốc với giá cao gấp cả chục lần cơ mà! Có quá nhiều cơ hội làm ăn béo bở thế mà họ không biết khai thác, rõ ràng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở Mỹ chết rồi!

9. Báo chí

Ý kiến của công chúng Mỹ thật chả ra làm sao!
Đôi khi tôi hoàn toàn mất kiên nhẫn với sự ngu dốt và khờ khạo của người Mỹ. Chẳng hạn khi họ biết Trung Quốc có đài truyền hình và báo chí, họ đã hỏi tôi một câu ngu dốt như thế này: Hóa ra Trung Quốc cũng có báo chí à? Nghe mà bực!
Chúng ta có những tờ báo tiếng Trung được Bộ Truyền Thông cho phép ấn hành sau khi đã rà soát một cách cẩn mật đấy chứ. Báo của chúng ta toàn là những bài ca tụng lên mây cả, có đâu như báo Mỹ, công chúng đóng góp phê bình loạn cả lên, thậm chí còn dám “chưởi” cả tổng thống nữa cơ đấy!
Báo chí chúng ta đâu có chuyện công khai mấy vụ bê bối của quan chức, bởi nếu cứ tung hê lên thì sau này ai mà muốn làm lãnh đạo nữa chứ!

10. Tâm linh

Người Mỹ có đời sống tinh thần hết sức vô vị nhạt nhẽo.
Tôi chả hiểu tại sao trước mỗi bữa ăn họ lại lẩm bẩm mấy câu thánh nghe hết sức khờ khạo: Cầu Chúa phù hộ nước Mỹ.
Thật là buồn cười quá đi: Nếu Chúa phù hộ nước Mỹ thì làm sao lại để nước Mỹ lạc hậu, sơ khai, đơn giản đến thế này? Cầu Chúa có ich lợi gì chứ? Thực tế nhất là bạn nên dành thời gian đó để đi lễ thủ trưởng!
Đó mới đúng là hiện đại chứ lỵ!

11. Lối sống

Người Mỹ chả có khái niệm về thời gian.
Bất luận chuyện lớn chuyện nhỏ, người Mỹ đều ngoan ngoãn đứng vào hàng chờ đợi… Còn người Trung Quốc chúng ta – như bạn biết đấy – khôn hơn nhiều!
Bất kể đám đông như thế nào, chúng ta vẫn có kỹ năng chen lấn, điều này giúp tiết kiệm thời gian, và tránh được sự mệt mỏi khi đứng chờ! Nếu ai đó biết đi cổng sau thì kết quả tiết kiệm thời gian còn tuyệt hơn nữa.
Thế mà những người Mỹ lẩm cẩm lại không biết đến những điều hay ho đó cơ chứ!

12. Mua bán

Những cửa hàng ở Mỹ có một phong cách buôn bán hết sức vô lý: bạn có thể trả lại hàng vài tuần sau khi mua về mà thậm chí cũng không cần nêu lý do. Ở ta thì làm gì có chuyện cho đổi hàng mà không hò hét quát tháo nhau ra trò chứ!

13. An toàn

Nước Mỹ không an toàn! Tôi nói điều này bởi có tới 95 % nhà dân không cần tới lưới chống trộm, và điều kỳ lạ này nữa là: chả biết mấy tên trộm đi đâu hết rồi nhỉ?

14. Giao thông

Người Mỹ sao mà nhút nhát và yếu đuối quá vậy không biết!
Tôi nói điều này cũng bởi có tới 95 % tài xế không dám vượt đèn đỏ!
Và mặc dầu 99% dân Mỹ có xe hơi, vậy mà cách lái xe của họ thật lạ: bao nhiêu là xe cộ lưu thông nhưng không mấy khi nghe tiếng còi xe, phố xá vì thế vắng lặng đến nỗi cứ ngỡ không phải là phố xá nữa, làm sao mà bì được phố xá ồn ào náo nhiệt ở Trung Quốc cơ chứ!

15. Tình cảm

Người Mỹ rất là thiếu cảm xúc.
Có tới 95% nhân viên không nghĩ tới việc phải làm gì cho tiệc cưới của sếp, họ chẳng bao giờ phải vắt óc tìm ra lý do để chăm sóc sếp của mình. Ở Trung Quốc liệu có ai điên đến mức bỏ qua cơ hội chăm sóc sếp của mình không? Nói cách khác, có ai dám làm điều đó không? Hãy xem, người Trung Quốc chúng ta có biết bao nhiêu là tình thương mến thương với lãnh đạo!

16. Nhạy bén

Người Mỹ không nhạy bén chút nào!
99% người Mỹ đi học, đi làm, thăng quan tiến chức, mà không hề biết sự cần thiết của “phong bì” để có thể mở ra một cánh cửa... sau!
Nguyễn Đại Hoàng chuyển ngữ
3/2013
_____________________________

'Foolish and Backward Nation': A Self-Effacing Chinese Satire of America

On the eve of U.S. Secretary of State Hillary Clinton's diplomatic visit to the Middle Kingdom, a tongue-in-cheek critique of Americans has gone viral on Sina Weibo, China's Twitter, with over 44,000 retweets and 5,400 comments. This piece, of uncertain author and origin, laughingly criticizes Americans as foolish, primitive, and naive. Lest American readers be offended, it soon becomes apparent that the essay is in fact a sharp, backhanded critique of China.Tea Leaf Nation has translated the juiciest parts (which happen to constitute most of the essay). Please enjoy.

Don’t Go to the U.S., A Foolish and Backward Nation

I’ve already been in the U.S. for a long time. I regret that choice. We’ve been [fooled] by Western media the whole time, making us think that the U.S. is a modernized country. Harboring hopes of studying American modern science in order to serve my motherland, I moved heaven and earth in order to make it over to this “superpower.” But the result has been very disappointing!
(1) The U.S. is actually a giant, undeveloped farming village. In middle school, teachers teach students that the more developed industry gets, the greater harm the natural environment suffers. For example, in an industrial city you should find chimneys everywhere, large factories everywhere, dust everywhere. That’s the symbol of industrialization! But the U.S.? You hardly ever see chimneys, occasionally you’ll see a few small ones but they’re just decorations for houses. Instead there are clear rivers and lakes everywhere, and there aren’t even paper factories or steel smelters by the riverbanks. The clean and fresh air is a symbol of primitive society. There’s not even a trace of industrialization!
(2) Americans don’t understand economics. Highways extend in all directions, seemingly reaching every village, but there are hardly any toll stations! What a tremendous waste of a gigantic business opportunity! I can barely keep myself from grabbing some cement and building a few toll stations; within one month I’ll definitely make enough money to buy a house with a view of the Atlantic Ocean. Also, by the side of the highway you can see quiet and undeveloped lakes. The government allows waterbirds to freely settle and poop wherever they want, neglecting even to open a scenic garden with a lake view in order to make some serious money. It’s clear Americans have no head for economics.
(3) American construction is too primitive. Besides [what you find in] a small number of large cities, there are no big cement and concrete skyscrapers. … I can scarcely believe that the U.S. seemingly has no concrete buildings. They’re all mostly made of wood and some other strange materials. Using primitive wood to build houses-it’s like these foreigners’ architecture hasn’t moved beyond pre-Qing Dynasty times. That’s feudal times!
(4) Americans’ thinking is naive and backwards. As soon as I got to the U.S., I found [renting] a luggage cart cost three U.S. dollars. I didn’t have change, an American saw that I had a lot of luggage, so they paid the three bucks for me and brought me a cart. [Americans] also always open doors for me and ask me if I need help. In my country, we already had the Lei Feng period in the ’50s and ’60s, now we think that stuff is so backwards! [Lei Feng was a young man that the Mao-era Communist government widely touted as an example of selfless virtue.] Back then, people were very hypocritical, but now we’re not that way. We do things nakedly; now that’s modernization! So Americans’ thinking is behind ours by several decades, and there are no signs they will be able to catch up.
(5) Americans don’t understand [how to eat] game. One night, I was driving with my classmates to another city and several Sika deers suddenly bounded out. My classmate immediately braked and swerved in order to avoid an accident. Apparently this sort of thing happens often, as a collision with one deer is enough to total a car. The U.S. government doesn’t know how to manage this. … Americans really don’t understand how to eat game, they don’t even have game restaurants, much less a taste for delicious wild animals-killing a deer and selling the antlers can make a lot of money! Americans live with those wild animals every day, even taking measures to protect wild animals. That’s a really primitive society.
(6) Americans don’t understand self respect. Professors at American universities have no presence (架子); they don’t have the air of distinguished scholars at all. It’s said that Professor D___ is a famous professor of psychology, but during class breaks he eats cookies in his office with his students, talks about the movie “21″ and [Chinese actress] Ziyi Zhang. He doesn’t have any of the majesty of scholarship, I was really disappointed. Also, post doctoral students never put “Ph.D” on their name cards. They don’t even understand how to show off their status. People taught by professors like this won’t even understand how to posture if they become government officials. … It seems Chinese public servants really know how to get peoples’ respect; even the boss in a minor office in my motherland is more imposing than the American President. No wonder they say a first-class citizen in China becomes a third-class citizen in the U.S.
(7) American elementary school students don’t have lofty ideals. From the start, elementary school students don’t have any intention of becoming officials. … There are none of the class presidents, class secretaries, or the committees I had when I was young. After class, it’s as if they have no homework. There’s no way you can even mention it in the same breath with Chinese primary school students’s homework. Schools place too much emphasis on a moral upbringing, making little kids focus on becoming qualified citizens first, getting to the long-term ideals later. Becoming a qualified citizen? What a corny concept.
.(8) Americans cause a big ruckus every time they see a little illness. First, they make an appointment with the doctor, and afterwards the doctor gives a prescription. Some people have to consult a qualified pharmacist. When they buy medicine, they have to go to the supermarket to get it themselves. It’s not as fast as it is with us … I don’t understand why Americans separate seeing the doctor and buying medicine … instead separating benefit from responsibility. It’s clear American hospitals have no concept of how to make money! Why tell the patients the name of the medicine? … They could monopolize the sales of medicine and raise prices 8 or 10 times. There are so many good business [opportunities] they’re not [pursuing], obviously the capitalist market economy is dead!
(9) American public opinion is nuts. Sometimes I completely lose patience with their ignorance and foolishness. For example, when they learned that China has television stations and newspapers, they actually ignorantly ask me, “China has a newspaper?!” That’s really outrageous; we not only have Chinese-language newspapers, they are meticulously produced by our Ministry of Propaganda; looking at our newspapers is like listening to a hymn, it’s nothing like American newspapers with their messy public opinions, even daring to insult the U.S. President by name…[in China] we don’t publicize the leaders’ scandals; after that, who would want to be a leader? …
(10) Americans are spiritually empty. What I can’t stand is: The majority of Americans say grace before each meal, and naively say “God bless America.” Ridiculous; if God blessed America, how did America get this backwards, this primitive, how did Americans get so simple and primitive? What’s the use of praising God? It would be more practical to spend that time praising your boss! That’s the modern way! …
(11) Americans do not have a concept of time. No matter what, they always wait in line. … We Chinese are smarter, you see. No matter how crowded it gets, we still have the skill to stuff ourselves in somewhere, this saves a lot of time and you can avoid getting tired from standing! If someone you know opens a backdoor, that saves even more time. The old Americans just don’t get this.
(12) American stores make no sense: You can return something weeks after buying it without even giving a reason. How is it that you let me return the goods without even arguing with me for a little while? …
(13) The U.S. isn’t safe. 95% of homes have forgotten to install anti-theft nets/doors/windows; another strange thing is, where’d all the pickpockets go?
(14) Americans are wimps. 95% of drivers don’t even dare to run red lights…although 99% of American adults have a car, their driving method is very strange: There are many cars on the road, but you can’t hear any horns, the streets are so quiet it’s as if they’re not streets, there’s none of the energy of a major province-level [Chinese] city.
(15) Americans lack emotion. 95% of employees don’t think their superiors’ weddings have anything to do with them, so they never find an excuse to care about their leaders; in China, do the masses ever miss a chance to care about their leaders? Put another way, who in China doesn’t dare to? Look how much feeling we’ve got.
(16) Americans aren’t sensible. 99% of Americans go through school, get jobs, get promoted, and get an operation without understanding the need to give “hong bao” [red envelopes full of cash] to open a back door. ..

Friday, March 1, 2013

VN THƯ QUÁN / TÁC GIẢ A-E


  • A.Moravia
  • (1)      
  • Aramis
  • (1)      
  • Actua Pôtgié
  • (1)      
  • Alan Ereira
  • (1)      
  • Agatha Christie
  • (44)      
  • Anh Động
  • (1)      
  • Ái Khanh
  • (34)      
  • A. R. Beliaev
  • (1)      
  • Alain Danielou
  • (1)      
  • Alphonse Allais
  • (1)      
  • Alberto Moravia
  • (5)      
  • Alexander Pushkin
  • (4)      
  • Alcantara Machado
  • (1)      
  • Alexandra Ripley
  • (1)      
  • Alexandre Dumas
  • (14)      
  • Albert Banasco
  • (1)      
  • Alexandre grin
  • (1)      
  • André Gide
  • (2)      
  • Alfred Hitchcock
  • (34)      
  • Alexander Kuprin
  • (1)      
  • Andecxen
  • (1)      
  • Ambrose Bierce
  • (1)      
  • Andreass Maclair
  • (1)      
  • Aleksandr Solzenisyn
  • (1)      
  • Anh Đức
  • (39)      
  • ANTHONY GREY & NGUYỄN ƯỚC
  • (1)      
  • Anh em nhà GRIM
  • (1)      
  • Andrei Platonov
  • (1)      
  • ANTOINE DE SAINT EXUPÉRY
  • (1)      
  • André Minniger
  • (1)      
  • Anton Tsekhov
  • (6)      
  • Ani Thubten Chodron
  • (1)      
  • Armstrong Martin
  • (1)      
  • Amir Sleem
  • (1)      
  • Art Hoff
  • (1)      
  • ANNIE BESANT & C. W. LEADBEATER
  • (1)      
  • Avram Davidson
  • (1)      
  • Aleksey Nikolaievich Tolstoy
  • (1)      
  • Azit Nezin
  • (7)      
  • Alice Dunbar
  • (1)      
  • Akunata Ryunosuke
  • (1)      
  • Agota Kristof
  • (1)      
  • Archibald Joseph Cronin
  • (6)      
  • Anne Frank
  • (1)      
  • Ayya Khema
  • (2)      
  • Anne Mather
  • (1)      
  • Ảo Long
  • (1)      
  • An Quyên
  • (1)      
  • A.Puskin
  • (1)      
  • Albert Camus
  • (1)      
  • A.Inin
  • (2)      
  • An Ni Bảo Bối
  • (2)      
  • Anh Nguyên
  • (3)      
  • Andy Tran
  • (3)      
  • Alan.D.Shultz
  • (1)      
  • Andy Trần
  • (1)      
  • Abraham Lincoln
  • (1)      
  • Anna Dillon
  • (1)      
  • Ashley Hodgeson
  • (1)      
  • ALAN PATON
  • (1)      
  • Anthony Robbins
  • (2)      
  • Alberto Blest Gana
  • (1)      
  • Ái Duy
  • (4)      
  • Arthur Conan Doyle
  • (1)      
  • ALECXEI TOLXTOI
  • (2)      
  • Amy Tan
  • (2)      
  • A . F . Herold
  • (1)      
  • Arthur Charles Clarke
  • (2)      
  • ALFONSO ALVAREZ VILLAR
  • (1)      
  • Anchee Min
  • (1)      
  • Anton Pavlovich Tchekhov
  • (16)      
  • Alexandre Soljenitsyne
  • (4)      
  • Annie Saumont
  • (1)      
  • Aesop
  • (1)      
  • Amanda Chong Wei Zhen
  • (1)      
  • Arthur Catherall
  • (1)      
  • Akutagawa Ryunosuke
  • (23)      
  • A Từ
  • (1)      
  • Anh Nga
  • (1)      
  • Anh Minh
  • (1)      
  • Allen Bellas
  • (1)      
  • Alex Rovira & Fernando Trías de Bes
  • (1)      
  • Andrée Maillet
  • (1)      
  • Abe Kôbô
  • (1)      
  • Arishima Takeo
  • (1)      
  • Allen Woodman
  • (1)      
  • Alphonse Daudet
  • (3)      
  • Anna Gavalda
  • (1)      
  • Adoley Odunton
  • (1)      
  • Alessandro Baricco
  • (1)      
  • ASTRID LINDGREN
  • (3)      
  • Áo Vàng
  • (22)      
  • Aleksandr Isaevich Solzhenitsyn
  • (1)      
  • Anatole France
  • (1)      
  • Asimov, Isaac
  • (1)      
  • Ái Hoa
  • (1)      
  • Abe Kobo
  • (2)      
  • Alan Lightman
  • (1)      
  • Avertrenko, Arkadi
  • (1)      
  • Anthony Soucher
  • (1)      
  • Andersen
  • (1)      
  • A Lai
  • (1)      
  • Akutagawa, Ryunosuke
  • (1)      
  • Amrita Pritan
  • (1)      
  • Al-Bayati, Abdul Wahab
  • (1)      
  • Andrew Lang
  • (1)      
  • André Chedid
  • (1)      
  • Ajahn Chah
  • (1)      
  • Asin
  • (2)      
  • Ái Ưu Du
  • (1)      
  • Ấu Tím
  • (13)      
  • Alexander Berzin
  • (2)      
  • AN NGUYỄN
  • (1)      
  • Aleksey Tolstoy
  • (1)      
  • Ai Phong
  • (1)      
  • Anton Sekhov
  • (1)      
  • Azdiva 87
  • (1)      
  • Arnold Bennett
  • (1)      
  • André Maurois
  • (1)      
  • Andy Tran PBH
  • (2)      
  • A.R.BELJAEV
  • (1)      
  • Arthur Hailey
  • (1)      
  • Anh Đào
  • (2)      
  • Alexander Berzin đối thoại với J. Landaw
  • (1)      
  • Aziz Nesin
  • (1)      
  • Angie Châu
  • (1)      
  • AN BÌNH MINH
  • (1)      
  • ALEX HALEY
  • (1)      
  • Anagarika Govinda
  • (1)      
  • Annie Proulx
  • (1)      
  • Antoine Galland
  • (1)      
  • Anthony Cao Minh Hưng
  • (1)      
  • Asada Jirô
  • (1)      
  • Andrew Davidson
  • (1)      
  • Arata Yoshikawa
  • (1)      
  • Albert Vulliez
  • (1)      
  • Ái Dung
  • (1)      
  • A. PAZZI
  • (1)      
  • Ariyoshi Sawako
  • (1)      
  • Ái Thơ
  • (1)      
  • A.CHEKHOV
  • (1)      
  • An Phong Nguyễn Văn Diễn
  • (1)      
  • Alexander Puskin
  • (2)      
  • Andrew Gross
  • (1)      
  • ANDREW MATTHEWS
  • (1)      
  • Au Yao Hsing
  • (1)      
  • Arthur Golden
  • (1)      

  • B . Vaxiliép
  • (2)      
  • Bùi Nguyễn Quý Anh
  • (1)      
  • Bá Dương
  • (1)      
  • Bưu Văn Phan Kế Bính
  • (1)      
  • Bà Tùng Long
  • (5)      
  • Burtler, Robert O.
  • (1)      
  • Bàn Tải Cân
  • (9)      
  • Bùi Hải Lý
  • (1)      
  • Băng Sơn
  • (3)      
  • Bắc Giang
  • (1)      
  • Bảo Ninh
  • (14)      
  • Bùi công Ba
  • (1)      
  • bão vũ
  • (2)      
  • Bùi Bằng Giang
  • (1)      
  • BBC
  • (1)      
  • Bích Trâm
  • (1)      
  • Belobrov Vladimir
  • (1)      
  • Bernard Malamud
  • (1)      
  • Berwick Arnold
  • (1)      
  • Bảo Trân
  • (2)      
  • Bhikkhu Shravasti Dhammika
  • (1)      
  • Bùi Mai Thủy
  • (1)      
  • Bích Phượng
  • (2)      
  • Bảo Vy
  • (1)      
  • Bích Sương
  • (1)      
  • BÙI ANH TẤN
  • (4)      
  • Bích Thảo
  • (1)      
  • Bernard Glemer
  • (1)      
  • Bích Vân
  • (2)      
  • Ben Stahl
  • (1)      
  • Bình Nguyên Lộc
  • (20)      
  • Băng Tuyết
  • (1)      
  • Bình Nguyên Trang
  • (1)      
  • Bennô Pơluđơra
  • (1)      
  • Bồ Giang Tuyết Điểu
  • (1)      
  • Barbara Ann Brennan
  • (1)      
  • Bồ Tùng Linh
  • (2)      
  • Bjornstjerne Bjornson
  • (1)      
  • Bob Proctor
  • (1)      
  • Boris Yeltsin
  • (1)      
  • Bồng Lai
  • (9)      
  • Bùi Ngọc Sơn
  • (1)      
  • Bram Stoker
  • (2)      
  • Brian Moore
  • (1)      
  • Bùi Chí Vinh
  • (5)      
  • Bùi Huy Vọng
  • (1)      
  • Bùi Đức Ba
  • (2)      
  • Bích Hạnh
  • (1)      
  • Bùi Hiển
  • (21)      
  • Bảo Thê
  • (1)      
  • Bùi Ngọc Tấn
  • (8)      
  • Bernhard Schlink
  • (1)      
  • Bùi Thúy Hà
  • (1)      
  • Bondar Aleksandr
  • (1)      
  • Bùi Tín
  • (3)      
  • Boris Vian
  • (2)      
  • Bradley S. O'Leary & Edward Lee
  • (1)      
  • Bùi Mai Hạnh – Lê Vân
  • (1)      
  • Béctôn Brếch
  • (1)      
  • Bohumil Hrabal
  • (3)      
  • Bourgeade Pierre
  • (2)      
  • Bích Khoa
  • (2)      
  • Bà Lan Phương
  • (1)      
  • Bùi Việt Thắng
  • (1)      
  • Bá Dũng
  • (1)      
  • Boris Pasternak
  • (1)      
  • Bích Ngân
  • (7)      
  • Boileau - Narcejac
  • (2)      
  • Buck, Pearl S
  • (2)      
  • Bùi Mộng Hùng
  • (1)      
  • Bob Woodward
  • (1)      
  • Bắc Phong Saigon
  • (1)      
  • Bình Huyên
  • (10)      
  • Bhante Henepola Gunaratana & Jeanne Malmgren
  • (1)      
  • Bích Xuân
  • (12)      
  • Brian L. WEISS
  • (1)      
  • Bích Hà
  • (4)      
  • Bird Carmel
  • (1)      
  • Bác sĩ Trần Xuân Ninh
  • (1)      
  • Bill Gates
  • (1)      
  • Bhikkhu P.A. Payutto
  • (1)      
  • Bùi Thụy Đào Nguyên
  • (32)      
  • Bùi Minh Quốc
  • (2)      
  • Bùi Đức Hiền
  • (6)      
  • Bùi Minh Trường
  • (1)      
  • Bành Bảo
  • (1)      
  • batanlp
  • (1)      
  • Bernard Werber
  • (1)      
  • Bill Clinton
  • (1)      
  • Banana Yoshimoto
  • (2)      
  • Bảo Triều
  • (1)      
  • Băng Hồ
  • (1)      
  • Brian Greene
  • (1)      
  • Bích Thuỷ
  • (1)      
  • Bernardo Guimarães
  • (1)      
  • Bộ Phi Yên
  • (1)      
  • Bùi Giáng
  • (1)      
  • Bùi Hạnh Cẩn
  • (1)      
  • Bryan Caplan
  • (2)      
  • Bạch Tú Linh
  • (1)      
  • Bùi Nghĩa
  • (5)      
  • Bạn Hiền
  • (2)      
  • Bảo Thái
  • (1)      
  • BÙI VĂN NHẪM
  • (1)      
  • Bùi Ngọc Tâm
  • (1)      
  • Bertolt Brecht
  • (1)      
  • Bùi Nghiã
  • (1)      
  • Bùi Văn Bồng
  • (2)      
  • Borges, Jorge Luis
  • (1)      
  • Bryan Griffin
  • (1)      
  • Bhikkhu P.A Payutto
  • (1)      
  • Bhante Wimala
  • (1)      
  • Bùi Hoằng Vị
  • (3)      
  • Bùi Thụy Đào Nguyên, soạn.
  • (1)      
  • Bích Huyền
  • (4)      
  • Bác Sĩ Trần Lý Lê
  • (2)      
  • BÙI NGUYỄN TRƯỜNG KIÊN
  • (1)      
  • Bùi Hải Hưng
  • (2)      
  • Bảo Long
  • (1)      
  • Bùi Đặng Quốc Thiều
  • (1)      
  • Bảo Nghi
  • (1)      
  • Bùi Công Thuấn
  • (1)      
  • Bùi Việt Sỹ
  • (2)      
  • BuKLa
  • (1)      
  • Bernard B Fall
  • (1)      
  • BS. Đỗ Hồng Ngọc
  • (2)      
  • Bachim
  • (1)      
  • Bốc Tùng Lâm
  • (1)      
  • bmm
  • (1)      
  • Becca Fitzpatrick
  • (1)      
  • Bình Định
  • (1)      
  • Biên soạn chính: Trần Lê An
  • (1)      
  • Bích Quỳnh
  • (2)      
  • Brian D’Amato
  • (1)      
  • Bắc Thôn
  • (1)      
  • Brigitte Aubert
  • (1)      
  • Bùi Thanh Minh
  • (1)      
  • Bích Thủy
  • (1)      
  • Barbara Taylor Bradford
  • (4)      
  • Bài Phỏng Vấn
  • (1)      
  • Bồ Tùng Ma
  • (2)      







    119 Tác giả theo mẫu tự C

  • Cao Hồng Minh
  • (1)      
  • Cornelius Ryan
  • (1)      
  • Carey Fletcher
  • (1)      
  • Carver Raymond
  • (1)      
  • Catherine Howard
  • (1)      
  • Christopher Paolini
  • (2)      
  • Cervantes
  • (1)      
  • Cung Điền
  • (1)      
  • Charles An Faiys
  • (1)      
  • Cát Phượng Nguyễn Phước
  • (1)      
  • Charles Dickens
  • (2)      
  • Chu Nguyễn Nhật Quỳnh
  • (1)      
  • Charlotte Bronte
  • (2)      
  • Christie Craig
  • (1)      
  • Châu Liên
  • (13)      
  • Curtis White
  • (1)      
  • Chu Lai
  • (11)      
  • Cao Huy Thuần
  • (2)      
  • Chu Thị Thơm
  • (2)      
  • Choloé Morane
  • (1)      
  • Chu Thu Hằng
  • (6)      
  • C. J. Lambert
  • (1)      
  • Chưa rõ
  • (1)      
  • Cát Yên
  • (1)      
  • CNet
  • (1)      
  • Curzio Malaparte
  • (1)      
  • Cổ Long
  • (81)      
  • Catherine Coookson
  • (1)      
  • Cỏ Mật
  • (1)      
  • Carter Brown
  • (1)      
  • Cổ Ngư
  • (5)      
  • Christopher E. Goscha
  • (1)      
  • Colleen Mc Cullough
  • (2)      
  • Cù Hựu
  • (1)      
  • Comtesse de Ségur
  • (3)      
  • C. W. Leadbeater
  • (2)      
  • Công Bình
  • (1)      
  • Chanrithy Him
  • (1)      
  • Cung Khanh
  • (3)      
  • Coelho Paulo
  • (2)      
  • Chu Hệ
  • (1)      
  • Cung Thị Lan
  • (10)      
  • Cao Hành Kiện
  • (8)      
  • Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
  • (12)      
  • Chu Tử
  • (2)      
  • Chưa biết
  • (3)      
  • Clark M. Zlotchew
  • (1)      
  • Châu Thổ
  • (1)      
  • Châu Diên
  • (5)      
  • Charles Fourniau
  • (1)      
  • Chu Sa Lan
  • (36)      
  • Chinh Nguyên
  • (1)      
  • Chu Quang Mạnh Thắng
  • (1)      
  • Claude Simon
  • (1)      
  • CEES NOOTEBOOM
  • (1)      
  • Cổ Mạn
  • (1)      
  • Cao Xuân Huy
  • (1)      
  • Carlo Collodi
  • (1)      
  • Chiêu Hoàng
  • (35)      
  • Cao Phi
  • (2)      
  • Cao Xuân Lý
  • (12)      
  • Christine Arnothy
  • (1)      
  • Cấn Vân Khánh
  • (11)      
  • Cánh Đồng Gió
  • (3)      
  • Cát Lan
  • (5)      
  • Cecelia Ahern
  • (1)      
  • Cao Chánh Cương
  • (1)      
  • Cao Hạnh
  • (2)      
  • Carolyn Steele Agosta
  • (1)      
  • Chân Tàng Bản
  • (1)      
  • Claudette Williams
  • (1)      
  • Cao Duy Sơn
  • (1)      
  • Charles Leadbeater
  • (1)      
  • Chí Linh
  • (3)      
  • Cát Hạnh
  • (1)      
  • Charlie Fish
  • (1)      
  • Chưởng Môn Việt Vỏ Đạo Lê Sáng
  • (1)      
  • Cao Thanh Phương Nghi
  • (3)      
  • Cổ Tích Việt Nam
  • (24)      
  • Chu Thuỳ Anh
  • (1)      
  • Cao Quỳnh Tuệ Lâm
  • (1)      
  • Chinua Achebe
  • (1)      
  • Ca Dao
  • (1)      
  • Cotesse de Segus
  • (1)      
  • Cảm Biến Phạm Phù Vân
  • (1)      
  • Chưa biết tên
  • (2)      
  • Christopher Cook
  • (1)      
  • Cư sĩ Liên Hoa
  • (1)      
  • Cao Nguyên
  • (3)      
  • Cao Miên Tử
  • (1)      
  • Charles-Augustin Sainte-Beuve
  • (1)      
  • C.B. Gilford
  • (1)      
  • Chế Lan Viên
  • (2)      
  • Cao Hùng
  • (1)      
  • Cổ Như Phong
  • (1)      
  • Chân Phương
  • (1)      
  • Cừu Sơn Sơn
  • (1)      
  • Cổ Mộ và Ma Trí
  • (1)      
  • Cao Năm
  • (2)      
  • Chữ Nhân Hoạch
  • (1)      
  • Cynthia Mercati
  • (1)      
  • Chi Xuyên
  • (1)      
  • Cử Nhân Nguyễn Ngọc Hiếu biên dịch
  • (1)      
  • Cynthia Kadohata
  • (1)      
  • Chu Thùy Anh
  • (1)      
  • Cherry Royce
  • (2)      
  • Caroline Quine
  • (1)      
  • Châu Hồng Lĩnh
  • (1)      
  • Cơ Mễ
  • (1)      
  • COLLEN Mc. CULLOUGH
  • (1)      
  • Chu Bá Nam
  • (2)      
  • Cornelia Funke
  • (1)      
  • Cố Công
  • (1)      
  • Celia Ahern
  • (1)      
  • Carrado Alvaro
  • (1)      
  • Cory Doctorow
  • (1)      
  • Chu Thảo
  • (1)      
  • Cathy Ly
  • (2)      
  • Chu Tất Tiến
  • (4)      




  • Dạ Hương
  • (2)      
  • Daniel 'Chip' Ciammaichella
  • (2)      
  • Dạ Thảo
  • (2)      
  • Dazai Osamu
  • (4)      
  • Dạ Thương
  • (1)      
  • decon
  • (3)      
  • Daniel Defoe
  • (1)      
  • Doris Lessing
  • (2)      
  • Daphne Du Maurier
  • (2)      
  • Dương Ánh Đăng
  • (1)      
  • Dave Barry
  • (3)      
  • Dan Brown
  • (5)      
  • Deborah Galyan
  • (1)      
  • Dương Trang Hương
  • (1)      
  • Dhep Mahapaurya
  • (1)      
  • Dương Tường
  • (2)      
  • Diêm Liêm Khoa
  • (1)      
  • Dũng Vũ
  • (3)      
  • Diệp Sương
  • (1)      
  • Dư Hoa
  • (2)      
  • Diệp Thanh Thúy
  • (1)      
  • David Morrell
  • (1)      
  • Dino Buzzati
  • (19)      
  • Donald Barthelme
  • (1)      
  • DKLoan
  • (1)      
  • Doãn Quốc Sỹ
  • (5)      
  • Doohand Honic
  • (1)      
  • Dezsö Kosztolanyi
  • (1)      
  • Dr. Blair T. Spalding
  • (2)      
  • Dan Kirk
  • (1)      
  • Dr. T. Lobsang Rampa
  • (1)      
  • Daniel Grandclément
  • (1)      
  • Dư Văn
  • (1)      
  • Dostoevsky
  • (4)      
  • Dũng Hà
  • (1)      
  • Doãn Dũng
  • (3)      
  • Dung Saigon
  • (11)      
  • Dalai Lama
  • (6)      
  • Dung Sàigòn & Võ Hà Anh
  • (4)      
  • Daniel Ellsberg
  • (1)      
  • Dương Chi Thủy
  • (1)      
  • Dalai Lama & Howard C. Cutler
  • (1)      
  • Dương Duy Ngữ
  • (5)      
  • Delog Dawa Drolma
  • (1)      
  • Dương Hải Hà
  • (2)      
  • Di Li
  • (5)      
  • Dương Nữ Khánh Thương
  • (5)      
  • DƯƠNG QUẢNG HÀM
  • (1)      
  • Dương Thị Hồng Lạc
  • (1)      
  • David K. Harford
  • (1)      
  • Dương Thị Thùy Dung
  • (1)      
  • Diệp Hồng Phương
  • (1)      
  • Dương thu Hương
  • (14)      
  • Diane Rayner
  • (1)      
  • Dương Văn Toàn
  • (1)      
  • Dung SaiGon & Võ Hà Anh
  • (1)      
  • Dương Vũ Hoàng
  • (1)      
  • Dr. Dhananjay Chavan
  • (1)      
  • Duyên Anh
  • (30)      
  • DIXEE R. BARTHOLOMEW-FEIS
  • (1)      
  • Diệu Hạnh
  • (7)      
  • DTTM
  • (1)      
  • Doãn Toàn Sinh
  • (1)      
  • Daniel Hudon
  • (1)      
  • Dung Nhi
  • (4)      
  • Dạ Thu
  • (1)      
  • Dale Carnegie
  • (4)      
  • DiLi
  • (2)      
  • Diễm Trinh
  • (3)      
  • DELLY
  • (1)      
  • Dam Bo
  • (1)      
  • Dương Thùy Dương
  • (3)      
  • Dương Bình Nguyên
  • (26)      
  • Daihongcat
  • (6)      
  • Daniel J. Boorstin
  • (1)      
  • Dung Dung
  • (1)      
  • Dạ Thủy
  • (1)      
  • Dương Nhạn Sinh - Bạo Thúc Diễm - Chu Chính Thư
  • (1)      
  • D.T.T.H
  • (1)      
  • Delli
  • (1)      
  • Dilys Rose
  • (1)      
  • Dương Thanh Tú
  • (1)      
  • Dương Thụy
  • (13)      
  • Diễm Thanh
  • (2)      
  • Dorothy Parker
  • (1)      
  • Dorothy McFalls
  • (1)      
  • Dạ Miên
  • (10)      
  • Diki Tsering
  • (1)      
  • Diễm Châu
  • (1)      
  • Du Tử Lê
  • (1)      
  • Dr Paul white
  • (1)      
  • Donald Honig
  • (1)      
  • Dương Huy Hoàng
  • (1)      
  • Dương Lệ
  • (14)      
  • David Stafford
  • (1)      
  • Dương Thượng Trúc
  • (1)      
  • Dương Thị Sớm Mai
  • (1)      
  • Dương Thùy Trân
  • (1)      
  • Dạ Ngân
  • (2)      
  • Diệc Thư
  • (1)      
  • Dzunichi, Watanabe
  • (1)      
  • Diana Wynne Jones
  • (1)      
  • Dương thị Bích Ngọc
  • (1)      
  • Du Trí Tiên – Chu Diệu Đình
  • (1)      
  • Dương thị vành Khuyên
  • (1)      
  • Debbie Macomber
  • (1)      
  • Divakaruni Chitra
  • (1)      
  • Duy An Đông
  • (1)      
  • D.H. Lawrence
  • (1)      
  • Dương Hồng Mô
  • (1)      
  • Divakar uni Chitra
  • (1)      
  • Dược sĩ Mai Tâm
  • (1)      
  • Danielle Steel
  • (4)      
  • Dennis Lehane
  • (1)      
  • Dương Nghiễm Mậu
  • (3)      
  • Dư Thị Diễm Buồn
  • (3)      
  • Dương Hà
  • (1)      
  • Dạ Lý
  • (1)      
  • Daisy Thomson
  • (1)      
  • Dzu Sa
  • (1)      
  • DNSGCT
  • (1)      
  • Dorota Terakowska
  • (1)      
  • DK Loan
  • (4)      
  • Duy Lam
  • (2)      
  • Duy Khán
  • (1)      
  • DAVID BALDACCI
  • (2)      
  • Dương Như Nguyện
  • (1)      
  • DL Bui
  • (1)      
  • Dương Hoàng Vũ
  • (1)      
  • Dịch giả Lệ Nguyên
  • (1)      
  • Dịch giả : Nguyễn Duy Chiếm
  • (1)      
  • David G. Stratman
  • (1)      
  • Dương Văn Giới
  • (1)      
  • Daphné du Maurier
  • (1)      
  • Dan Clark
  • (1)      
  • DƯƠNG HƯỚNG
  • (1)      
  • Dương Thanh Vân
  • (2)      
  • Diên Vỹ
  • (3)      
  • Đàm Ca
  • (2)      
  • Đào An Khanh
  • (1)      
  • Đăng Châu
  • (2)      
  • Đỗ Tuyết Mai
  • (1)      
  • Đặng Mai Lan
  • (2)      
  • Đỗ Kim Cuông
  • (3)      
  • Đặng Mai Phương
  • (1)      
  • Đặng Thị Thanh Hương
  • (1)      
  • Đặng Minh Tuấn
  • (2)      
  • Đặng Thanh
  • (1)      
  • Đặng Quang Tình
  • (8)      
  • Đinh Lâm Thanh
  • (10)      
  • Đặng Thúy Nhài
  • (1)      
  • ĐNPT
  • (1)      
  • Đặng Trung Nhân
  • (1)      
  • Đặng Kim Ngọc
  • (1)      
  • đặng văn sinh
  • (5)      
  • Đào Thế Quỳnh
  • (1)      
  • Đào Thắng Duy
  • (1)      
  • Đông Tà
  • (1)      
  • Đào Thị Hải Ly
  • (1)      
  • Đặng Thanh Hòa
  • (1)      
  • Đào Thị Thanh Tuyền
  • (9)      
  • Đồng Sĩ Nguyên
  • (1)      
  • Đinh Tiến Luyện
  • (4)      
  • Đường Hải Yến
  • (3)      
  • Đỗ Đức Thu
  • (1)      
  • Đỗ Khiêm
  • (1)      
  • Đỗ Minh Tuấn
  • (3)      
  • Đào Duy Hiệp
  • (10)      
  • Đỗ Ngọc Hoa Nam
  • (1)      
  • Đặng Minh Sáng
  • (1)      
  • Đoàn Giỏi
  • (1)      
  • Đinh Thùy Hương
  • (1)      
  • Đoàn Hồ Lệ Anh
  • (1)      
  • Đỗ Hải Yến
  • (1)      
  • Đoan Khánh
  • (2)      
  • Đặng Hoàng Thám
  • (4)      
  • Đoàn Lê
  • (8)      
  • Đồng Sa Băng
  • (29)      
  • Đoàn Ngọc Bích
  • (1)      
  • Đỗ Nhật Minh
  • (1)      
  • Đoàn Ngọc Hà
  • (2)      
  • Đức Lâm
  • (2)      
  • Đoàn Nhữ Nam
  • (1)      
  • Đỗ Thị Thanh Hương
  • (1)      
  • Đoàn Thạch Biền
  • (48)      
  • Đỗ Trí Dũng
  • (1)      
  • Đoàn Tú Anh
  • (2)      
  • Đoàn Văn Thông
  • (3)      
  • Độc Cô Hồng
  • (8)      
  • Đức Trí
  • (2)      
  • Đông Gàn
  • (1)      
  • Đặng Đức Bích
  • (1)      
  • Đông Vũ
  • (1)      
  • Đặng Tiến
  • (1)      
  • Đức Chúa Trời
  • (2)      
  • Định Danh
  • (1)      
  • Đông Phương Ngọc
  • (2)      
  • Đa Nguyên
  • (1)      
  • Đại sư Tịnh Vân
  • (1)      
  • Đỗ Thông Minh
  • (1)      
  • Đỗ Huỳnh Châu
  • (1)      
  • Đào Phạm Thùy Trang
  • (2)      
  • Đông Tây
  • (1)      
  • Đức Nguyễn
  • (1)      
  • Đặng Trần Côn
  • (2)      
  • Đông Lan
  • (1)      
  • Đới Tư Kiệt
  • (1)      
  • Đào Trinh Nhất
  • (1)      
  • Đường Thế Hoa
  • (1)      
  • Đỗ Hồng Ngọc
  • (1)      
  • Đức Ban
  • (2)      
  • Đỗ Thị Hồng Vân
  • (1)      
  • Đinh Thu Hương
  • (3)      
  • Đỗ Dũng
  • (2)      
  • Đạm Phương nữ sĩ
  • (1)      
  • Đinh Ngọc Hùng
  • (7)      
  • Đỗ Đỗ
  • (3)      
  • Đặng Thiều Quang
  • (1)      
  • Đào Việt Hải
  • (2)      
  • Đ.T.T
  • (1)      
  • Đỗ Bích Thuỷ
  • (1)      
  • Định Lập Mai
  • (1)      
  • Đinh lê vũ
  • (26)      
  • Đường Châu
  • (1)      
  • Đặng Khiết Anh
  • (1)      
  • Đào Hiếu
  • (10)      
  • Đỗ Quang Hiếu
  • (2)      
  • Đoàn Việt Hùng
  • (1)      
  • Đặng Hồng Quang
  • (1)      
  • Đoàn Thị Cảnh
  • (3)      
  • Điển Tích phật Giáo
  • (1)      
  • Đồng Sa Băng.
  • (1)      
  • Đổ Bích Thúy
  • (1)      
  • Đoàn Khánh
  • (1)      
  • Đà Linh
  • (1)      
  • Đỗ Quyên
  • (1)      
  • Đỗ Thành
  • (20)      
  • Đàm Lan
  • (1)      
  • Đức Cường
  • (1)      
  • Đỗ Xuân Thu
  • (4)      
  • Đỗ Đình Truật
  • (1)      
  • Đăng Ngọc
  • (1)      
  • Đa Sự Lang Y
  • (1)      
  • Đồng Chuông Tử
  • (1)      
  • Đỗ Trung Quân
  • (1)      
  • Đặng Phùng Quân
  • (1)      
  • Đoàn Thị Phương Nhung
  • (4)      
  • Đào Hiều
  • (1)      
  • Đặng Ph. Nguyên
  • (1)      
  • Đinh thị Hoài Thương
  • (1)      
  • Đinh Nga
  • (1)      
  • Đoàn thị
  • (1)      
  • Đào Phong Lan
  • (5)      
  • Đỗ Phủ
  • (1)      
  • Đặng Hà Nội
  • (1)      
  • Đinh Gia Hưng
  • (1)      
  • Điền Ngọc Phách
  • (2)      
  • Đào Phong Lưu
  • (12)      
  • Đỗ Bích Thúy
  • (3)      
  • Đỗ Dung
  • (1)      
  • ĐỖ PHƯỚC TIẾN
  • (2)      
  • Đỗ Ngọc Thạch
  • (1)      
  • Đoản Kiếm
  • (1)      
  • Đào Nguyễn
  • (1)      
  • Đào Lâm
  • (1)      
  • Đinh Đình Chiến
  • (1)      
  • Đỗ Thanh Vân
  • (6)      
  • Đàm Hạnh
  • (7)      
  • ĐỔ THỊ HẢO - MAI THỊ NGỌC CHÚC
  • (1)      
  • Đặng Đình Tuân
  • (1)      
  • Đào Trung Sơn
  • (1)      
  • Đằng Hương
  • (1)      
  • Đặng Huyền
  • (1)      
  • Đoàn Thị Hồng Thủy
  • (18)      
  • Đỗ Hoàng Diệu
  • (7)      
  • Đào Huy Kiên
  • (8)      
  • Đỗ Hà
  • (1)      
  • Đỗ Bình
  • (3)      
  • Đào Duy An
  • (1)      
  • Đặng Hoàng Văn
  • (1)      
  • Đoàn Minh Tuấn
  • (1)      
  • Đỗ Đình Tuân
  • (1)      
  • Đức Trí Quế Anh
  • (3)      
  • Đường Thất công tử
  • (1)      
  • Đoàn Phương Huyền
  • (4)      
  • Đỗ Duy Ngọc
  • (1)      
  • ĐỖ TIẾN THỤY
  • (3)      
  • Đăng Sơn
  • (12)      
  • Đỗ Thiền Đăng
  • (1)      
  • Đại Đại Vương
  • (1)      
  • Đinh Phong
  • (1)      
  • Đào Nam Hoà
  • (2)      
  • Đỗ Hoàng Ngọc Anh
  • (1)      
  • Đỗ công Luận
  • (1)      
  • Đông Hòa
  • (12)      
  • Đàm Huy Đông
  • (1)      
  • Đậu Hải Nam
  • (2)      
  • Đức Đạt Lai Lạt Ma và Jim Glassman
  • (1)      
  • Đinh Anh Tuấn
  • (1)      
  • Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời phỏng vấn của Pico Iyer
  • (1)      
  • Đỗ Ngọc
  • (1)      
  • Đức Đạt Lai Lạt Ma và DSA,
  • (1)      



  • E.E
  • (1)      
  • E.Bulwer Lytton
  • (1)      
  • Ê.TÁC-LÊ
  • (1)      
  • Emmanuelle Sachs
  • (1)      
  • Edgar Allan Poe
  • (8)      
  • Erskine Caldwell
  • (1)      
  • Edmond J.Lane
  • (1)      
  • Evelyne Reberg
  • (1)      
  • Edogawarampo
  • (1)      
  • Eugenie Marlitt
  • (1)      
  • ELMER DAVIS
  • (1)      
  • Ethel Lilian Voynich
  • (1)      
  • Emily Bronte
  • (2)      
  • Emilia Pardo Bazán
  • (1)      
  • Erich Maria Remarque
  • (3)      
  • Edith Nesbit
  • (1)      
  • Erich Segal
  • (1)      
  • Ed McBain
  • (1)      
  • Ernest Hemingway
  • (8)      
  • Enrique López Albújar
  • (1)      
  • Eiji Yoshikawa
  • (1)      
  • Ê-phơ-rê-môp
  • (1)      
  • Eric Sevareid
  • (1)      
  • Elizabeth Chandler
  • (1)      
  • EDMOND DE AMICIS
  • (1)      
  • Erasto Fernandez
  • (1)      
  • Enrico Morovich
  • (2)      
  • Emile Zola
  • (1)      
  • Eliza Riley
  • (1)      
  • Enleri Kuin
  • (1)      
  • Enexter Xeton Tomson
  • (1)      
  • Erin Hunter
  • (1)      
  • Edward Morgan Forster
  • (1)      
  • Edgar Rice Burroughs
  • (3)      
  • Erckmann- Chatrian
  • (1)      
  • Eugen Herrigel
  • (1)      
  • Elwyn B. White
  • (1)      
  • Ernest Thompson Seton
  • (1)      
  • Erskine Presden Caldwell
  • (2)      
  • ERLE STANLEY GARDNER
  • (1)