Thức ăn là
điểm xuất phát cho tất cả những gì diễn ra trong cơ thể, để tiêu hóa hết
thức ăn cơ thể sử dụng khoảng 10% nhu cầu năng lượng hàng ngày, 70%
được tiêu thụ để duy trì sự tồn tại, chỉ còn 20% năng lượng để thực hiện
tất cả các hoạt động. Thức ăn chính là nhiên liệu mà ta đốt cháy khi cơ
thể làm việc. Nó cung cấp những dưỡng chất chủ yếu giúp chúng ta khỏe
mạnh. Thức ăn cũng là nguồn cứu trợ đầu tiên từ bên trong để hồi phục
những tổn thương của cơ thể và giúp chúng ta trong mọi hoạt động.
Trong cuộc đời, một
người bình thường tiêu thụ khoảng 8000 quả trứng, nửa tấn bơ, 6000 ổ
bánh mỳ, 450 lít sữa, 24 con lợn và một tấn hoa quả. Quá trình tiêu hóa
bắt đầu với việc nuốt thức ăn. Khi ta nuốt, một phản xạ làm cho việc hít
thở ngừng lại, phần vòm miệng mềm nâng lên ngăn không cho thức ăn chui
vào mũi. Có một nắp đàn hồi nằm ở phía gốc lưỡi gọi là nắp thanh quản
cong về phía sau để che kín thanh quản (đường đi của không khí tới
phổi). Thức ăn được đẩy xuống thực quản.
Các đợt co bóp của
thành thực quản đẩy thức ăn đi nhanh và mạnh giúp chúng ta có thể uống
một cách dễ dàng. Những đợt co bóp này gọi là co bóp nhu động, đã bắt
đầu cho một “băng tải cuốn” có nhiệm vụ cuốn thức ăn và uống trong suốt
quá trình tiêu hóa.
Chỉ cần nghĩ tới
thức ăn cũng đủ để miệng tiết ra nước bọt. Ba cặp tuyến nước bọt tiết ra
khoảng 1 lít nước bọt mỗi ngày. Nó phun ra qua những vòi nhỏ xíu nằm ở
dưới lưỡi, làm trơn thức ăn và để thức ăn nuốt được dễ dàng, nó giữ cho
miệng và lưỡi luôn ướt. Nước bọt thực sự phun ra khi có thức ăn trong
miệng hay khi ta nghĩ tới món gì đó có vị ngon. Từ đây thức ăn phải trải
qua một hành trình cuộn xoắn dài chừng 1,1m qua hệ tiêu hóa, nó sẽ chịu
những tác động vật lý và hóa học khi cơ thể phân giải chất phức tạp của
thức ăn thành những chất dinh dưỡng cơ bản cho sự sống.
Bộ răng có 32
chiếc, có tác dụng cắt, nghiền và xé, phần bề mặt màu trắng của răng là
phần men răng cứng nhất trong cơ thể, cứng như thuỷ tinh. Tuy vậy nó là
một chất sống, có thể phát triển và tự sửa chữa được những thiệt hại nhỏ
trên bề mặt. Khi răng phá vỡ cấu trúc vật lý của thức ăn cứng, nước bọt
trào ra lần hai, nó chứa hai enzim hóa chất làm phá vỡ cấu trúc phức
tạp của thức ăn. Một trong hai enzim này chuyển hóa phân tử tinh bột
thành đường, để kiểm nghiệm điều này ta nhai một món có chất bột trong
vòng một đến hai phút và thấy kết quả của phản ứng hóa học này, một vị
ngọt của đường ở trong miệng. Thức ăn ở trong miệng được đẩy xuống thực
quản chỉ trong 3 giây.
Cửa vào dạ dày là
một van ở đáy thực quản, tiếp đến là lòng trong của một túi cơ, kích
thước và hình dáng giống như một găng tay đấm bốc. Dạ dày chính là nơi
xử lý thức ăn, nó nghiền nát thức ăn, pha loãng hay cô đặc lại chuẩn bị
cho giai đoạn tiêu hóa tiếp theo, đó còn là nơi chứa thức ăn giữa các
bữa ăn. Khi dạ dày chứa đầy thức ăn nó có dung lượng khoảng 1,5 lít. Một
chất acid mạnh phun ra tấn công và làm phân giải thức ăn, thật kỳ lạ là
chất ăn mòn này không hề làm thủng bề mặt của dạ dày. Điều bí mật nằm ở
lớp thành xoắn của bề mặt dạ dày, nó bao phủ những nếp lõm sâu kéo dài,
được tạo nên từ nếp tế bào nhỏ. Trong một sự cân bằng kỳ lạ một số tế
bào này tiết ra acid clohydric, trong khi những tế bào khác tiết ra một
chất nhầy, những chất này bao phủ lên thành dạ dày và bảo vệ nó khỏi bị
huỷ hoại. Những đường rãnh trong dạ dày mỗi ngày tiết ra khoảng 4,5 lít
dịch vị. Giống như nước bọt, những tuyến này có thể tiết dịch vị ngay cả
khi ta nghĩ tới thức ăn, chất dịch vị ăn mòn này cũng chứa một enzim có
tên là pepsin nó phá vỡ các protein thành những phân tử cơ bản – Các
acid amin, một lượng nhỏ chất dinh dưỡng được hấp thu ở đây. Những thức
ăn sẽ nằm lại trong dạ dày từ 2-6 giờ. Những đợt co bóp của dạ dày sẽ ép
và nhào trộn thức ăn thành chất bột nhão gọi là dịch dưỡng, nhờ đó dịch
tiêu hóa có thể bắt đầu làm việc.
Bộ máy tiêu hóa đa
năng của chúng ta không thể xử lý được tất cả những gì chúng ta đưa vào.
Chúng ta không thể tiêu hóa được một số thức ăn nếu không có tác động
của chế biến qua nấu nướng. Hệ tiêu hóa của chúng ta chỉ có thể hấp thu
dưỡng chất từ cà chua và đậu tương sau khi chúng ta đã làm thay đổi cấu
trúc hóa học của chúng thông qua nấu nướng. Lửa đã trở thành đồng minh
của công việc bếp núc từ thời tiền sử. Nhiệt làm mất protein và
hydratcabon. Việc nấu nướng cũng làm tiêu diệt nhiều vi khuẩn có hại
trong thức ăn. Hương vị ngon miệng đóng vai trò quan trọng, nó kích
thích cơ thể ta tiết ra nước bọt và dịch tiêu hóa.
Cơ thể có nhiều
cách tinh tế để hấp thụ thức ăn. Nhưng dù có cách gì đi chăng nữa một
lượng thức ăn cho một lượng năng lượng nhất định. Năng lượng được tính
bằng calo. Trong bảng chỉ số calo, đường đốt cháy rất nhanh, một thìa
cafe đường cho 20kcal. Tất cả các chất hydratcacbon đều cho lượng năng
lượng như nhau. Những loại thức ăn khác có thể cho nhiều hoặc ít năng
lượng hơn. Chất béo chứa nhiều calo gấp hai lần hydratcacbon, khi chất
đường cho chúng ta năng lượng ổn định thì chất béo lại cho chúng ta dạng
nguyên liệu cô đặc hơn.
Khoảng 3 giờ sau
khi ăn, phần lớn thức ăn đã rời khỏi dạ dày và bắt đầu lộ trình dài gần 6
mét trong ruột non. Nếu đường tiêu hóa của chúng ta nằm thẳng như một
cái ống, thì chúng ta sẽ cao tới 9m, thay vào đó ruột của chúng ta đã
xếp thành những vòng ngăn nắp để nằm vừa trong một cơ thể có kích thước
hợp lý. Sự vận động nhu động vẫn tiếp tục vận động băng hành băng tải
của mình, đẩy dung dịch ra khỏi dạ dày qua một chiếc van nhỏ xíu, mỗi
lần co bóp nó đẩy được chừng một thìa cafe dịch dưỡng về phía đỉnh của
ruột non – Tá tràng. Ở đây bề mặt trong hình rãnh của dạ dày đã chuyển
thành một bề mặt ẩm và mịn. Nó được cấu tạo đặc biệt để hấp thụ chất
dinh dưỡng đã được phân giải từ thức ăn, những chỗ lồi ra có hình như
những ngón tay có tác dụng tăng diện tích hấp thu chất dinh dưỡng, chúng
làm cho diện tích thành ruột lớn gấp 10 lần diện tích da trên cơ thể,
đủ để trải kín một phòng khách. Dưỡng chất được thấm từ ruột non vào
máu. Mỗi mấu lồi nhỏ bé ở thành ruột có cả một mạng lưới mạch máu để hấp
thụ gluco và acid amin - Nguyên liệu để tạo nên hydratcacbon và
protein.
Các chất béo dồn về
phía các ống nhỏ, những ống này dồn về một hệ thống khác của cơ thể –
Các mạch bạch huyết mà cuối cùng cũng đổ vào mạch máu. Mạng lưới ống dẫn
nhỏ li ti dày đặc bao quanh ruột non để mang dưỡng chất đi. Nếu ta ăn
nhiều quá, máu từ các bộ phận khác của cơ thể đổ dồn về các mao mạch này
khiến cho các cơ bắp của chúng ta yếu đi và bộ não thì bối rối.
Một cơ thể khoẻ
mạnh cần có một chế độ ăn cân bằng. Khoa học về dinh dưỡng luôn gắn với
những thành tố chủ yếu. Từ hàng ngàn món ăn, cơ thể của chúng ta cần 40
dưỡng chất khác nhau. Không có một món nào là hoàn hảo, những gì người
này ăn có thể là độc với người kia, tuy vậy chúng ta vẫn phải ăn một số
món nhất định để duy trì sự sống.
Hoa quả chứa nhiều
chất đường, chất khoáng và vitamin. Có một nguồn vitamin C nguyên chất
từ hoa quả như cam, nó có nhiệm vụ duy trì sự khoẻ mạnh cho xương, lợi
và răng của chúng ta. Rau xanh là một nguồn hydratcacbon tuyệt diệu, nó
còn cung cấp vitamin và khoáng chất giúp cho ta sáng mắt. Cá mang lại
vitamin E. Thịt
và các chế phẩm sữa chứa protein, các chất béo và canxi để cho những
móng chân, tay, da và tóc của chúng ta được khỏe mạnh. Hạt đậu là một
nguồn dinh dưỡng quý giá. Nhưng một vài loại đậu có chứa độc tố khi lên
mầm. Ngũ cốc chứa một loại chất không thể tiêu hóa được gọi là chất xơ.
Các chất xơ này giúp cho thức ăn đi qua được ruột. Chúng ta chỉ cần một
lượng rất nhỏ của các vitamin (chừng một thìa cafe trong suốt cuộc đời).
Để tiêu hóa tất cả những loại thức ăn, ba cơ quan nằm quanh dạ dày sản
sinh ra một loại dịch tiêu hóa đặc biệt đó là gan, túi mật và tuyến tuỵ.
Mỗi ngày gan tiết ra khoảng một lít chất lỏng màu xanh gọi là mật. Khi
dịch dưỡng chảy vào mật, mật có tác dụng phá vỡ những viên mỡ và những
loại vitamin để cơ thể hấp thu. Các đợt co bóp tiếp tục đẩy các dịch
dưỡng và các chất acid vào sâu ruột non. Các dây thần kinh trên thành
ruột đã tác động vào tuyến tuỵ để tạo ra một dung dịch kiềm trung hòa
acid. Chất dịch do tuỵ tiết ra này còn chứa đựng một enzim mạnh mẽ, nó
làm kết thúc quá trình phá vỡ các thành phần của chất dịch dưỡng thành
các phân tử đơn giản.
Gan là cơ quan lớn
nhất của cơ thể với hơn 500 chức năng khác nhau. Đó là một nhà máy hóa
chất làm việc không ngừng. Được tạo nên từ 75.000 nhóm tế bào giống hệt
nhau, nó lọc ra những chất dinh dưỡng mang từ ruột non, ở đây các chất
dinh dưỡng kết hợp lại thành các protein phức tạp và các phân tử béo mà
cơ thể yêu cầu. Đó cũng là kho dự trữ đường tạo ra năng lượng khi cần
thiết. Nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể được kiểm soát bởi gan.
- Khi chúng ta
không có cảm giác đói, không muốn ăn, ăn không tiêu, nguyên nhân cơ bản
là do chức năng dạ dày bất thường cần phải được điều trị và phục hồi.
- Để giải quyết
những trường hợp trên, tại phòng chẩn trị Y học cổ truyền 063 Phố Cốc
Lếu, Tp Lào Cai cho ra đời sản phẩm mang tên: “Vị Thống hoàn” với công
năng đặc trị đau dạ dày, viêm loét hành tá tràng, đau bụng đầy hơi, rối
loạn tiêu hóa. Sản phẩm do Lương y Phạm Trọng Hùng trực tiếp phối ngũ
bài thuốc, thuốc được bào chế từ dược liệu thiên nhiên, không độc tố và
không có phản ứng phụ.
Bài thuốc hay chữa bệnh đau dạ dày – tá tràng
https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=380070691717317737#editor/target=post;postID=59398710145684684
Trong thời gian gần đây , ở miền Tây Bắc, bất kể đi
đâu cũng nghe người ta bàn tán đến chuyện có một lương y chữa bệnh khỏi
cho cả nghìn người một năm. Tò mò và muốn biết thực hư , chúng tôi đã
tìm đến tận nơi để tìm hiểu.
Bài thuốc hay chữa bệnh đau dạ dày – tá tràng
Trong thời gian gần đây , ở miền
Tây Bắc, bất kể đi đâu cũng nghe người ta bàn tán đến chuyện có một
lương y chữa bệnh khỏi cho cả nghìn người một năm. Tò mò và muốn biết
thực hư , chúng tôi đã tìm đến tận nơi để tìm hiểu.
|
Ngay khi xuống tầu tấp vào một quán nước ven đường
của ga Lào Cai, chúng tôi dò hỏi về chuyện của Lương y kia, người chủ
quán nhanh nhảu: "Đó là chuyện có thực,ông là lương y Phạm Trọng Hùng
chủ của ( Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền – Phạm Trọng Hùng – Số 063 – Phố
Cốc Lếu – Tp Lào Cai – Tỉnh Lào Cai. ĐiệnThoại:(020)3820214_DĐ:
0915917495. website:dongylaocai.com.vn) truyền nhân đời thứ 7 của dòng
họ có bài thuốc gia truyền chữa bệnh đau Dạ Dày -Tá Tràng". Người đàn bà
này còn cho biết, người dân ở nơi địa đầu tổ quốc này ai cũng biết về
lương y và những câu chuyện xúc động vê ông.Bà hàng nước kể có một cụ
già 70 tuổi ở - Yên Bái bị bệnh đau dạ dày hành hạ suốt 30 năm, đã chữa
trị nhiều nơi nhưng bệnh tình không thuyên giảm,khi đến với lương y Phạm
Trọng Hùng thì sức khoẻ đã giảm sút do không ăn uống được gì suốt một
thời gian dài con cháu của cụ chỉ còn biết đợi đến ngày cụ đi gặp tổ
tông thôi thế mà từ khi uống thuốc và điều trị theo sự hướng dẫn tận
tình của Lương y Phạm Trọng Hùng cụ đã khỏi hẳn bệnh
Rồi một anh ở mãi tận Khánh Hoà
cũng bị bệnh đau dạ dày-tá tràng hành hạ mới 40 tuổi mà nhìn hom hem
như cụ già,anh này bị dạ dày-tá tràng nặng đã cắt mất ¾ dạ dày rồi,thế
nhưng bệnh dạ dày -tá tràng cũng chẳng tha cho anh,đã không ăn uống được
nhưng thi thoảng vẫn phải vào cấp cứu trong bệnh viện vì bị bị xuất
huyết dạ dày. May nhờ những thang thuốc của ông Hùng mà bệnh tình dần
tiến triển. Điều kỳ diệu là sau vài tháng điều trị, đi nội soi lại, bác
sĩ bảo vết loét của anh ấy đã liền sẹo.Anh ấy coi lương y Phạm Trọng
Hùng như là ân nhân cứu mạng và xin làm anh em kết nghĩa với ông Hùng .
Năm nào cũng mang vợ con tận Khánh Hoà ra đây chơi….Chuyện về lương y
Phạm Trọng Hùng thì có ngồi kể vài ngày cũng không hết(bà hàng nước cười
nói).
Chúng tôi tìm tới ngôi nhà 063 phố
Cốc Lếu để tìm gặp bằng được vị lương y có bài thuốc kỳ diệu đã cứu sống
hàng ngàn người này.tiếp chúng tôi là một lương y với phong thái lịch
thiệp và giọng nói điềm đạm, lương y Phạm Trọng Hùng cho biết: Quê ông ở
Yên Phú - Ý Yên - Nam Định. Gia đình ông đã có truyền thống bảy đời
hành nghề thuốc đông y. Mà, ông chính là người nối nghiệp đời thứ bảy.
Hiện ông đang làm phó chủ tịch hội đông y châm cứu của thành phố Lào
Cai.
Khi chúng tôi nói rằng: “Chúng tôi
được nghe nhiều người dân ở đây tôn sùng ông như một vị thần ,đã cứu
sống cả ngàn người ”. Ông Hùng cườì và nói: “Tôi không phải là thần hay
tiên gì đâu Tôi chỉ là một thầy thuốc đông y gia truyền chuyên bắt mạch,
bốc thuốc, chữa bệnh cho mọi người.Còn việc số người tôi cứu mỗi năm
lên đến hàng nghìn người thì đó là sự thật.cũng bởi tôi được thừa kế bài
thuốc gia truyền chuyên chữa dạ dầy _tá tràng của dòng họ để lại hơn
thế nữa để bài thuốc thật sự có hiệu quả tôi đã phải đi học hỏi thêm rất
nhiều từ các vị giáo sư đầu nghành y cả trong và ngoài nước,tôi còn
trang bị cả máy móc hiện đại từ khâu đầu tới khâu cuối trong việc chế
biến thuốc vì thế khi bệnh nhân tìm đến đây nhờ chữa dạ dày _tá tràng
tôi mà đã nhận thì sẽ chữa cho họ khỏi tận gốc bệnh mới thôi”
Hợp Giang