Cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ sắp đi đến hồi kết với phần lớn các cuộc thăm dò cho kết quả nghiêng về phía Tổng thống Barack Obama, tuy nhiên, Mitt Romney cũng không hề kém cạnh.
![]() |
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ Mitt Romney (trái) và Barack Obama. Ảnh:AFP |
Trước khi có kết quả chính thức của cuộc bỏ phiếu, các
nhà phân tích chỉ ra ba thế mạnh mà mỗi ứng cử viên nắm giữ và là lý do
để họ chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Lý do Obama sẽ thắng
Kinh tế đi lên:
Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 7,9% và nền kinh tế phục hồi chậm chạp,
tuy nhiên bắt đầu có sự tăng trưởng nhẹ. Các tổng thống điều hành được
nền kinh tế với tỷ lệ việc làm tăng lên trong năm bầu cử luôn có những
ưu thế nhất định. Hơn nữa, kể từ mùa hè đến nay, số người lạc quan về
nền kinh tế Mỹ đã tăng lên, theo số liệu của các cuộc thăm dò trước bầu
cử và biểu hiện trong sức tiêu dùng thời gian qua.
Sự lạc quan tăng lên cung cấp những lợi thế rất lớn
cho Tổng thống Barack Obama. Ông thu hút được sự ủng hộ tuyệt đối của
những cử tri tin tưởng rằng nền kinh tế sẽ khá lên trong năm sau. Và
điều này rất có ý nghĩa tại các bang then chốt của cuộc bầu cử như
Wisconsin và Ohio ở trung tây nước Mỹ.
Cử tri Latinh:
Trong ít nhất một thập kỷ, Karl Rove và các chiến lược gia của đảng
Cộng hòa đã cảnh báo đảng này phải đối mặt với khó khăn khi tiếp cận bộ
phận dân cư gốc Latinh ngày một đông đảo trong dân số Mỹ. Thay vì tham
khảo những lời cảnh báo đó, trong cuộc bầu cử năm nay, Mitt Romney theo
đuổi chiến dịch nhấn mạnh các biện pháp siết chặt nhập cư, chống lại
những người nhập cư trái phép.
Cuộc thăm dò trong số các cử tri gốc Latinh cho thấy
Obama có thể sẽ giành 70%, hoặc hơn, lá phiếu từ họ. Các kết quả bầu cử
sớm cũng cho thấy lượng lớn người Mỹ gốc Latinh ủng hộ Obama và giúp ông
dẫn trước ở bang Nevada.
Chiến lược đúng đắn: Từ các chiến lược gia như David Axelrod và David Plouffe cho đến người quản lý chiến dịch tranh cử Jim
Messina, đội vận động của Obama đều nói rằng bộ máy của họ sẽ thu hút,
huy động và vận động thêm nhiều cử tri mới, giành thắng lợi quá trình
bầu cử. Đến nay, với những lá phiếu bầu sớm, đội vận động của Obama đã
thực hiện được những điều đã nói.
Ngay cả tại Bắc Carolina, nơi cuộc thăm dò cho thấy
chiến thắng nghiêng về phía Romney, thì kết quả của những lá phiếu bầu
sớm vẫn được dành cho Obama. Ở Ohio và Florida, những hàng dài, chủ yếu
là người ủng hộ ông Obama, xếp hàng từ sáng sớm ngày cuối tuần và ngày
thứ hai để bầu cho ông.
Chiến dịch của ông Obama cũng được hưởng lợi từ công
nghệ mới, giúp xác định rõ và tập trung tích cực vào các cử tri, đồng
thời khuyến khích họ thể hiện quan điểm trong các cuộc thăm dò dư luận.
Mặc dù đội vận động tranh cử của ông Romney cũng nói rằng họ có thể thay
đổi được ý kiến của cử tri, nhưng đội vận động của đảng Dân chủ đang tỏ
ra có xuất sắc hơn.
Lý do Romney sẽ thắng
Am hiểu kinh tế:
Sự lạc quan trong dân chúng Mỹ đang tăng lên nhưng không thể phủ nhận
rằng phần đông người Mỹ tin rằng nền kinh tế đang đi sai hướng và không
cho rằng chính phủ của ông Obama có thể cứu vãn được nền kinh tế. Kinh
tế chính là mối quan tâm lớn nhất của các cử tri và các thành viên đảng
Cộng hòa cho rằng các cử tri còn chưa quyết định thì cuối cùng cũng sẽ
nghiêng về phía họ. Cuộc thăm dò mới nhất cho thấy ông Obama đang dẫn
trước nhưng cũng cho thấy số lượng lớn cử tri chưa quyết định, đủ để làm
thay đổi tình hình.
Hiểu rõ các cuộc thăm dò:
Có nhiều cuộc khảo sát trước bầu cử do những đơn vị thăm dò bầu cử
chuyên nghiệp hoặc viện nghiên cứu, trường đại học và báo chí tiến hành.
Cuộc tranh luận về vai trò của chúng vẫn đang tiếp diễn. Cuộc thăm dò
đôi khi cũng phóng đại sự khác biệt giữa ứng cử viên của hai đảng.
Trong cuộc bầu cử năm 2004, các cuộc thăm dò cho thấy
kết quả tương đương giữa hai đảng. Năm 2008, đảng Dân chủ chiếm ưu thế.
Năm nay, tình hình tương đối giống năm 2008 khiến ứng cử viên đảng Dân
chủ tự tin hơn. Tuy nhiên, ông Romney vẫn tự tin rằng tình thế giống với
năm 2004, và chỉ có chút lợi thế cho Obama vì ông là tổng thống đương
nhiệm.
Các cử tri lớn tuổi và da trắng:
Năm 2008, có 61,6% người dân đi bỏ phiếu bầu cử tổng thống. Đó là con
số kỷ lục từ năm 1971, khi hiến pháp Mỹ được sửa đổi, cho người từ 18
tuổi trở lên đi bỏ phiếu. Các nhà phân tích dự đoán con số này năm nay
sẽ thấp hơn, dự đoán chỉ có khoảng 60% người dân đi bỏ phiếu.
Một số chuyên gia của đảng Cộng hòa lại mong tỷ lệ đi
bỏ phiếu còn thấp hơn nữa. Bởi những người quan tâm đi bỏ phiếu thường
là người già và là người da trắng, ít có lợi thế hơn cho ông Obama. Năm
2004, 77% số người đi bỏ phiếu là người da trắng, năm đó tổng thống
Goerge W. Bush của đảng Cộng hòa tái đắc cử.
Kết quả của cuộc bầu cử năm nay sẽ dần được hé lộ
trong những giờ tới. Các cử tri Mỹ đang tích cực đi bỏ phiếu, chọn ra
tổng thống cho nhiệm kỳ 2013-2016.
Vũ Hà (theo Los Angeles Times)
No comments:
Post a Comment